Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:23

Cần tăng chuẩn để thu hút FDI

Hậu Covid-19, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để thu hút "làn sóng" dịch chuyển FDI, nhất là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh một số nước trong khu vực cạnh tranh thu hút FDI, Việt Nam cần tăng chuẩn để đón nhận các nhà đầu tư chất lượng cao.

Cơ hội đón làn sóng đầu tư FDI

Việt Nam đang đứng trước cơ hội thu hút dòng FDI từ nhiều nước/vùng lãnh thổ khi Hàn Quốc, Đài Loan đang triển khai chính sách hướng Nam mới hay Nhật Bản đang triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nước này rút bớt đầu tư từ Trung Quốc,… Bên cạnh đó, việc tham gia 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với nhiều nước phát triển cũng là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp FDI từ các nước trên toàn cầu muốn có được lợi thế mới đầu tư ở Việt Nam. Ngoài ra, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt là tác động tiêu cực từ dịch Covid- 19 đã và đang tạo áp lực mạnh để chuyển dịch luồng đầu tư từ Trung Quốc sang các nước trong đó có Việt Nam.

Cần tăng chuẩn để thu hút FDI

Cơ hội tương đối lớn với Việt Nam, tuy nhiên, kèm theo đó là rủi ro cũng không nhỏ nếu không có chiến lược thu hút, lựa chọn hữu hiệu, Việt Nam có thể thu hút phải dự án sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm, làm ăn chụp giật, nhất là khi Trung Quốc siết chặt các dự án gây ô nhiễm môi trường, tiêu thụ nhiều năng lượng và do chi phí nhân công ở nước này tăng cao. Đặc biệt là những rủi ro về “rửa xuất xứ” hàng hóa, gian lận thương mại, bao gồm cả trong các dự án đầu tư nước ngoài.

Ngành gỗ là một ví dụ. Hằng năm, Mỹ nhập khẩu gần 10 tỷ USD đồ gia dụng, nội thất từ Trung Quốc, nhưng do ảnh hưởng từ chính sách thuế, phía Mỹ chuyển dịch tìm nguồn hàng từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp ngành gỗ, nhóm xuất khẩu gỗ dán đi Mỹ chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có rất ít cơ hội. Trước đó, Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng (nguyên đơn) đề nghị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Sản phẩm gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam tăng lên nhanh chóng từ 63 triệu USD năm 2017, tăng lên 187 triệu USD năm 2018 và 309 triệu USD năm 2019. Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam ước tính, khoảng một nửa doanh nghiệp trong nước làm gỗ dán, phần còn lại là doanh nghiệp FDI.

“Cơ hội chuyển dịch đầu tư trong lĩnh vực ngành gỗ tới đây có 2 nguy cơ: Vốn kèm theo công nghệ lạc hậu ảnh hưởng tới môi trường, thường tập trung vào giai đoạn đơn giản sơ chế ván, dăm; đồng thời doanh nghiệp gỗ khó khăn nên rất cần vốn, dẫn đến dễ mất quyền kiểm soát vào tay khối ngoại”, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý.

Tăng chuẩn nhằm thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao

Trong việc khuyến khích mời gọi các nhà đầu tư FDI, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - kiến nghị, Chính phủ và các tỉnh phải có chính sách để kiểm soát, tránh chuyển dịch nhà máy với công nghệ cũ, mức đầu tư quá nhỏ, mà tối thiểu phải từ 5 - 10 triệu USD. Bên cạnh đó, không khuyến khích những mặt hàng mà thế giới đang áp thuế chống bán phá giá, các tỉnh nên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất những sản phẩm đang có lợi thế để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu với giá trị nhiều chục tỷ USD. “Ngăn chặn sự chuyển dịch, trốn xuất xứ những mặt hàng mà thế giới đang áp thuế chống bán phá giá, không dung thứ và bao che những doanh nghiệp Việt tiếp tay và trang bị những kiến thức, kinh nghiệm cho cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ để thích ứng với các cuộc điều tra của các nước về chống bán phá giá”, ông Đỗ Xuân Lập nói.

Hậu dịch Covid- 19, các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế đang đảo chiều, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại một cách tin cậy hơn và bền vững hơn. Ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - nhận định, sự chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu đang đem đến cho Việt Nam những vận hội mới. Các địa phương sẽ có cơ hội vàng để đón nhận các dòng vốn đầu tư mới với chất lượng cao hơn. Để làm đón nhận dòng vốn này, việc cải cách thể chế, cải thiện chỉ số PCI, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ là nền tảng quan trọng để đón nhận dòng đầu tư.

Đồng quan điểm về vấn đề này, TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cho rằng, muốn hấp dẫn dòng vốn FDI trong bối cảnh một số nước trong khu vực cũng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh - cạnh tranh, đẩy mạnh xây dựng, củng cố hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là cảng biển. Cùng với đó, Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng, chất lượng cao, hỗ trợ để liên kết các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành những "vệ tinh", mắt xích trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Tuy nhiên, dù thu hút bằng cách nào các địa phương cũng cần phải quán triệt nguyên tắc không chạy đua hấp dẫn FDI mà hạ chuẩn thu hút FDI, ngược lại phải tăng chuẩn để thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao, đáp ứng ưu tiên quốc gia, địa phương.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư