Sản phẩm của DN FDI cần được coi là hàng Việt Nam |
Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến của nhiều DN hàng đầu thế giới. Có ý kiến cho rằng, các sản phẩm của DN nước ngoài sản xuất tại Việt Nam cũng nên được công nhận là sản phẩm trong nước. Theo ông, chúng ta phải thay đổi quan điểm về hàng Việt Nam như thế nào?
Việt Nam bắt đầu thu hút đầu nước ngoài từ năm 1988. Khi hoạt động tại Việt Nam, DN FDI chưa được coi là DN Việt Nam. Cho đến Đại hội Đảng lần thứ VIII nhiệm kỳ 1996 – 2000, lần đầu tiên, khu vực đầu tư nước ngoài được khẳng định là một trong những thành phần cấu thành nền kinh tế quốc dân Việt Nam và DN FDI được coi là một bộ phận của DN Việt Nam.
Năm 2005, Luật DN ra đời quy định không có sự phân biệt đối xử giữa DN Việt Nam và DN FDI. Việc coi hàng của DN FDI là hàng Việt Nam có 3 lý do. Thứ nhất, sản phẩm của DN FDI được sản xuất tại Việt Nam, do lao động Việt Nam làm ra. Thứ hai, DN FDI tuân theo luật lệ Việt Nam, sử dụng những điều kiện cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Thứ ba, sản phẩm đó góp phần vào GDP, thuế, kim ngạch xuất khẩu… của Việt Nam nên không có lý do gì coi sản phẩm đó là hàng ngoại.
GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) |
Việc coi hàng DN FDI là hàng Việt Nam liệu có tạo ra sức ép đối với DN Việt không, thưa ông?Do đó, việc chuyển biến nhận thức từ việc chỉ coi hàng Việt Nam là sản phẩm của DN Việt đến việc coi sản phẩm Việt Nam bao gồm cả sản phẩm của DN FDI là điều đáng quan tâm. Điều quan trọng là làm sao kết nối DN trong nước và DN FDI để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho DN Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tôi cho rằng cần có cái nhìn khác về vấn đề này. Tất nhiên, DN trong nước khó có thể cạnh tranh được với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Nike, Adidas… Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, đây là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cho ngành công nghiệp phụ trợ. Ví dụ: Samsung xuất khẩu 30 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng khoảng 10 tỷ USD nhưng công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ được vài trăm triệu USD, còn lại chủ yếu là của DN Hàn Quốc. Vì vậy, DN Việt cần kết nối với Samsung để tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Theo quan điểm của ông, vấn đề quan trọng là kết nối giữa DN Việt Nam và DN FDI?
Kết nối giữa hai loại hình DN không chỉ mang lại lợi ích một phía mà còn đem lại lợi ích cho cả chuỗi giá trị. Nếu không có kết nối thì không thể tạo nên chuỗi giá trị có năng suất, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao.
Cùng với việc hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Bộ Công Thương và VAFIE đang nỗ lực kết nối giữa DN Việt Nam và DN FDI, kể cả trong sản xuất và phân phối để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng của hàng Việt Nam, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa…
Xin cảm ơn ông!
Không có kết nối thì không thể tạo nên chuỗi giá trị có năng suất, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao. |