Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 00:35
TP. Hồ Chí Minh

Cấp bách giải quyết tăng trưởng kinh tế, dân sinh

Hàng loạt vấn đề về hoàn thiện thể chế, luật pháp, bảo đảm tăng trưởng kinh tế ổn định, giải quyết các tồn tại đời sống dân sinh... đã được cử tri gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Phóng viên Vuasanca đã có cuộc trao đổi với PGS-TS. Trần Hoàng Ngân - ĐBQH đoàn TP. Hồ Chí Minh, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ - xung quanh các vấn đề này. 

Qua các cuộc tiếp xúc cử tri tại TP. Hồ Chí Minh, ông có thể cho biết, những vấn đề nào được cử tri quan tâm?

Người dân TP. Hồ Chí Minh quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, luật pháp với nhiều bộ luật: Luật Công an nhân dân, Luật Giáo dục sửa đổi, Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng… Bên cạnh đó, cử tri cũng phản ánh các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội; đặc biệt về giao thông quá tải ở khu vực nội đô và cao tốc phía Nam không thấy triển vọng.

Riêng những vấn đề của ngành Công Thương, hiện nay, TP. Hồ Chí Minh vẫn là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ lớn của cả nước nên cần có các chính sách hỗ trợ DN về vốn, thông tin thị trường, mở rộng giao thương quốc tế, sớm đưa thành phố trở thành trung tâm giao dịch thương mại quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Phát triển công nghiệp của thành phố hiện nay đang đối mặt với tình trạng năng lực cạnh tranh chưa cao; hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp, hạ tầng xuống cấp, đất sản xuất còn ít, giá thuê đất cao... Vì vậy, cần có giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngành Công Thương, tạo ra sản phẩm chủ lực, gắn với thương hiệu.

Ngành Công Thương đã có sự chuyển biến tích cực và toàn diện, nhất là vấn đề cải cách hành chính, xuất khẩu... Với tư cách là ĐBQH, ý kiến đánh giá của ông về sự chuyển biến này như thế nào?

Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh luôn duy trì mức tăng trưởng cao, hoạt động thương mại bán lẻ sôi động, nổi bật, bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa cho nhu cầu sinh hoạt người dân. Để đạt được kết quả này có phần đóng góp không nhỏ của ngành Công Thương; trong đó, việc hiện thực hóa các chính sách, hỗ trợ đồng hành cùng DN sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu đã được ngành Công Thương triển khai thực hiện hiệu quả.

Cụ thể, thành phố đã tập trung hỗ trợ DN phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường nội địa...; đồng hành cùng DN giải quyết những khó khăn liên quan đến hải quan, thuế, cải cách thủ tục hành chính một cửa liên thông... Thành phố cũng công bố sản phẩm chủ lực, hình thành chuỗi liên kết từng ngành hàng, sản phẩm; hỗ trợ chính sách về đất đai, khoa học - công nghệ, vốn, đào tạo nguồn nhân lực, xem DN tư nhân trở thành động lực kinh tế quan trọng.

TP. Hồ Chí Minh đã có cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển. Theo ông, thành phố cần làm gì để vận dụng hiệu quả chính sách này?

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, Thành ủy, UBND, HĐND thành phố đã xây dựng các chương trình hành động cụ thể. Theo đó, chỉ đạo xây dựng nội dung đặt hàng, mời gọi các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực để nghiên cứu, đề xuất cho thành phố tranh thủ tối đa cơ chế, chính sách mới, vượt trội hơn quy định pháp luật hiện nay và phù hợp với Nghị quyết 54 của Quốc hội để có sự phát triển bứt phá.

Cơ chế đặc thù sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc cho thành phố trong việc giảm thủ tục hành chính về quản lý đất đai, chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp để tự quyết nguồn lực đất đai vào việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu giãn dân, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, dân sinh. Về quản lý tài chính, việc bán lại tài sản nhà nước trung ương để lại cho thành phố 50% hay cổ phần hóa DN nhà nước để lại hoàn toàn cho thành phố cũng được xem là cơ chế thông thoáng, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố trong tầm nhìn dài hạn...

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công