Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 13:24

CEO HSBC Việt Nam: “Chúng tôi đang hướng tới năm 2011”

"Tôi đánh giá cao chiến lược và sự cởi mở của chính phủ khi đã liên tục áp dụng các chính sách cần thiết và thông thoáng để tạo điều kiện cho những lĩnh vực này phát triển".

 -  Là người đưa HSBC thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng con, tại sao ông lại có ý tưởng này? Vào thời điểm đó, việc xin giấy phép thành lập ngân hàng có gian nan không? Khi tôi bắt đầu đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam thì HSBC đã là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng khách hàng và nhân viên. Sứ mệnh của tôi là tiếp tục phát triển HSBC thành một ngân hàng lớn tại Việt Nam, phục vụ các đối tượng khách hàng công ty, các tập đoàn đa quốc gia và định chế tài chính, cũng như khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, sứ mệnh của tôi, trong bối cảnh một nền kinh tế phát triển không ngừng như Việt Nam, là không chỉ là duy trì những thành quả mà HSBC đã tạo lập trong những năm qua mà còn là đưa HSBC phát triển tới một tầm cao mới. Chính phủ đã tạo điều kiện cho ngành ngân hàng phát triển bằng một loạt các chính sách thực tế. Nhờ những yếu tố này, các tập đoàn ngân hàng quốc tế được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Khi các yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hoà hội tụ, chúng tôi chỉ còn việc biến nó thành hiện thực và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC đã ra đời trên những yếu tố đó. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam cho phép chúng tôi tham gia một sân chơi bình đẳng với các ngân hàng trong nước, phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân bên cạnh dịch vụ ngân hàng dành cho các công ty và định chế tài chính là những mảng hoạt động mà HSBC đã thu được những thành công đáng kể trước đó. Nhìn từ góc độ rộng hơn, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là một phần cam kết của tập đoàn HSBC đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Đến nay, sau hơn một thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, ông đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện? Dấu mốc đầu tiên đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là năm 1986 khi chính phủ ban hành các chính sách đổi mới và sau đó là Luật Đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam một cách nhanh chóng. Giai đoạn 1990-2000 có thể coi là thời kỳ sôi động của đầu tư nước ngoài với số liệu thống kê cho thấy đến hết tháng 12 năm 2000, Việt Nam đã thu hút được tổng cộng 46 tỉ đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mười năm sau đó chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các nguồn vốn đầu tư và năm 2007 ghi một kỉ lục khi Việt Nam đã thu hút được tới 21,3 tỉ đô la vốn đầu tư đăng ký. Bên cạnh những con số ấn tượng, chúng ta cũng thấy sự thay đổi xu hướng của dòng vốn đầu tư, điều theo tôi là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế: Trong thời kì đầu, nhà đầu tư có xu hướng tập trung vốn vào các ngành công nghệ sản xuất để tận dụng các điều kiện ưu đãi như giá thuê đất và nguồn nhân công rẻ cùng các chính sách ưu đãi của chính phủ. Gần đây, xu hướng này dịch chuyển khi nhiều nhà đầu tư về công nghệ, dịch vụ và đặc biệt là các nhà đầu tư tài chính tham gia vào thị trường. Tôi đánh giá cao chiến lược và sự cởi mở của chính phủ khi đã liên tục áp dụng các chính sách cần thiết và thông thoáng để tạo điều kiện cho những lĩnh vực này phát triển. Một bước đi quan trọng khác của chính phủ là quy trình cải cách các thủ tục cấp phép đầu tư đã từng bước được cải thiện. Cơ quan quản lý các tỉnh thành và vùng công nghiệp đã được trao quyền quyết định lớn hơn thay vì tập trung tại cơ quan quản lý cấp trung ương. Chính phủ cũng đã có những nỗ lực để đưa Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, sự kiện được đánh giá như một cánh cửa thần kỳ mở ra cơ hội hội nhập kinh tế và thúc đẩy lòng tin của các nhà đầu tư đổ vốn vào thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa. Thị trường tài chính là mặt trận hàng đầu được mở cửa và các chính sách được thực thi sẽ dần xoá bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài. Thành lập ngân hàng con và đầu tư vào các đối tác chiến lược mang lại những cơ hội hai bên cùng có lợi cho cả ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nội. Hiện tại, chúng tôi đang hướng tới năm 2011, khi thị trường tài chính được hoàn toàn mở cửa. Điều đó sẽ thúc đẩy các tập đoàn tài chính phải không ngừng cải thiện hoạt động nhằm mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Ông đánh giá như thế nào về chính sách quản lý tài chính, tiền tệ của Việt Nam  trong năm qua và kỳ vọng như thế nào về chính sách năm tới? Năm 2010 là một năm nhiều thách thức vì là năm tiếp sau cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu. Năm 2010 đã bắt đầu với gói kích cầu của chính phủ để giữ cho thị trường phát triển đúng nhịp. Gói hỗ trợ này đã dừng triển khai vào cuối năm và thay vào đó là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng ta đã chứng kiến Việt Nam thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách ngoạn mục nhưng về cuối năm thị trường có nhiều diễn biến khá phức tạp. Quan điểm cá nhân tôi cho rằng trong năm tới, các thách thức đặt ra sẽ là kiểm soát lạm phát, thâm hụt thương mại và ngân sách cũng như giải quyết áp lực về tiền tệ. Các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tiếp tục cân bằng thị trường khi họ vừa phải tạo điều kiện cho tăng trưởng của đất nước bên cạnh việc kiềm chế lạm phát. Chúng tôi hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng và thực hiện những kế hoạch mang tính dài hạn hơn để cải tổ ngành ngân hàng, giúp các hoạt động ngân hàng nâng cao hiệu quả và minh bạch hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng kỳ vọng ngân hàng nhà nước sẽ phổ biến những quy định cụ thể việc thực hiện những luật mới để hướng dẫn hoạt động các ngân hàng và giúp hạn chế những trở ngại trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng bán lẻ trong nước. Môi trường quy định pháp lý của ngành ngân hàng cũng nên được tiếp tục cải cách dần dần cùng với sự gắn kết với dòng chảy của thị trường và các tiêu chuẩn quốc tế về điều kiện vốn, các yêu cầu giám sát… Theo cam kết với WTO, Việt Nam đã tiến hành mở cửa thị trường tài chính cho các đối tác nước ngoài, và điều này đã mang lại công nghệ mới và những dịch vụ tiện ích và tốt hơn cho khách hàng. Việc cho phép các ngân hàng nước ngoài có các quan hệ đối tác chiến lược tại Việt Nam sẽ giúp các ngân hàng trong nước nâng cấp hoạt động của mình. Xin cảm ơn ông!

Theo Cafef

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn