Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

CEO VNPT VinaPhone: 'Thị phần như miếng bánh để ngoài đường'

Tiếc nuối việc để mất thị phần trong quá khứ, ông Lương Mạnh Hoàng tham vọng cùng Vinaphone lật ngược thế cờ sau đợt tái cơ cấu vừa qua, song cũng thừa nhận đây là nhiệm vụ không dễ dàng.

Mr-Hoang-500.jpg

Ông Lương Mạnh Hoàng bày tỏ tham vọng cùng VNPT - Vinaphone giành lại vị trí số một trên thị trường viễn thông, công nghệ thông tin

Từ ngày 11/8, Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone), chính thức hoạt động với mô hình mới là Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông - VNPT VinaPhone (thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông - VNPT). Nhân dịp này, Tổng giám đốc VNPT VinaPhone - Lương Mạnh Hoàng đã có trao đổi với báo chí xung quanh định hướng phát triển của doanh nghiệp.

- Trải qua một đợt tái cơ cấu với nhiều thay đổi về mô hình, tách - nhập doanh nghiệp, hoạt động của Tổng công ty VNPT Vinaphone sẽ khác gì nhà mạng Vinaphone trước đây, thưa ông?

- VNPT VinaPhone được thành lập trên cơ sở hợp nhất bộ phận kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng, kỹ thuật dịch vụ, thu cước... của VNPT tại 63 tỉnh - thành và một số doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, công nghệ thông tin khác của tập đoàn. Như vậy, chúng tôi sẽ đại diện cho VNPT kinh doanh ở toàn bộ các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.

Với mô hình mới, VNPT VinaPhone chuyển dịch từ cung cấp dịch vụ viễn thông thuần túy sang tích hợp giữa viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông. Chẳng hạn trước đây VinaPhone thì chỉ bán dịch vụ di động, VDC lo mảng Internet còn VASC thì bán dịch vụ truyền hình... Khi đó khách hàng sử dụng 3 dịch vụ sẽ phải tới 3 nhà cung cấp khác nhau. Những doanh nghiệp này lại phải có bộ phận riêng để chăm sóc cho một khách hàng nên vừa manh mún vừa kém hiệu quả.

Sau lần tái cấu trúc này, khách hàng sẽ chỉ cần đến có một điểm giao dịch là được phục vụ tất cả. Nguồn lực doanh nghiệp cũng vì thế mà không bị phân tán, hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

- Với những thay đổi đó, VNPT Vinaphone định vị mình ở đâu trên thị trường viễn thông Việt Nam?

Số liệu tính đến hết năm 2013 cho thấy doanh thu của Vinaphone đạt trên 25.500 tỷ đồng, trong khi của Mobifone là trên 38.700 tỷ, Viettel là 141.400 tỷ đồng. Về thị phần, Sách Trắng 2014 cho thấy Viettel chiếm gần 43,5% thị trường di động 2G và 3G, Mobifone là 31,8% trong khi Vinaphone là 17,5%. Cùng năm, VNPT chiếm 51,3% thị phần Internet băng rộng, trong khi nhà cung cấp lớn thứ 2 là Viettel có gần 39%.

- Chúng tôi đặt mục tiêu là đến năm 2020 phải đạt doanh số khoảng 83.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 49% mỗi năm. Thị phần dịch vụ di động chiếm trên 30% và băng rộng trên 80%.

Hiện nay, xét riêng viễn thông, VNPT Vinaphone đang đứng số 3, một số lĩnh vực khác đứng số 1 hoặc số 2 trên thị trường. Mục tiêu là trong 5 năm tới sẽ giành lại vị trí số một ở thị trường trong nước về doanh thu, lợi nhuận, độ phủ cũng như chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng.

- Đặt mục tiêu 30% song thực tế mạng Vinaphone hiện chiếm chưa tới 20% thị phần di động tại Việt Nam. Ông nói thế nào với những ý kiến cho rằng con số này quá tham vọng?

- Cần nhắc lại rằng kế hoạch này có thời hạn 5 năm. Rõ ràng VinaPhone đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thị phần đang ở mức gần 20%. Tôi cho rằng, nâng được thị phần lên 30% sẽ là một thắng lợi lớn, vì chính các đối thủ cũng luôn nỗ lực bằng mọi cách.

Tới đây sẽ có những thay đổi rất lớn trên thị trường viễn thông như 4G, Big Data, chính sách quản lý Nhà nước như chuyển mạng giữ nguyên số... Tất cả những điều đó sẽ tạo ra cơ hội thay đổi rất lớn nếu doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội.

Cách đây 10 năm, thế giới không ai có thể tưởng tượng Nokia sẽ chết. Nhưng chỉ cần một sai lầm thì một doanh nghiệp lớn cũng có thể ra đi nhanh chóng. Đó là câu chuyện về việc lựa chọn tương lai như thế nào để có thể tạo nên đột biến. Chúng tôi cũng đang đặt mình trong những thách thức đó.

Trong kinh doanh mọi vị trí là tương đối, các thứ hạng lúc nào cũng lung lay. Quan trọng nhất là người cầm lái phải có chiến lược đúng đắn, lựa chọn công nghệ tiên tiến đi tắt đón đầu. Nói chung muốn bền vững thì phải có tầm nhìn. VNPT không nhìn đối thủ là lớn nhất, mà phải nhìn cái yếu của mình, nhìn cả ra nước ngoài để học hỏi.

- Sau khi "nhìn" khắp nơi và bản thân mình như vậy, các ông cho rằng thách thức lớn nhất để đạt được mục tiêu là gì?

- Thách thức lớn nhất của VNPT VinaPhone và VNPT nói chung là khơi dậy được động lực, nhiệt huyết của người lao động sau thời gian dài "ngủ quên".

VNPT ra đời 60-70 năm nay, trong đó phần lớn thời gian là độc quyền, chỉ có khoảng 15 năm cạnh tranh. Thói quen, nền nếp đó thậm chí còn rơi rớt đến ngày nay, một số người vẫn chưa coi thương trường là chiến trường. Tuy nhiên, bình mới rượu cũng phải mới. Mô hình tổ chức đến mạng lưới kinh doanh, hành chính đang phải đổi mới nên tư duy đến phong cách kinh doanh của hơn 15.000 cán bộ cũng phải thay đổi.

Trong nền kinh tế thị trường, phải cạnh tranh, thị phần như miếng bánh để ở ngoài đường, cứ sẩy ra là có người lấy mất. Việc VNPT từng chủ quan, để mất vị trí số một trên thị trường là một bài học đắt giá với chúng tôi. Trong khi đó, cán bộ nhân viên vẫn làm việc như trong một bộ máy mậu dịch an toàn thì phải thay đổi lại.

- Muốn thay đổi tư duy, phong cách làm việc của người lao động không phải chỉ hô hào, khẩu hiệu là được. Ông có những chính sách cụ thể như thế nào đối với cán bộ?

- Trên cùng một thị trường cạnh tranh nhưng cơ chế Nhà nước cho khác nhau thì đương nhiên không thể cân sức được. Thời kỳ tầm vông đánh nhau xe tăng đại bác không còn nữa rồi. Và vấn đề không phải là VNPT không có tiền, mà không có cơ chế. Chúng tôi đang đề xuất với Bộ Thông tin & Truyền thông cơ chế đặc thù để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

Trước đây, người làm nhiều cũng hưởng cùng mức lương như người làm ít, không tạo được động lực. Doanh nghiệp ít nhất cũng phải làm sao có cơ chế thu hút và giữ chân nhân tài, trả lương xứng với chất xám bỏ ra. Cùng ngành nhưng có những doanh nghiệp có thể trả lương tới 50 triệu để thu hút và giữ chân nhân tài. Do đó, chúng tôi ít nhất phải có cơ chế, công cụ như nhau. Việc đó phải làm được càng sớm càng tốt, thua thiệt ngày nào là khó khăn ngày đấy.

Sau khi tách Công ty Thông di động (VMS-Mobifone) và tiến hành tái cơ cấu, giữa tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố quyết định thành lập 3 tổng công ty, trong đó có Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT – Vinaphone).

Vốn điều lệ của VNPT – Vinaphone là 5.200 tỷ đồng, sáp nhập một số đơn vị khác như Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), Công ty Viễn thông quốc tế (VNPT-I), Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC)... Ngành kinh doanh chính là các sản phẩm dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, dịch vụ phát thanh truyền hình, truyền thông đa phương tiện… Ông Lương Mạnh Hoàng - Phó tổng giám đốc VNPT được điều động, kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc VNPT-VinaPhone.

Theo VnExpress
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, thời gian tới sẽ diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Quốc hội, UBTVQH sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trong quá trình xây dựng các chính sách.
Smartthings Việt Nam: Dấu ấn

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Sự già dơ cùng mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức tín dụng đến từ hai đại gia Nguyễn Tất Long và Ngô Hoàng Long sẽ tạo nên thành công cho Smartthings Việt Nam?
Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư tổ chức vào tháng 11/2024, tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh vừa được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Nhà thầu kiệm tiếng - Công ty Thanh Tuấn là nhân vật chính trong dự án hơn 8.000 tỷ đồng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh.
Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nhân. Tầm nhìn và kế hoạch cụ thể hoá khát vọng này là gì?
Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Mục tiêu đến 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh và có 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD.
Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Khi sự việc đáng tiếc bị đẩy lên cao trào, VIB chính thức lên tiếng dập tắt tất cả lời đồn đoán thiếu căn cứ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của họ.
CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang không chỉ được biết đến với sự thành công trong kinh doanh mà còn với tấm lòng từ thiện cao cả góp phần vào sự phát triển cộng đồng.
"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

Theo kế hoạch, trong quý II tới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV sẽ tiếp tục mời thầu hàng loạt gói thầu "khủng" tại dự án sân bay Long Thành.
10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nhân Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có 6 tỷ phú xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2024 với những biến động về tài sản nhất định.
CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

Với kinh nghiệm 45 năm bền bỉ trên thương trường, cùng sự nhạy bén trong kinh doanh, bà Huỳnh Bích Ngọc được xem là nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.
COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi đã phải vượt qua không ít thách thức để biến đam mê với truyền thông, tin tức thành hiện thực, trở thành người quản lý và điều hành của VNtre.vn.
Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Là một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút nhà đầu tư, trong đó có nhiều doanh nhân là Việt kiều.
Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu...
Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My – người khai phóng tiềm năng nông nghiệp tuần hoàn trên trường quốc tế

Doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My được biết đến như "Nữ tướng ngành nông nghiệp Việt” nhờ đóng góp định hình tư duy dịch chuyển nông nghiệp thông minh tuần hoàn.
CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CEO Tony Vũ của Job3s.vn: Diễn giả đặc biệt tạo sức nóng tại ĐH Kinh Tế Quốc Dân

CEO Tony Vũ - nhà sáng lập và điều hành nền tảng tuyển dụng vừa gây bão truyền thông job3s.vn đã có những chia sẻ hấp dẫn và bổ ích về kinh nghiệm ứng tuyển.
Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD

Cập nhật mới nhất từ Forbes cho thấy, Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã trở lại danh sách tỷ phú USD trên thế giới với khối tài sản 1 tỷ USD.
Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Những “bí ẩn” về người giàu nhất thế giới

Elon Musk được biết đến là một doanh nhân công nghệ, nhà phát minh, nhà tài phiệt và nhà từ thiện người Mỹ gốc Nam Phi.
Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên “vô giá” của các tỷ phú nổi tiếng thế giới

Những lời khuyên dưới đây là bài học thành công được đúc kết từ chính cuộc đời và sự nghiệp của các tỷ phú nổi tiếng thế giới.
Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Tài sản suy giảm, Việt Nam chỉ còn 5 tỷ phú USD

Tính đến sáng 16/1, Việt Nam có 5 đại diện trong danh sách tỷ phú Forbes, người giàu nhất là ông Phạm Nhật Vượng hiện có 4,5 tỷ USD, đứng thứ 651 thế giới.
Ông Phạm Nhật Vượng lái xe chở Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast

Ông Phạm Nhật Vượng lái xe chở Tổng thống Indonesia thăm nhà máy VinFast

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup lái xe chở Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast tại Hải Phòng.
Doanh nhân Nguyễn Thái Bình -  Khi người trẻ dấn thân vào nghề logistics

Doanh nhân Nguyễn Thái Bình - Khi người trẻ dấn thân vào nghề logistics

Tôi chọn ngành logistics một phần vì thấy tiềm năng rất lớn của Việt Nam - Đó là chia sẻ của Doanh nhân trẻ Nguyễn Thái Bình nhân dịp đầu năm mới 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động