Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 08:31

Chân dung tỷ phú “ôm mộng” làm tổng thống Nga

Hôm qua (12/12), tỷ phú kim loại Nga đồng thời là chủ sở hữu đội bóng rổ nhà nghề Mỹ, Mikhail Prokhorov, đã tuyên bố sẽ trở thành “một đối thủ” của Thủ tướng Vladimir Putin trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm tới.

 -  "Tôi vừa có quyết định quan trọng nhất đời mình. Tôi sẽ ra tranh cử tổng thống", hãng tin AFP dẫn lời ông Prokhorov cho hay. Tỷ phú từng nhiều lần lọt top 5 “đại gia” của Nga khẳng định, ông không phải là người chấp nhận "đứt gánh giữa đường", với ngụ ý nhắc tới thất bại mà đảng Sự nghiệp chính nghĩa của ông phải nhận trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia hôm 4/12. Trong cuộc chạy đua vào Hạ viện Nga, đảng Sự nghiệp chính nghĩa của ông chủ đội bóng rổ nhà nghề Mỹ New Jersey Nets chỉ giành được chưa tới 1% số phiếu bầu. Prokhorov cho biết đang âm thầm xây dựng cơ sở để thu được 2,5 triệu chữ ký, đủ điều kiện ghi danh chạy đua trở thành ông chủ điện Kremlin. Theo quy định, ứng viên đăng ký tranh cử cần được đề cử bởi một trong 7 đảng phái chính trị hiện có hoặc phải thu thập được ít nhất 2 triệu chữ ký ủng hộ. Tỷ phú kim loại Mikhail Prokhorov đã chọn cách đi thứ hai. Trong những năm qua, Prokhorov từng thu hút được sự chú ý khi kêu gọi trả tự do cho tỷ phú dầu mỏ đang bị tù Mikhail Khodorkovsky, hay đa dạng hóa mạng lưới truyền hình liên bang của Nga. Khi được hỏi về việc ông có e ngại sẽ rơi vào tình huống như trùm tài phiệt Khodorkovsky hay không, tỷ phú Prokhorov nói, "tôi sẽ không làm gì sai luật cả. Tôi sẽ ngẩng cao đầu tham gia cuộc đua và không hề sợ hãi". Cương lĩnh tranh cử của tỷ phú kim loại là kêu gọi những cải cách để mang lại lợi ích cho tầng lớp trung lưu ở Nga. Ông Prokhorov được cho là sẽ nhận được ủng hộ từ cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Alexei Kudrin, người bị sa thải hồi tháng 9 do phản đối chính sách chi tiêu của Tổng thống Medvedev. Ông Kudrin mới đây tuyên bố ủng hộ lập một chính đảng trung hữu mới. Prokhorov là một trong những tỷ phú Nga làm giàu từ chính tài năng của bản thân. Ông đã nhiều lần được tạp chí Forbes xếp hạng là một trong 5 tỷ phú giàu nhất nước Nga. Tài sản của Prokhorov vào năm 2010 ước khoảng 18 tỷ USD. Sinh ngày 3/5/1965, Prokhorov có bố là một người thuộc Chính phủ Liên Xô (cũ), còn mẹ là một nhà nghiên cứu khoa học. Cha mẹ ông Prokhorov đã gửi ông tới học ngôn ngữ ở Moscow và sau đó học ngành tài chính ở đây. Sau khi hoàn thành nghiên cứu sinh tại trường Kinh tế quốc tế Moscow năm 1989, Prokhorov bắt đầu lao vào kinh doanh và làm giàu bằng những mỏ khai thác quặng kim loại quý như vàng, palladium, nickel... Năm 1993, khi chính quyền Nga tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, nắm bắt được cơ hội có một không hai này, Prokhorov đã dốc toàn bộ hầu bao để mua lại mỏ nickel Norilsk và trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bằng sự nhạy bén với thị trường, Prokhorov đã nhanh chóng có tên trong số các “đại gia” công nghiệp nặng ở Nga. Không chỉ dừng lại ở nhà khai thác kim loại, năm 2007, Prokhorov đã đầu tư 17 tỷ USD để thành lập một tổ hợp phát triển công nghệ nano. Nhờ đó, Prokhorov đã trở thành chủ nhân trong lĩnh vực phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp năng lượng và dược phẩm. Ngoài việc đứng đầu tập đoàn Norilsk Nickel, Prokhorov còn có nguồn thu từ tập đoàn Polyus Gold, công ty sản xuất vàng lớn hàng đầu nước Nga. Hào hoa, giàu có, đa tài là những mỹ từ thường được gắn với tên tuổi của vị tỷ phú mới ngoài 40 tuổi này. Tuy nhiên, Prokhorov không chỉ muốn là một doanh nhân thành đạt, mà còn muốn vươn lên trong sự nghiệp chính trị. Năm 2003, ông tham gia chính trường. Tháng 6/2011, Prokhorov được bầu làm lãnh đạo đảng Sự nghiệp chính nghĩa. Tuy nhiên, Prokhorov bị mất quyền kiểm soát đảng này hồi tháng 9 sau một vụ bê bối mà ông gọi một cố vấn hàng đầu của Kremlin, ông Vladislav Surkov, là "một con rối đã tư nhân hóa hệ thống chính trị" và muốn quản lý vi mô đảng này. Hôm 12/12, cùng với tuyên bố ra tranh cử, Prokhorov còn cho biết, "tôi đã đi đến một quyết định thông minh là trở thành sếp (của ông Surkov)". Theo kế hoạch, bầu cử tổng thống Nga sẽ diễn ra vào tháng 3/2012. Hiện ngoài Chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền - Thủ tướng Vladimir Putin, còn có một số ứng viên khác như Chủ tịch đảng Nước Nga công bằng Sergey Minorov…

Theo Vneconomy

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn