Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 05:15

Chàng trai mê sáng chế

Từ những chiếc máy cào cỏ, vun ngô ban đầu, đến nay, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ, sản xuất, chế tạo nông cụ, máy nông nghiệp Thành Ngân đã sản xuất và bán ra thị trường khoảng 300 chiếc máy nông nghiệp đa năng. Không chỉ có chi phí rẻ hơn so với máy của Trung Quốc, máy nông nghiệp Thành Ngân còn có thể chuyển đổi nhiều chức năng đơn giản và hiệu quả.

Từ đam mê nghiên cứu, sáng tạo…

Anh Nguyễn Văn Tuấn thuyết trình về ý tưởng phát triển HTX tại Cuộc khi “Dự án Khởi nghiệp nông nghiệp”

Sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, anh Nguyễn Văn Tuấn thấu hiểu nỗi vất vả của người làm nông nghiệp ở đất đồi dốc vùng cao. Người dân ở thôn Pò Nim, xã Cường Lợi quê anh Tuấn chủ yếu là trồng ngô. Tuy nhiên, do địa hình đồi núi dốc, khó canh tác, trong khi công cụ sản xuất lại rất thô sơ, thủ công nên bà con mất nhiều công lao động mà năng suất lại thấp. Chính vì vậy, anh Tuấn luôn trăn trở làm sao có thể chế tạo ra một chiếc máy có thể thay thế cho sức người. Có chiếc máy, người dân sẽ bớt khổ, những mùa ngô sẽ cho năng suất cao hơn…

Từ suy nghĩ đó, anh Tuấn mày mò tháo những chiếc máy nông nghiệp của Trung Quốc đã cũ ra nghiên cứu, tận dụng những chi tiết của các loại thiết bị, máy móc đã bị hỏng, mua sắt thép về để hàn, cắt, lắp ráp. “Tôi đã nhiều lần mua sắt, tôn về làm các chi tiết máy, nhưng sau đó phải bán sắt vụn vì thất bại. Thấy tôi làm đi làm lại, hết lần này đến lần khác chưa thành công, bố mẹ tôi rất sốt vì sao tôi không chọn công việc gì đó đơn giản và hiệu quả hơn” – anh Tuấn nhớ lại.

Sau nhiều lần thất bại, anh Tuấn đã chế tạo thành công máy cào cỏ, vun ngô. Máy có hệ thống số tiến, lùi và có chuyển hướng, dễ dàng sử dụng trên địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, ruộng thụt lún. Ngoài ra, máy có thể lắp ráp thay thế được các động cơ khác nhau như: động cơ chạy xăng, động cơ chạy dầu. Đến năm 2011, máy cào cỏ, vun ngô của anh Tuấn được hoàn thiện, ngoài chức năng cày bừa đất, máy còn có thể đánh luống, tự gieo hạt, tra phân và lấp đất. Năng suất làm đất của máy tương đương với 10 công lao động bình thường.

… Đến những chiếc máy đa năng hiệu quả

“Tiếng lành đồn xa”, những chiếc máy đa chức năng có chi phí hợp lý mà hiệu quả lại cao do anh Tuấn sáng chế được nhiều người dân trong xã Cường Lợi đặt mua. Vừa rút kinh nghiệm, vừa tiếp tục nghiên cứu, những chiếc máy nông nghiệp anh Tuấn chế tạo tiếp theo, ngoài các chức năng đã có trước đó, còn có thêm các chức năng như: bơm phun nước áp lực cao (phun thuốc trừ sâu, rửa xe ô tô, chuồng trại), phát điện thắp sáng, bơm nước tưới tiêu. Việc tháo lắp chuyển đổi chức năng khá đơn giản, người nông dân nào được hướng dẫn 1 - 2 lần đều có thể làm được. “Máy có tuổi đời cao nhất mới 6 năm nên chưa có trường hợp nào hỏng. Hiện tôi đang tính tới sản xuất các thiết bị để bà con có thể mua thay thế khi có một thiết bị nào đó hỏng hóc” – anh Tuấn chia sẻ.

Máy nông nghiệp đa năng do anh Nguyễn Văn Tuấn sáng chế

Tháng 10/2016, anh Tuấn đã thành lập HTX Dịch vụ, sản xuất, chế tạo nông cụ, máy nông nghiệp Thành Ngân. Đây là mô hình HTX kiểu mới đầu tiên của xã Cường Lợi. HTX hiện hoạt động đa ngành nghề gồm: Sửa chữa xe máy, sản xuất máy nông nghiệp đa năng, vận hành máy gặt đập liên hoàn. Trong đó, việc sản xuất máy nông nghiệp đa năng và vận hành máy gặt đập liên hoàn chủ yếu do anh Tuấn đảm nhiệm.

Theo anh Tuấn, do nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của các hộ không giống nhau nên hiện HTX đang cung cấp 2 loại máy là: Máy đa năng cỡ nhỏ có thể cào cỏ, cuốc xới đất, đánh rãnh, vun ngô, bơm nước (các chức năng hoạt động độc lập), giá từ 7 đến 9 triệu đồng. Máy đa năng cỡ lớn (nặng từ 70 đến 100kg) bao gồm các chức năng liên hoàn như: cào cỏ - cuốc xới đất, làm phẳng bề mặt đất, đánh rãnh - tra ngô - tra lân - vùi lấp đất, vun ngô, bơm phun nước áp lực cao (phun thuốc trừ sâu, rửa xe ô tô, chuồng trại), phát điện thắp sáng, bơm nước tưới tiêu, giá từ 14 đến 25 triệu đồng.

Phương Tú

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số