Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Mận tam hoa Bắc Hà không chỉ là cây trồng chủ lực cho thu nhập chính, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân mà còn là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Miền cao nguyên trắng Bắc Hà thơ mộng nổi tiếng trong nước và quốc tế là xứ sở mận tam hoa có một người phụ nữ được nhiều người gọi bằng cái tên thân mật “Huế tam hoa” để ghi nhận những cống hiến của chị trong việc nghiên cứu, chế biến ra những sản phẩm đặc sản từ quả mận tam hoa; mận sấy khô và đặc biệt vào cuối năm 2022 là rượu mận tam hoa lên men; xây dựng sản phẩm Ocop, nâng cao giá trị kinh tế và nâng tầm thương hiệu mận Tam hoa Bắc Hà. Chị là Sải Thị Bích Huế, Giám đốc HTX Quang Tôm.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Vợ chồng chị Sải Thị Bích Huế giới thiệu sản phẩm Rượu mận tam hoa lên men của hợp tác xã Quang Tôm

Trong đợt xếp hạng lần 2 sản phẩm Ocop tỉnh Lào Cai, chè Shan tuyết cổ thụ của Hợp tác xã Quang Tôm - Bắc Hà được Hội đồng thẩm định công nhận đạt chất lượng 3 sao. Song hỉ khi có thêm rượu tam hoa lên men của hợp tác xã được Sở Công Thương Lào Cai công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; xây dựng tem nhãn, thương hiệu... Với vùng nguyên liệu chủ yếu tại địa phương, rượu được lên men tự nhiên bằng nước cốt quả mận với men và mật ong trong nhiệt độ thích hợp đã tạo nên thương hiệu rượu tam hoa lên men đã và đang được thị trường ưa chuộng.

Tiếng lành đồn xa, những ngày giáp Tết Dương lịch Quý Mão 2023, tới thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, thăm Hợp tác xã Quang Tôm gặp chị Sải Thị Bích Huế, giám đốc, sinh năm 1989, dân tộc Phù Lá, người được ca ngợi đi đầu trong việc xây dựng sản phẩm Ocop, đưa thương hiệu nông sản vùng cao Bắc Hà "bay xa" chứng kiến không khí làm việc hăng say, ai nấy đều bận rộn đóng hàng gửi những kiện mận tam hoa sấy rẻo, rượu mận tam hoa lên men để kịp xuất ra thị trường theo đơn hàng.

Tiếp chúng tôi, chị Huế sôi nổi kể về quá trình gây dựng hợp tác xã, tạo dựng nên sản phẩm. Sinh ra, lớn lên, trưởng thành và lập nghiệp ngay tại quê hương miền cao nguyên trắng Bắc Hà, chị Sải Thị Bích Huế, sinh năm 1989, dân tộc Phù Lá, giám đốc Hợp tác xã Quang Tôm, xã Tả Chải thấu hiểu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, biến động thị trường, thời gian qua, một số mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ gây thiệt hại cho nông dân nên trong năm 2021 và 2022 chị đã mạnh dạn xây dựng thành công 02 sản phẩm Ocop 3 sao, gồm mận tam hoa sấy dẻo và trà shan tuyết cổ thụ và đặc biệt cũng vào cuối năm 2022, Huế đã tạo ra sản phẩm rượu mận tam hoa góp phần đưa nông sản vùng cao Bắc Hà bay xa...

Những ngày đầu khởi nghiệp, chị Huế trải lòng nặng lòng với mận tam hoa - loại cây cùng với cây chè Na Lo đã góp phần giúp gia đình nuôi chị lớn lên và trang trải học phí để chị được đi học. Kỷ niệm tuổi thơ của chị gắn bó với cây mận nơi đây, cùng chứng kiến và trải qua thăng trầm với cây mận, chè. Chị đã nhiều lần chứng kiến mận tam hoa rơi vào thời điểm “khủng hoảng”, rớt giá thảm hại. Không ít hộ dân nơi đây đã cay đắng chặt bỏ nhiều diện tích mận để trồng cây khác.

Bắc Hà được xem là thủ phủ mận tam hoa của Lào Cai, với sản lượng tương đối lớn, khoảng 3.560 tấn/năm. Ở vùng đất "cao nguyên trắng" này, mận tam hoa bắt đầu chín từ đầu tháng 5, nhưng chín rộ nhất vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, mận chỉ cho thu hoạch 1 mùa/năm trong thời gian khoảng 2 tháng và chỉ được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, ăn ngay, mặt khác quả mận rất khó bảo quản do vỏ mỏng, dễ dập vỡ và hỏng khi vận chuyển đi xa.

Chị cũng thấy những năm gần đây với sự phát triển của thị trường và đặc biệt là ngành du lịch, mận Bắc Hà được nâng tầm giá trị và thương hiệu, giá thành mận tam hoa từng bước được nâng cao, có những thời điểm quả mận loại to đẹp nhất lên tới giá 50-80.000đ/kg. Là sản phẩm đặc hữu địa phương, nổi tiếng cả nước, khi ấy mận tam hoa Bắc Hà luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Thế nhưng năm 2020, 2021, dịch Covid-19 đã thực sự "làm khó" trong việc tiêu thụ nông sản Lào Cai nói chung và mận tam hoa Bắc Hà nói riêng. Chứng kiến người dân điêu đứng, quả tươi chất đống không có đầu ra, cô gái Phù Lá Sải Thị Bích Huế đã mạnh dạn đứng ra thu mua sản phẩm để chế biến sâu.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà
Quy trình sản xuất ra sản phẩm rượu mận tam hoa lên men của Hợp tác xã Quang Tôm bảo đảm được Sở công thương Lào cai công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Tháng 6/2021, Hợp tác xã Quang Tôm với 7 thành viên do chị điều hành chính thức đi vào hoạt động. Cuối năm 2021, Chị Huế đã xây dựng thành công sản phẩm Ocop 3 sao mận tam hoa sấy dẻo, đưa thành công sản phẩm ra thị trường, được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Tiếp đó, năm 2022, chị Huế tiếp tục đầu tư nghiên cứu và tìm hiểu kỹ thuật chế biến rượu mận lên men.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Các dòng sản phẩm của rượu được sản xuất với quá trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, hàm lượng và các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn.

"Chúng tôi cam kết các dòng sản phẩm của rượu mận tam hoa lên men tự nhiên với giá cả hợp lý sẽ đưa lại cho khách hàng niềm tin, sức khỏe và hạnh phúc. Ngay đầu năm mới 2023 này chúng tôi sẽ xây dựng sản phẩm ocop rượu mận tam hoa lên men để tham gia đánh giá, phân hạng ngay trong đợt 1”, chị Huế chia sẻ.

Cuốn hút chúng tôi trong những câu chuyện về rượu mận tam hoa lên men và mận tam hoa sấy dẻo đến quên thời gian, ngà ngà ngấm men rượu thơm ngon và chai rượu Huế rót mời đã cạn, chia tay tin tưởng với thành công ban đầu, sự mạnh dạn, quyết tâm của Huế sẽ giúp sản phẩm mận tam hoa nói riêng và nông sản vùng cao Bắc Hà nâng cao vị thế trên thị trường, tháo gỡ khó khăn trong khâu tiêu thụ, bảo đảm quyền lợi bà con nông dân trồng mận, giúp đời sống đồng bào được nâng cao, góp phần quảng bá thương hiệu nông sản, thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá, thưởng thức nông sản, đặc sản, có thêm ấn tượng sâu đậm về đất và người miền cao nguyên trắng Bắc Hà.

Chắp cánh thương hiệu sản phẩm mận tam hoa miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Cùng với mùa xuân hoa mận tam hoa nở trắng, mùa hạ trái chín đỏ cao nguyên, sản phẩm rượu mận tam hoa lên men góp phần thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá, thưởng thức, có thêm ấn tượng sâu đậm về đất và người miền cao nguyên trắng Bắc Hà

Rượu mận tam hoa lên men của hợp tác xã Quang Tôm sử dụng trái mận tam hoa Bắc hà nổi tiếng thơm ngon, chất lượng, chưng cất trong môi trường khí hậu miền cao nguyên trắng đặc trưng ôn đới, trong lành, mát mẻ, kết hợp với hương vị mật ông rừng.

Theo đông y quả mận có vị chua, tính bình, co công dụng thanh can điều nhiệt thường được sử dụng trị các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, thủy lũng, tiêu khát,… chính vì vậy tác dụng của rượu mận với sức khỏe của con người cũng rất tuyệt vời. Rượu mận có tác dụng với sức khỏe con người khi tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ chức năng tim mạch, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân, tập thể thao, giúp đẹp da, chắc khỏe tóc.

Tráng Xuân Cường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

Quảng Nam: Mang ‘trung thu cho em’ đến các em nhỏ huyện miền núi Đông Giang

380 phần quà tổng trị giá hơn 100 triệu đồng đã được trao đến các em nhỏ tại 2 xã Mà Cooih và xã Kà Dăng (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam).
Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân vùng đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La đã ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh, tăng cường tiêu thụ nông sản.
Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, sau 3 năm triển khai các chương trình A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thoát khỏi danh sách các huyện nghèo cả nước.
Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.
Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động