Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 06:44

"Chặt chém" khách du lịch: Cần xóa tư duy kinh doanh "chộp giật"

Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm, tránh để tư duy kinh doanh “chộp giật” khiến người dân có tâm lý e ngại khi sử dụng dịch vụ và giữ hình ảnh du lịch Việt Nam

Sau thời gian chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19, ngành du lịch trong nước đã phục hồi với nhiều tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp kinh doanh “chộp giật”, “chặt chém” trong hoạt động du lịch. Điều này không chỉ gây bức xúc cho du khách và ảnh hưởng lớn hình ảnh du lịch Việt Nam.

Có thể kể đến một số trường hợp các cơ quan truyền thông phản ánh như: Tháng 1/2023 vừa qua, một nhà hàng ở Sapa (Lào Cai) bị phạt 7,5 triệu đồng vì tự ý nâng giá so với niêm yết đối với hai du khách người Thái Lan. Sau đó 1 tháng, một tài xế ở Đà Nẵng bị xử phạt 11 triệu đồng, vì thu tiền cao gấp hơn 10 lần cước thông thường. Tháng 4, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) xử phạt một hộ kinh doanh hơn 20 triệu đồng vì “chặt chém” khách Trung Quốc.

Một hộ kinh doanh ở TP. Nha Trang (Khánh Hòa) bị xử phạt hơn 20 triệu đồng vì “chặt chém” khách Trung Quốc

Sau đó không lâu, vào cuối tháng 5/2023, vụ việc suất bún chả giá 35.000 đồng chỉ có 2 miếng chả ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) khiến cộng đồng mạng xôn xao. Hay trước đó, ngày 19/5, trên một diễn đàn lớn về ô tô xe máy, thành viên T.N.Đ cũng chia sẻ bị “chặt chém” khi ăn uống trong nhà ga hành khách một sân bay trong nước.

Thực tế cho thấy, không chỉ tiểu thương mới kinh doanh “chộp giật”, mà ngay cả những doanh nghiệp quy mô lớn vì lợi ích trước mắt cũng “nhắm mắt làm liều”. Thậm chí, đã không ít trường hợp đã bị cơ quan chức năng xử lý và công bố rộng rãi, nhưng tình trạng “chặt chém” du khách vẫn diễn ra, đặc biệt là vào những mùa du lịch cao điểm như dịp hè, nghỉ lễ...

Tâm lý chung của những cơ sở kinh doanh dịch vụ ấy nghĩ rằng, việc nâng giá tiền thu của du khách là rất nhỏ, đi ăn chơi chắc khách không tính toán hay khách sử dụng một lần rồi thôi chứ chẳng ai đi báo cơ quan chức năng. Vậy nhưng, họ đã nhầm, bởi du khách đều là những người tiêu dùng thông thái. Và, với thời buổi công nghệ như hiện nay, không ít những du khách đã chia sẻ trên mạng xã hội và thông tin đó đã lan tỏa với mức độ khủng khiếp. Trước sức “nóng” của dư luận và hình ảnh du lịch của các địa phương bị ảnh hưởng, nhiều đơn vị chức năng đã vào cuộc xác minh, xử lý.

Có thể thấy, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” được nhiều địa phương chú trọng. Cùng với đó, không thể phủ nhận việc có nhiều doanh nghiệp lớn, đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng và uy tín đã xây dựng hình ảnh du lịch địa phương. Thế nhưng, một bộ phận những cơ sở kinh doanh dịch vụ với lối tư duy “ăn xổi”, “chặt chém” du khách, đã làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm nạn "chặt chém" du khách

Theo chuyên gia kinh tế đánh giá, khi dòng khách chưa phục hồi mạnh mẽ đặc biệt sau đại dịch Covid-19, việc cải thiện môi trường và chất lượng dịch vụ là rất cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa với ngành du lịch nói riêng mà cả hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung của nền kinh tế.

Kinh doanh dịch vụ kiểu “ăn xổi” là biểu hiện của cách làm du lịch thiếu chuyên nghiệp. Mặc dù những vụ việc chỉ xảy ra ở một số địa phương, nhưng nó đã làm xấu hình ảnh du lịch quốc gia và khiến du lịch mãi ì ạch.

Bởi vậy, để ngăn chặn nạn “chặt chém”, chèn ép du khách đòi hỏi cơ quan quản lý xử lý nghiêm bằng pháp luật, với chế tài đủ sức răn đe. Theo đó, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý chuyên ngành cần ra các quy chế với những quy định cụ thể về niêm yết, chất lượng dịch vụ, các hành vi bị cấm, các chế tài và quy trình xử lý. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, lập các đường dây nóng, có tổ phản ứng nhanh, túc trực trong những thời điểm du lịch cao điểm để tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời.

Ngoài ra, cần nâng cao ý thức, nhận thức, giáo dục về đạo đức kinh doanh của những cá nhân, tổ chức, đơn vị cung ứng các dịch vụ, đặc biệt tại các điểm du lịch lớn trên cả nước. Đồng thời, thông qua các phương tiện truyền thông để phê phán mạnh mẽ, điều chỉnh những hành vi “chặt chém” du khách và lối tư duy “chộp giật” trong kinh doanh dịch vụ, qua đó làm trong sạch môi trường du lịch.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Văn hóa kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ