Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 05:30

Chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách đối với thương binh, liệt sỹ

Lúc sinh thời, hơn ai hết và không ai khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tình cảm đặc biệt, lòng biết ơn sâu sắc với các thương binh, liệt sỹ.

Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và đặt ra yêu cầu cao trong thực hiện chính sách đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và coi đây là chính sách nhân văn, vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chính trị lâu dài của Đảng, Nhà nước ta.

Vì sao phải thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sỹ? Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng chính sách thương binh, liệt sỹ lên ngang tầm một hoạt động văn hóa, như là một sự kế tục, ở quy mô toàn xã hội, truyền thống nhân nghĩa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Sự cần thiết phải thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, theo Người là nhằm tri ân thương binh và chia sẻ nỗi đau của hàng triệu thân nhân liệt sĩ, có những người chồng, người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình.

Vì vậy, ngày 7-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gương khi ra Thông báo về việc nhận con các liệt sỹ làm con nuôi nhằm: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cảm ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho các gia đình liệt sỹ đó, và tôi nhận con các liệt sỹ làm con nuôi của tôi”.

Hiện thực hóa chủ trương lớn trên, tháng 6-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày thương binh” để nhân dân ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, gia đình liệt sỹ và những người có công với đất nước. Thực hiện Chỉ thị của Người, Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, ban, ngành ở trung ương và địa phương đã họp ở xã Phú Minh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) bàn bạc, nhất trí đề nghị lấy ngày 27-7-1947 làm “Ngày thương binh, liệt sỹ”. Từ đó, ngày 27-7 hằng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sỹ” trong cả nước.

Về ý nghĩa của “Ngày thương binh, liệt sỹ”, trong Thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”, ngày 17 tháng 7 năm 1947, Người giải thích cặn kẽ: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe dọa. Của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta. Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh. Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.

Chủ thể và lực lượng thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ là ai? Theo Người, đó là trách nhiệm của Chính phủ, của tất cả đồng bào và huy động mọi nguồn lực, cả vật chất và tinh thần không giới hạn. Vì vậy, trong Lời kêu gọi nhân ngày 27-7-1948, Người đặt câu hỏi và trả lời: “Họ đã hy sinh cho ai? Thương binh và tử sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào. Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ đang tìm mọi cách để giúp đỡ anh em thương binh và gia đình tử sĩ. Tôi cũng mong đồng bào sẵn lòng giúp đỡ họ về vật chất và về tinh thần. Từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều. Nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sỹ sẽ không thể tái sinh. Mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn”.

Về vấn đề này, trong Bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, ngày 5-1-1960, Người tiếp tục chỉ rõ trách nhiệm ghi nhớ công ơn và noi gương các liệt sĩ để hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã chuyển lại cho chúng ta: “Máu đào của các liệt sỹ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt tất cả mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ đã chuyển lại cho chúng ta”.

Đối tượng thụ hưởng chính sách đối với thương binh, liệt sỹ là ai? Dù không hề mong muốn, nhưng từ đau đớn tới tận tâm can, với lòng thương tiếc vô hạn và trân trọng với những hi sinh đó, cũng trong Lời kêu gọi nhân ngày 27-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ đối tượng thụ hưởng chính sách thương binh, liệt sỹ - đó là những người: “… quyết hy sinh tính mệnh họ, để giữ gìn tính mệnh của đồng bào. Họ hy sinh gia đình và tài sản của họ, để bảo vệ gia đình và tài sản của đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của ta. Trong đó, có người đã bỏ lại một phần thân thể ở trước mặt trận. Có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sỹ”.

Thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và gia đình thương binh, liệt sỹ như thế nào? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và gia đình thương binh, liệt sỹ là một loại chính sách xã hội đặc đặc biệt, cho nên, Người căn dặn phải thực hiện hết sức cụ thể và phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể:

Một là, chính sách đối với thương binh. Đây là đối tượng đặc biệt trong thụ hưởng chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, cho nên trong Di chúc, Người căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh””.

Luận điểm này cho thấy tầm chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hiện chính sách đối với thương binh, đây chính là tư tưởng phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong thực hiện chính sách đối với thương binh. Đồng thời, lời dặn của Người không chỉ giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt là “nơi ăn chốn ở yên ổn” để “an cư lập nghiệp”; mà còn giải quyết vấn đề lâu dài là tạo kế sinh nhai bền vững cho thương binh thông qua đào tạo nghề phù hợp cho họ để họ “tự lực cánh sinh”, chẳng những giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội mà còn tạo ra công ăn, việc làm và thu nhập cho xã hội theo đúng tinh thần “thương binh tàn nhưng không phế”.

Hai là, chính sách đối với liệt sỹ. Với tình cảm tiếc thương vô hạn, để tri ân các liệt sỹ và để giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho mọi người dân, Người yêu cầu mỗi địa phương, theo phân cấp quản lý nhà nước nhất thiết phải xây dựng các công trình nhằm tôn vinh sự hi sinh của các liệt sỹ. Trước khi đi gặp cụ Các - Mác, cụ Lê-nin và các thế hệ cách mạng đàn anh, trong Di chúc, Người viết: “Đối với các liệt sỹ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Theo Người, đây chính là một hình thức xây dựng “tượng đài kỷ niệm” trong lòng dân chúng để các thế hệ kế tiếp ghi nhớ công ơn, chiến công của những con người ưu tú đã ngã xuống vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ba là, chính sách đối với thân nhân của thương binh, liệt sỹ. Là những người không tiếc sức người, sức của và cả sự “Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

75 năm qua, thực hiện chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách đối với chính sách thương binh, liệt sỹ, Đảng và Nhà nước ta luôn coi chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là một trong những chính sách đặc biệt và coi đây là một vấn đề chính trị - xã hội của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, trong những năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn quan tâm và dành những tình cảm, trách nhiệm để chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công bằng những chính sách cụ thể, thiết thực và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng.

Nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã vận dụng và thực hiện tốt chỉ dẫn quý báu của Bác Hồ về thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sỹ. Vì vậy, trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta nhất quán thực hiện chỉ dẫn quý báu đó của Bác Hồ và có quyết tâm chính trị cao trong việc: “Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn cư trú. Cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công; nâng cấp các công trình "đền ơn đáp nghĩa"”.

Điều đó thể hiện đạo lý và truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn trong Di chúc của Người hơn 50 năm về trước./.

TS Hà Sơn Thái

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Vuasanca đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép