Chỉ thị ra đời với mục tiệu nhằm góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, đưa việc đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN Việt; kiến tạo môi trường tiêu dùng an toàn, bền vững, củng cố niềm tiên của người tiêu dùng vào Đảng, Nhà nước và xã hội, góp phần tạo nên nền tảng cho một xã hội tiêu dùng hành phúc và thịnh vượng.
Găng tay và khẩu trang y tế làm giả tại Hòa Bình được cơ quan Quản lý thị trường phát hiện |
Để đạt các mục tiêu trên, Chỉ thị đã đưa ra 06 nhiệm vụ và giải pháp hết sức cụ thể: Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, xác định rõ vai trò, đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng; Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế.
Kết quả là, sau hơn 01 năm triển khai Chỉ thị, đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng đã được Bộ Công Thương thực hiện nghiêm túc. Nhiều vụ sản xuất, vận chuyển hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng đã được lực lượng quản lý thị trường phối hợp cùng các cơ quan liên quan phát hiện kịp thời, góp phần đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Cụ thể, từ ngày 01/01/2020 đến ngày 24/7/2020, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý trên 39.300 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 193 tỷ đồng; giá trị hàng tịch thu chưa bán trên 250 tỷ đồng.
Kết quả đã góp phần không nhỏ vào thành công của Bộ Công Thương trong việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.