Nga dội tên lửa Iskander, cụm quân miền bắc Ukraine thiệt mạng
Theo Sina, tình hình chiến sự đang căng thẳng hơn bao giờ hết khi Nga dồn quân tấn công Ukraine tại Kursk nhằm lấy lại khu vực này trong bối cảnh Kiev được phép sử dụng tên lửa tầm xa.
Trận chiến tại Kursk đã bước sang một giai đoạn mới, khi quân đội Ukraine giờ đây có thể sử dụng các loại tên lửa tầm xa của Mỹ và Anh để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga tại khu vực này.
Điều này đồng nghĩa với việc Ukraine đã có khả năng tấn công tầm xa ngang bằng với quân đội Nga tại Kursk. Theo tờ The Guardian (Anh), quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Nhiều khả năng quân Nga sẽ ưu tiên hướng tiến công thứ hai vì lực lượng Ukraine ở khu vực này cách xa lãnh thổ của họ nhất. Ảnh: Reuters |
Sau đó, từ đêm 19 đến rạng sáng ngày 20/11, họ tiếp tục sử dụng tên lửa Storm Shadow của Anh để tấn công vào khu điền trang của Baryatinsky tại Maryino, thuộc vùng Kursk, Nga.
Nhiều blogger Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng 12 quả tên lửa Storm Shadow về phía Kursk, trong đó các mảnh vỡ tên lửa đã rơi trúng Maryino. Truyền thông Ukraine, cụ thể là Defense Express, cho rằng khu điền trang này là sở chỉ huy liên quân Nga-Triều tại Kursk
Trong cuộc tấn công lần này, quân đội Ukraine tiếp tục áp dụng chiến thuật của Nga, sử dụng máy bay không người lái để đánh lạc hướng hệ thống phòng không, sau đó mới dùng tên lửa để tấn công các mục tiêu của Nga.
Đáng chú ý, trước đó Le Figaro đã đưa tin vào ngày 17/11 rằng, Anh và Pháp đã phê duyệt cho Ukraine sử dụng tên lửa "Storm Shadow" để tấn công lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, thông tin này sau đó bị chính quyền Anh và Pháp bác bỏ, buộc Le Figaro phải chỉnh sửa bài viết. Nhưng đến thời điểm hiện tại, có vẻ như Anh đã phê duyệt, bởi thực tế Ukraine đã sử dụng loại tên lửa này.
Tuy nhiên, sau khi truyền thông đưa tin quân đội Ukraine sử dụng Storm Shadow để tấn công vùng Kursk của Nga, cả chính quyền Nga và Ukraine đều giữ im lặng, không ai đứng ra xác nhận liệu cuộc tấn công có thực sự sử dụng loại tên lửa này hay không.
Theo Sputnik vào ngày 21/11, ông Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Thông tin Liên bang Nga cho rằng, việc Tổng thống Biden phê duyệt cho Ukraine sử dụng tên lửa Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga rõ ràng đã nhận được sự ủng hộ của một số quan chức Mỹ.
Theo trang Avia.pro, từ đầu tháng 11, quân đội Ukraine đã chịu tổn thất nghiêm trọng, đặc biệt trong tuần gần đây với số binh lính thiệt mạng hàng ngày vượt quá 400 người, bao gồm cả lính đánh thuê nước ngoài.
Từ đầu tháng 11 đến nay, hơn 200 lính đánh thuê nước ngoài đã bị tiêu diệt ở Kursk, trong đó có công dân từ Ba Lan, Estonia, Mỹ, Đức và Anh. Để bù đắp tổn thất, quân đội Ukraine đã điều động các lực lượng, bao gồm cả Lữ đoàn bảo vệ đường sắt số 756 thuộc Cục Quản lý vận tải Quốc gia Ukraine, đến khu vực Kursk.
Cùng lúc, quân đội Nga đã tấn công lực lượng dự bị của Ukraine tại Sumy, nhắm vào điểm tập trung của Lữ đoàn xung kích đường không số 82 ở làng Yunakovka. Theo video hiện trường do Bộ Quốc phòng Nga công bố, một tòa nhà lớn trong làng đã bị hai quả tên lửa Iskander phá hủy trong vòng 4 giây. Báo cáo cho biết tòa nhà này là trạm trung chuyển của quân đội Ukraine từ Sumy đến Kursk.
Nga tấn công vào Kupyansk, 5.000 binh sĩ Kiev thương vong
Theo Sohu, tại Kupyansk, một trận chiến ác liệt chưa từng có đang diễn ra, với hơn 8.000 binh sĩ của cả hai bên tham gia. Trong đó, các lữ đoàn cơ giới 14, 28 và 115 của quân đội Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề trong một cuộc phục kích bất ngờ, với số binh sĩ thương vong lên tới 5.000 người.
Tầm quan trọng của trận chiến này và ảnh hưởng của nó đối với cục diện chiến lược giữa Nga và Ukraine đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Kupyansk, một thành phố chiến lược quan trọng nằm ở phía đông Ukraine, từ lâu đã trở thành tâm điểm tranh chấp giữa Nga và Ukraine. Với vị trí địa lý đặc biệt, thành phố này là bàn đạp quan trọng để quân đội Nga tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine.Nếu quân đội Nga chiếm được Kupyansk, không chỉ có thể cắt đứt tuyến đường tiếp tế hậu cần của quân đội Ukraine, mà còn gây ra tác động lớn đối với hệ thống phòng thủ của Ukraine.
Hiện tại, lực lượng tấn công của Nga đã chiếm giữ vững chắc khu vực ngoại ô Kupyansk và đang diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt với quân đội Ukraine. Dưới áp lực từ những đợt tấn công mạnh mẽ của quân đội Nga, Ukraine buộc phải rút lui, tạo điều kiện để Nga củng cố vị trí tại Kupyansk và tiến xa hơn đến sông Oskol, thiết lập một đầu cầu vững chắc.
Động thái chiến lược này không chỉ hỗ trợ mạnh mẽ cho các hành động tiếp theo của quân đội Nga mà còn đặt ra mối đe dọa lớn đối với lực lượng Ukraine.
Tại vùng ngoại ô Kupyansk, lực lượng Nga đã thiết lập được thế đứng vững chắc và nhiều lần đánh bại các nỗ lực phản công của quân đội Ukraine. Dù nhận lệnh kiên quyết giữ vững Kupyansk, quân đội Ukraine vẫn không thể đạt được mục tiêu trước các đợt tấn công mạnh mẽ của Nga.
Malochko và các chỉ huy Nga khác cho biết, dù quân đội Ukraine đã triển khai các cuộc phản công quyết liệt và tấn công hỏa lực mạnh, họ vẫn không thể đẩy lui lực lượng Nga ra khỏi Kupyansk. Ngược lại, Nga còn tiếp tục tăng cường sức mạnh tấn công và mở rộng kiểm soát ở khu vực phía bắc của thị trấn này.
Hiện tại, Kupyansk đã rơi vào một cuộc chiến đô thị toàn diện. Các binh sĩ Ukraine đang bị quân Nga dồn ép một cách có hệ thống ra khỏi các tuyến phòng thủ. Đại tá Gennady Alekhin, một chuyên gia quân sự, nhận định rằng từ góc độ phòng thủ của Ukraine, Kupyansk gần như đã chắc chắn thất thủ.
Ông còn cho biết thêm rằng, các lực lượng phản kích mà quân đội Ukraine tập hợp trong tình trạng kiệt quệ không thể chống lại các cuộc tấn công mạnh mẽ của quân đội Nga, và những nỗ lực đó chỉ lãng phí nhân lực một cách vô ích.
Trên phương diện chiến thuật, lợi thế của quân đội Nga ngày càng rõ rệt. Họ không chỉ kiểm soát vững chắc Kupyansk mà còn sử dụng lực lượng dự bị hùng hậu để kiềm chế quân đội Ukraine, đồng thời cắt đứt các tuyến hậu cần cung cấp đạn dược và nhân lực. Một khi tuyến tiếp tế quan trọng này bị phá vỡ, lực lượng phòng thủ Ukraine tại Kupyansk sẽ không thể cầm cự lâu dài.
Loại mìn Mỹ gửi cho Ukraine: Nguy hiểm đến mức 150 nước cấm dùng
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê chuẩn việc gửi mìn chống bộ binh tới Ukraine khi ông tìm cách tăng cường hỗ trợ Kiev trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ.
Quyết định được đưa ra sau khi một số quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ Tổng thống Biden đã cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa do Mỹ chế tạo, như tên lửa ATACMS, để tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga.
Theo Sky News và The Washington Post, mìn chống bộ binh có lịch sử lâu đời và gây tranh cãi. Hơn 150 quốc gia đã cấm sử dụng loại mìn này, song điều đáng chú ý là Mỹ và Nga không cấm.
Loại mìn Mỹ cung cấp cho Ukraine không phân biệt ai là lính, ai là dân thường và có thể khiến nạn nhân bị thương suốt đời. Loại mìn này thường được thiết kế để gây thương tích hơn là làm tử vong, nhằm áp đảo lực lượng hậu cần và nguồn lực y tế của đối phương.
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế cho biết mìn chống bộ binh hay mìn chống người gây ra thương tích và tác hại lâu dài. "Ô nhiễm mìn khiến nhiều khu vực đất đai không thể dùng được, ảnh hưởng tới sản xuất lương thực và phá hủy sinh kế. Tác động của mìn chống bộ binh đối với cộng đồng thường kéo dài nhiều thập niên".
Một quan chức Mỹ cho biết, loại mìn chống bộ binh mà nước này cung cấp cho Ukraine không bền và "bị trơ" sau một khoảng thời gian được thiết lập từ trước.
Tuy nhiên, Hội Chữ thập đỏ cho biết ngay cả những loại mìn thông minh này cũng gây nguy hiểm cho dân thường khi chúng được kích hoạt.
Hơn 150 quốc gia đã cam kết cấm sử dụng, sản xuất, tích trữ và chuyển giao chúng thông qua Công ước cấm mìn chống bộ binh năm 1997. Ukraine có tham gia hiệp ước nhưng đã tuyên bố có thể rút khỏi hiệp ước vì nhu cầu quân sự.