Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chiến sự Nga-Ukraine: Ukraine đang cạn kiệt đạn dược?

Liên quan đến tình hình chiến sự Nga-Ukraine, tờ Góc nhìn của Nga dẫn lời giới chuyên gia đánh giá, Quân đội Ukraine đang rơi vào giai đoạn thiếu thốn đạn dược.
Chiến sự Nga-Ukraine: Israel “bật đèn xanh” cho phép các nước khác bán lại vũ khí cho Ukraine Chiến sự Nga-Ukraine: Quân đội Ukraine mở cuộc phản công quy mô lớn hướng Zaporozhye

Mới đây, tờ Góc nhìn của Nga dẫn lời giới chuyên gia đánh giá, Quân đội Ukraine đang rơi vào giai đoạn thiếu thốn đạn dược và điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như tổ chức các đợt phản công lớn.

Khi Ukraine phụ thuộc vào nguồn đạn dược viện trợ

Theo đó, với tốc độ sử dụng hỏa lực quy mô lớn, dài ngày trên chiến trường, Ukraine hiện đã sử dụng hết nguồn đạn dược dự trữ từ thời Liên Xô và phụ thuộc vào nguồn viện trợ từ Mỹ và phương Tây. Điều này trở nên rõ ràng khi không chỉ Ukraine, mà cả các nhà viện trợ cho Kiev cũng đang cạn kiện nguồn dự trữ đạn dược.

Hiện tại, Quân đội Ukraine đang sử dụng rộng rãi các loại pháo binh theo chuẩn NATO với cỡ nòng 155mm, rocket HIMARS kết hợp với các loại súng bộ binh cơ đạn chuẩn Liên Xô và Nga. Sau 9 tháng chiến sự, nguồn dự trữ đạn dược của Ukraine đang dần cạn kiệt khi ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã tê liệt sau các đợt tập kích đường không của Nga.

The Washington Post đánh giá, các quốc gia NATO, bao gồm Mỹ và phương Tây đã phải chuyển tới “những viên đạn dự trữ” cuối cùng cho Ukraine. Việc duy trì nhịp độ viện trợ như hiện tại có thể ảnh hưởng tới năng lực phòng thủ khiến các quốc gia NATO e ngại.

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Ukraine đang cạn kiệt đạn dược?
Khi nguồn đạn dược dự trữ từ thời Liên Xô cạn kiệt, Ukraine đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn viện trợ quân sự từ Mỹ và phương Tây. Ảnh: TASS

Về phần mình, Kiev đã nhiều lần nói về sự “cạn kiệt đạn dược viện trợ” từ phương Tây và hối thúc các quốc gia tiếp tục duy trì nguồn viện trợ. Tuy nhiên, do không được chuẩn bị cho cuộc chiến quy mô lớn như đang diễn ra ở miền Đông Ukraine, ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đang thích ứng không kịp và khó có thể tăng sản lượng trong ngắn hạn.

Với đặc điểm hình thái chiến trường ở miền Đông Ukraine, các bên tham chiến thường sử dụng số lượng lớn đạn dược trong chiến đấu. Tờ Góc nhìn nêu ví dụ, mỗi băng đạn tiêu chuẩn 30 viên của súng trường AK-74 đủ hỏa lực duy trì trong 3 giây hay tốc độ bắn của pháo tự hành 152mm Acacia là 3 viên/phút. Với quy mô chiến trường ở Ukraine, mỗi ngày có thể tiêu tốn hàng trăm tấn đạn dược, thậm chí gấp nhiều lần trong các đợt phản công. Điều này có thể thấy rõ tại các trận địa pháo binh hay điểm phòng thủ của các bên tham chiến.

Tại các điểm nóng, thường hiếm khi im tiếng súng và chúng cần được bổ sung đạn dược thường xuyên. Một đợt tấn công hay phản công thường tiêu tốn nguồn đạn dược trung bình dùng trong 2-3 ngày. Cùng với đó là sự suy hao của khí tài chiến đấu. Mỗi nòng súng hay pháo được thiết kế cho số lượng phát bắn nhất định rồi sẽ giảm độ chính xác. Vì thế, chúng cần được bảo trì và thay thế thường xuyên.

Trong các đợt tấn công, người lính thường tiêu thụ cao hơn khoảng 5-6 lần cơ số đạn thông thường, tương ứng khoảng 2.5000 viên đạn. Cùng với lượng đạn dự trữ chiến đấu khoảng 3 cơ số đạn. Đối với pháo binh, cơ số tiêu hao thường gấp 3-4 lần thông thường, tương ứng khoảng 1.500 viên/ngày.

Tốc độ tiêu hao đạn dược ở góc tham chiếu hẹp kể trên giúp giải thích cho việc tại sao Ukraine nhanh chóng hết nguồn đạn dược dự trữ khi liên tục tổ chức các đợt phản công quy mô, trong khi nguồn đạn dược gần như phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ.

Trong báo cáo mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tiết lộ một phần về hoạt động viện trợ đạn dược cho Quân đội Ukraine. Kể từ khi xung đột bùng phát vào cuối tháng 2/2022, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine khoảng 90.000 tấn vũ khí và đạn dược, sử dụng hơn 900 chuyến bay quân sự, trong đó có khoảng 1 triệu quả đạn pháo đã được chuyển giao.

Con số trên có vẻ là lớn, nhưng chỉ đúng trong thời bình. Trong cuộc xung đột quy mô và cường độ kéo dài nhiều tháng như tại Ukraine, số lượng đạn dược đó giống như “hạt muối bỏ bể”. Căn cứ vào quy mô pháo binh cỡ 155mm của Ukraine được viện trợ khoảng 70-80 đơn vị, nếu tham chiến tích cực thì có thể sử dụng tới hơn 400.000 cơ số đạn.

Một điểm đáng chú ý khác là khoảng cách vận chuyển đạn dược tới chiến trường. Do đường biển và một phần không phận Ukraine không thể sử dụng để vận chuyển đạn dược, phần lớn chúng được vận chuyển bằng đường bộ từ Ba Lan, Rumania. Những chuyến hàng này thường xuyên nằm trong tầm ngắm của lực lượng Không quân-vũ trụ Nga. Chính vì thế sự hao hút khi tới được chiến trường miền Đông Ukraine là rất đáng kể.

Tại sao hỏa lực pháo binh Nga luôn gấp 4-6 lần Ukraine

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia quân sự, Trung tướng Anatoly Khrulev chia sẻ với tờ Góc nhìn: “Mức độ tiêu hao đạn dược với từng chủng loại vũ khí là khác nhau trong nhiệm vụ tấn công và phòng thủ. Nếu thiếu lực lượng trinh sát và tình báo mạnh, rất nhiều đợt pháo kích sẽ tiêu hao đạn dược vô ích. Điều này không hiếm gặp ở cả phía Nga và Ukraine”.

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Ukraine đang cạn kiệt đạn dược?

Với ngành công nghiệp quốc phòng khổng lồ và sự chuẩn bị trước cho chiến tranh, Quân đội Nga và đồng minh đang nguồn đạn dược gần như vô tận trong các trận chiến tại miền Đông Ukraine

Thông thường trong tác chiến, nếu lượng đạn dược dự trữ tiêu hao khoảng 25% thì đơn vị chiến đấu sẽ đề nghị bổ sung. Yếu tố tiên quyết để tăng hiệu quả sử dụng đạn dược chính là việc đào tạo kíp chiến đấu. “Giống như huấn luyện bắn tỉa, người lính được yêu cầu tiêu diệt mục tiêu với 2 viên đạn. Trong pháo binh, yêu cầu này thường là 50 viên đạn. Tuy nhiên, với kíp chiến đấu được đào tạo tốt, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu thường là 8 viên đạn”, Trung tướng Anatoly Khrulev chia sẻ.

Theo lời chuyên gia Anatoly Khrulev, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đặc biệt là UAV trinh sát, các kíp chiến đấu có hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao hơn đáng kể.

Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các loại đạn pháo dẫn đường chính xác cao cũng giúp nâng cao đáng kể khả năng tiêu diệt mục tiêu ngay từ phát bắn đầu tiên, dù chi phí không hề rẻ.

Đánh giá về quy mô và cách thức sử dụng hỏa lực pháo binh tại chiến trường Ukraine, nhà quan sát quân sự Vladislav Shurygin đánh giá có sự khác biệt lớn giữa các thức tiêu thụ đạn dược giữa Quân đội Nga và Ukraine.

“Lính pháo binh Ukraine hiểu rõ những gì còn lại. Nguồn đạn dự trữ chính là cơ số đạn tại chỗ. Nếu sử dụng hết, họ sẽ chẳng còn gì để bắn trả lại. Trong khi đó, nguồn đạn dược của Nga rất dồi dào, thậm chí là vô tận”, ông Vladislav Shurygin đánh giá. Điều này giúp giải thích tại sao pháo binh Nga luôn duy trì hỏa lực gấp 4-6 lần so với Ukraine tại mặt trận miền Đông.

Với nguồn đạn dược hiện tại, trước khi nghĩ tới việc phản công, Quân đội Ukraine phải tính tới việc đảm bảo nguồn hậu cần, đạn dược ra sao trước đối thủ áp đảo hoàn toàn về hỏa lực như Nga.

Kim Ngân (theo tờ Góc nhìn)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Nếu Ukraine nhận được vũ khí tầm xa và được phép sử dụng chúng để tấn công lãnh thổ Nga, cuộc xung đột sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản đã chuyển hàng viện trợ khẩn cấp bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng giúp Việt Nam khắc phục thiệt hại bão Yagi.
Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ đã bãi bỏ giá sàn đối với các lô hàng gạo basmati để tăng sức cạnh tranh của giống gạo cao cấp này trên thị trường toàn cầu.
Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Cơ quan tình báo là công cụ hiệu quả góp phần tạo nên sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào. Tình báo sắc bén là vũ khí lợi hại hàng đầu để đánh bại các mục tiêu.
Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Sputnik đưa tin, trên chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradley được gửi tới Ukraine, người Mỹ đã để quên bản đồ của một trong những căn cứ quân sự lớn nhất nước này.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Nga đã gây thiệt hại cho hơn 20 lữ đoàn Ukraine tại Kursk. Trong vòng 24h, phía Ukraine chịu tới hơn 370 binh sĩ thương vong, cùng nhiều tổn thất lớn.
Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối

Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối ''so găng'', ông Trump tự tin đã chiến thắng

Việc ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận Tổng thống tiếp theo với ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris đánh dấu một thời điểm quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Theo báo cáo, dữ liệu do Quốc hội Ukraine công bố cho thấy chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, đã có tới 19.000 binh sĩ đào ngũ khỏi chiến trường ở Ukraine.
Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Mỹ lo sợ trước những thành công của quân đội Nga trên chiến trường nên muốn cho phép Ukraine tấn công bằng vũ khí tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Trung Quốc, Philippines thông báo khẩn về siêu bão Bebinca; Ông Putin ra lời cảnh báo phương Tây

Trung Quốc, Philippines thông báo khẩn về siêu bão Bebinca; Ông Putin ra lời cảnh báo phương Tây

Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản thông báo khẩn về siêu bão Bebinca; ông Putin ra lời cảnh báo phương Tây;... là những tin nóng thế giới đáng chú ý ngày 13/9.
Đại tướng Phan Văn Giang dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11

Đại tướng Phan Văn Giang dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/9/2024: Hé lộ nguồn lực còn lại của EU để giúp Ukraine; Nga phản công ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/9/2024: Hé lộ nguồn lực còn lại của EU để giúp Ukraine; Nga phản công ở Kursk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/9/2024: Hé lộ nguồn lực còn lại của EU để giúp Ukraine; Nga phản công ở Kursk.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump lưỡng lự về trận

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump lưỡng lự về trận 'so găng' thứ 2

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tỏ ra lưỡng lự về việc tham gia cuộc tranh luận thứ hai với đối thủ Kamala Harris sau khi màn thể hiện yếu kém của ông.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/9: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Ukraine nhận tin vui từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/9: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Ukraine nhận tin vui từ Mỹ

Nga đã công bố các đoạn phim ghi lại cảnh một nhóm tù binh Ukraine đầu hàng, đang đi bộ trên đường tại Kursk.
Chuyên gia Lê Đình Bá kêu gọi thích ứng với biến đổi khí hậu, thương mại công bằng tại WTO 2024

Chuyên gia Lê Đình Bá kêu gọi thích ứng với biến đổi khí hậu, thương mại công bằng tại WTO 2024

Tại Diễn đàn công WTO 2024, chuyên gia thương mại Việt Nam Lê Đình Bá nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với biến đổi khí hậu đối trong xuất khẩu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: Ukraine sẽ sớm được phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: Ukraine sẽ sớm được phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: Ukraine sẽ sớm được phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga, khi các thông tin liên quan đã được công bố.
Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Chính phủ Ấn Độ gia hạn áp thuế chống trợ cấp đến 30% đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam thêm 5 năm.
Tổng thống Ukraine đang toan tính ‘kế hoạch chiến thắng’; xuất hiện 1 cơn bão mới trên biển Thái Bình Dương

Tổng thống Ukraine đang toan tính ‘kế hoạch chiến thắng’; xuất hiện 1 cơn bão mới trên biển Thái Bình Dương

Tổng thống Ukraine đang toan tính ‘kế hoạch chiến thắng’; Xuất hiện 1 cơn bão mới trên biển Thái Bình Dương... là những tin Thế giới đáng chú ý ngày 12/9/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 12/9/2024: ‘Phương Tây dùng Ukraine làm vỏ bọc’; Kiev âm mưu chiếm giữ giàn khoan Crimea 2 của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 12/9/2024: ‘Phương Tây dùng Ukraine làm vỏ bọc’; Kiev âm mưu chiếm giữ giàn khoan Crimea 2 của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: ‘Phương Tây dùng Ukraine làm vỏ bọc’; Kiev âm mưu chiếm giữ giàn khoan Crimea 2 của Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris ‘dẫn điểm’, ông Trump ‘mắc bẫy’ đối thủ

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris ‘dẫn điểm’, ông Trump ‘mắc bẫy’ đối thủ

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 đã tạo nên sự đối lập rõ ràng.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/9: Lính đánh thuê phương Tây thiệt mạng;

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/9: Lính đánh thuê phương Tây thiệt mạng; 'Cá sấu' Ka-52M Nga tập kích Ukraine ở Kursk

Nga đã tấn công các điểm tập trung quân đối phương ở Kursk, cũng như các địa điểm triển khai của lính đánh thuê nước ngoài và lực lượng dự bị của Ukraine ở Sumy
Hàng hóa quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục bão lũ về đến Hà Nội

Hàng hóa quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục bão lũ về đến Hà Nội

18h20 hôm nay, chuyến hàng viện trợ của Australia sẽ đến Hà Nội, dự kiến được chuyển ngay lên Yên Bái nơi có số hộ dân bị ngập nhiều nhất.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 11/9/2024: Phương Tây kêu gọi Ukraine suy nghĩ về ‘kế hoạch B’; Tổng thống Putin cảnh báo nóng

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 11/9/2024: Phương Tây kêu gọi Ukraine suy nghĩ về ‘kế hoạch B’; Tổng thống Putin cảnh báo nóng

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/9/2024: Phương Tây kêu gọi Ukraine suy nghĩ về ‘kế hoạch B’; Tổng thống Putin cảnh báo nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động