Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chính NATO đã giúp Nga chính danh hóa cuộc chiến ở Ukraine

Sau gần 1 năm chiến sự, trái ngược với các dự đoán của các nhà quan sát chính trị phương Tây, Moscow và Quân đội Nga chưa hề có dấu hiệu sẽ sụp đổ tại Ukraine.
Nga có thể tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine trong bao lâu?

Thậm chí, trong bài viết đăng tải trên Tạp chí Asia Times, một số học giả còn nhận định chính việc Mỹ và NATO tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev đã chứng minh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là đúng đắn, khi họ đã có âm mưu chống lại và hạ bệ nước Nga từ lâu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm thao trường của Quân khu phía Tây ở Vùng Ryazan ngày 20/10/2022. Ảnh: RIAN.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm, thao trường của Quân khu phía Tây ở Vùng Ryazan ngày 20/10/2022. Ảnh: RIAN.

1 năm chiến sự

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã tiến hành được gần 1 năm và trong suốt thời gian đó, bản chất của cuộc chiến đã thay đổi rất nhiều.

Khi bắt đầu cuộc xung đột vào ngày 24/2/2022, cuộc tấn công chớp nhoáng của Quân đội Nga vào Kiev là nhằm thay đổi chế độ cầm quyền Ukraine nhưng Kiev không dễ dàng sụp đổ như vậy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và giới chức quân sự Nga có vẻ như đã không tính tới sự chuẩn bị kéo dài nhiều năm của Ukraine kể từ năm 2014. Tuy nhiên, với ưu thế áp đảo về hỏa lực và lực lượng, Nga vẫn giành được những vùng lãnh thổ quan trọng ở khu vực Đông Nam Ukraine.

Sự giằng co giữa hai bên đã kéo dài nhiều tháng cho tới khi quân đội Ukraine tạo được đột phá với chiến dịch quân sự thành công ở Kharkov. Tuy nhiên, Kiev đã dần sa lầy sau đó. Dù phía Nga chưa đạt được lợi thế đáng kể trên chiến trường, nhưng để Quân đội Nga sụp đổ ở Ukraine như dự đoán của các chuyên gia phương Tây sẽ không bao giờ xảy ra. Tất cả đều có lý do!

Tái tổ chức lực lượng

Xét trên thực tế chiến trường, mũi tiến công nhằm vào Kiev của quân đội Nga khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu là không thành công. Rút kinh nghiệm từ đợt tấn công này, quân đội Nga đã nhanh chóng rút quân và tái tổ chức ở khu vực phía Đông Ukraine. Điều này có vai trò quan trọng khi đảm bảo được nguồn cung cấp hậu cần dồi dào nhất từ nước Nga sang. Nga sau đó cũng áp dụng chiến thuật tương tự khi rút quân khỏi thành phố Kherson sang bờ phải sông Dniper.

Ban đầu, các lực lượng Nga tham chiến thực tế không đủ để tác chiến lâu dài, trong một chiến dịch quy mô và quy ước. Thực tế cuộc chiến tại Ukraine đã biến thành chiến tranh toàn diện. Điều này đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định bằng lời nói và hành động qua từng giai đoạn của cuộc chiến.

Khi “con gấu” thức giấc, sẽ rất khó để khuất phục được Nga. Điều này đã từng được minh chứng trong lịch sử.
Khi “con gấu” thức giấc, sẽ rất khó để khuất phục được Nga. Điều này đã từng được minh chứng trong lịch sử.

Sự thay đổi đáng kể nhất chính là tạo chiến tuyến rõ ràng và tăng cường đáng kể lực lượng tham chiến tại Ukraine. Đợt tổng động viên một phần của Nga đã minh chứng cho nhận định này.

Hiện tại, phần lớn lực lượng dự bị của Nga tập trung ở miền Đông, Donbass và đang củng cố chiến tuyến với hệ thống phòng thủ nhiều lớp. Động thái này giúp giảm thương vong và tích lũy nguồn lực đáng kể sau những tổn thất khi cuộc chiến bắt đầu cách đây gần 1 năm.

Các mũi tấn công của Nga tập trung chủ yếu vào việc giành lại các vùng lãnh thổ tại tỉnh Donetsk và Lugansk. Ngoài ra, các vùng lãnh thổ khác chủ yếu là hoạt động phòng thủ.

Cuộc chiến sẽ nghiền nát Ukraine một cách chậm rãi

Hoạt động quân sự đáng chú ý gần đây của Quân đội Nga và đồng minh tại thị trấn chiến lược Bakhmut không được tổ chức để giành chiến thắng chóng vánh, mà là từ từ nghiền nát đối thủ một cách có phương pháp. Khi tác chiến quy ước như vậy, Quân đội Nga tận dụng triệt để được ưu thế về hỏa lực và những chiến lệ từng được áp dụng hiệu quả trong các cuộc xung đột trong quá khứ.

Nga đã giải quyết các khó khăn gặp phải khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bằng cách giảm quy mô cuộc chiến. Lực lượng mới động viên của Nga thường có ít kinh nghiệm chiến đấu và thiếu đào tạo chuyên sâu phù hợp với một cuộc chiến có tổ chức hạn chế và chỉ gia tăng phù hợp tại các đột phá khẩu. Chiến thuật này đã thành công khi Nga chiến lại thị trấn Soledar mới đây.

Trong gần 1 năm tác chiến, pháo binh Nga cũng có được nhiều kinh nghiệm và điều chính chiến thuật phù hợp. Trong cuộc chiến Chesnya lần 1 năm 1994, quân đội Nga đã cố gắng chiếm thủ phủ Grozny, tương tự như hành động tại Thủ đô Kiev năm 2022 dựa vào ưu thế của Không quân. Tuy nhiên, thực tế chiến trường đã chứng minh chiến thuật này chưa phù hợp với quân đội Nga. Họ cần pháo binh làm mềm chiến trường trước khi bộ binh tiến lên làm chủ trận địa. Chiến thuật này vốn được Hồng quân Liên Xô hoàn thiện và áp dụng rất thành công trong Thế chiến 2 và được quân đội Nga thay đổi và áp dụng thành công tại thành phố Mariupol.

Theo đánh giá của nhà phân tích Alexander Hill, Giáo sư lịch sử quân sự tại Đại học Calgary, quân đội Liên Xô và Nga thường có xu hướng thực hiện các hành động thiếu tính toán khi bắt đầu các cuộc chiến. Tuy nhiên, sau đó, người Nga có cách riêng để chỉnh đốn và tổ chức chiến đấu có phương pháp và thận trọng hơn.

Có rất nhiều chiến lệ để minh chứng cho luận điểm này từ Thế chiến 2, tới cuộc chiến tranh Chesnya. Sự trưởng thành của người Nga không chỉ trong các tổ chức quân đội, tổ chức chiến đấu, mà còn là khả năng chịu đựng khó khăn và xác định tâm lý để đạt được các mục tiêu chiến thuật đề ra. Tại chiến trường Ukraine, điều này có thể thấy được từ mùa Thu, khi quân đội Nga bắt đầu thực hiện các hoạt động quân sự chậm rãi, nhưng có tổ chức và đạt được hiệu quả tác chiến có lợi.

Sự thay đổi của Nga khiến Mỹ và phương Tây bối rối

Mặc dù chịu nhiều tổn thất khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, nhưng trái ngược với nhận định của Mỹ và phương Tây, đa phần người dân Nga vẫn ủng hộ hành động quân sự cứng rắn của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ukraine. Chính sự ủng hộ này có vai trò quyết định đối với tinh thần chiến đấu của quân đội.

Với lập trường không khoan nhượng và kiên quyết ủng hộ Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ đã mất kể từ năm 2014, Mỹ và đồng minh đã lộ ý đồ và củng cố cho quyết định mở chiến dịch quân sự của Nga là đúng đắn. Hành động của NATO giúp khẳng định từ lâu phương Tây luôn mong muốn chống lại Nga và đưa vũ khí áp sát lãnh thổ nước Nga.

Thực tế, phần lớn người Nga coi Crimea là phần lãnh thổ không thể tách rời, vì vậy việc Mỹ và đồng minh ủng hộ Kiev giành lại vùng lãnh thổ này được coi là sự xúc phạm tới tự tôn của người Nga.

Nếu như Ukraine nhận được sự ủng hộ từ Mỹ và đồng minh, thì Nga vốn là siêu cường quân sự kế thừa từ Liên Xô cũng có tiềm lực và nguồn dự trữ đáng kể. Cùng với đó, Moscow còn có sự sát cánh của nhiều đồng minh như Iran hay Triều Tiên.

Cuộc chiến cam go sẽ không sớm kết thúc!

Với tương quan lực lượng hiện tại, có thể nhận định cuộc chiến tại Ukraine sẽ còn tiếp diễn. Việc Mỹ và phương Tây chuyển giao vũ khí hạng nặng, trong đó có xe tăng cho Ukraine có thể giúp củng cố sức mạnh cho Kiev trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự đa dạng của nhiều chủng loại vũ khí viện trợ sẽ là cơn ác mộng đối với Ukraine trong tương lai gần. Dù có chung chuẩn NATO, nhưng vũ khí của mỗi quốc gia lại cần công tác đào tạo, bảo trì và hậu cần khác nhau.

Đặc biệt, việc Đức quyết định cung cấp xe tăng cho Ukraine chính là chiến thắng về truyền thông dành cho Nga. Không khó để truyền thông Nga giúp người dân liên tưởng tới hành động Đức quốc xã xâm lược Liên Xô thời Thế chiến 2 vào tháng 6/1941 với sự hiện diện của xe tăng Đức trên lãnh thổ Ukraine.

Cuộc chiến sẽ chỉ xuống thang khi 1 trong 2 bên nhượng bộ. Và với con người sắt đá như Vladimir Putin, Mỹ và phương Tây sẽ một lần nữa được thấy sức mạnh thực sự của tính cách Nga, tâm hồn Nga trong chiến tranh.

Kim Ngân (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Tướng Đức cảnh báo mối đe dọa ở Ukraine; Mỹ lộ kế hoạch xung đột với Nga

Nếu Ukraine nhận được vũ khí tầm xa và được phép sử dụng chúng để tấn công lãnh thổ Nga, cuộc xung đột sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản chuyển hàng viện trợ khẩn cấp giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Chính phủ Nhật Bản đã chuyển hàng viện trợ khẩn cấp bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng giúp Việt Nam khắc phục thiệt hại bão Yagi.
Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ bãi bỏ giá sàn xuất khẩu gạo basmati để tăng sức cạnh tranh

Ấn Độ đã bãi bỏ giá sàn đối với các lô hàng gạo basmati để tăng sức cạnh tranh của giống gạo cao cấp này trên thị trường toàn cầu.
Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Những cơ quan tình báo quyền lực nhất hành tinh

Cơ quan tình báo là công cụ hiệu quả góp phần tạo nên sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào. Tình báo sắc bén là vũ khí lợi hại hàng đầu để đánh bại các mục tiêu.
Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Mỹ quên bản đồ căn cứ quân sự trên xe chiến đấu gửi tới Ukraine; không ai cần xung đột hạt nhân

Sputnik đưa tin, trên chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradley được gửi tới Ukraine, người Mỹ đã để quên bản đồ của một trong những căn cứ quân sự lớn nhất nước này.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/9/2024: NATO ‘mềm lòng’ với Nga, đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh toàn cầu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/9: Ukraine cố xoay chuyển tại tử địa Kursk; Lính NATO bắt đầu tham chiến

Nga đã gây thiệt hại cho hơn 20 lữ đoàn Ukraine tại Kursk. Trong vòng 24h, phía Ukraine chịu tới hơn 370 binh sĩ thương vong, cùng nhiều tổn thất lớn.
Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối

Bầu cử Mỹ 2024: Từ chối ''so găng'', ông Trump tự tin đã chiến thắng

Việc ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận Tổng thống tiếp theo với ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris đánh dấu một thời điểm quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 14/9/2024: Quân đội NATO có mặt ở Ukraine; xung đột sẽ kết thúc theo điều kiện của Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/9: 19.000 lính Kiev đào ngũ ở Kursk; Ba Lan gợi ý kế hoạch nóng cho Ukraine

Theo báo cáo, dữ liệu do Quốc hội Ukraine công bố cho thấy chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, đã có tới 19.000 binh sĩ đào ngũ khỏi chiến trường ở Ukraine.
Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Lý do Mỹ muốn cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Mỹ lo sợ trước những thành công của quân đội Nga trên chiến trường nên muốn cho phép Ukraine tấn công bằng vũ khí tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Trung Quốc, Philippines thông báo khẩn về siêu bão Bebinca; Ông Putin ra lời cảnh báo phương Tây

Trung Quốc, Philippines thông báo khẩn về siêu bão Bebinca; Ông Putin ra lời cảnh báo phương Tây

Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản thông báo khẩn về siêu bão Bebinca; ông Putin ra lời cảnh báo phương Tây;... là những tin nóng thế giới đáng chú ý ngày 13/9.
Đại tướng Phan Văn Giang dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11

Đại tướng Phan Văn Giang dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/9/2024: Hé lộ nguồn lực còn lại của EU để giúp Ukraine; Nga phản công ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 13/9/2024: Hé lộ nguồn lực còn lại của EU để giúp Ukraine; Nga phản công ở Kursk

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/9/2024: Hé lộ nguồn lực còn lại của EU để giúp Ukraine; Nga phản công ở Kursk.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump lưỡng lự về trận

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump lưỡng lự về trận 'so găng' thứ 2

Cựu Tổng thống Donald Trump đang tỏ ra lưỡng lự về việc tham gia cuộc tranh luận thứ hai với đối thủ Kamala Harris sau khi màn thể hiện yếu kém của ông.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/9: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Ukraine nhận tin vui từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/9: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Ukraine nhận tin vui từ Mỹ

Nga đã công bố các đoạn phim ghi lại cảnh một nhóm tù binh Ukraine đầu hàng, đang đi bộ trên đường tại Kursk.
Chuyên gia Lê Đình Bá kêu gọi thích ứng với biến đổi khí hậu, thương mại công bằng tại WTO 2024

Chuyên gia Lê Đình Bá kêu gọi thích ứng với biến đổi khí hậu, thương mại công bằng tại WTO 2024

Tại Diễn đàn công WTO 2024, chuyên gia thương mại Việt Nam Lê Đình Bá nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với biến đổi khí hậu đối trong xuất khẩu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: Ukraine sẽ sớm được phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: Ukraine sẽ sớm được phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: Ukraine sẽ sớm được phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga, khi các thông tin liên quan đã được công bố.
Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Chính phủ Ấn Độ gia hạn áp thuế chống trợ cấp đến 30% đối với ống thép không gỉ hàn nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam thêm 5 năm.
Tổng thống Ukraine đang toan tính ‘kế hoạch chiến thắng’; xuất hiện 1 cơn bão mới trên biển Thái Bình Dương

Tổng thống Ukraine đang toan tính ‘kế hoạch chiến thắng’; xuất hiện 1 cơn bão mới trên biển Thái Bình Dương

Tổng thống Ukraine đang toan tính ‘kế hoạch chiến thắng’; Xuất hiện 1 cơn bão mới trên biển Thái Bình Dương... là những tin Thế giới đáng chú ý ngày 12/9/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 12/9/2024: ‘Phương Tây dùng Ukraine làm vỏ bọc’; Kiev âm mưu chiếm giữ giàn khoan Crimea 2 của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 12/9/2024: ‘Phương Tây dùng Ukraine làm vỏ bọc’; Kiev âm mưu chiếm giữ giàn khoan Crimea 2 của Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 12/9/2024: ‘Phương Tây dùng Ukraine làm vỏ bọc’; Kiev âm mưu chiếm giữ giàn khoan Crimea 2 của Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris ‘dẫn điểm’, ông Trump ‘mắc bẫy’ đối thủ

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris ‘dẫn điểm’, ông Trump ‘mắc bẫy’ đối thủ

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 đã tạo nên sự đối lập rõ ràng.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/9: Lính đánh thuê phương Tây thiệt mạng;

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/9: Lính đánh thuê phương Tây thiệt mạng; 'Cá sấu' Ka-52M Nga tập kích Ukraine ở Kursk

Nga đã tấn công các điểm tập trung quân đối phương ở Kursk, cũng như các địa điểm triển khai của lính đánh thuê nước ngoài và lực lượng dự bị của Ukraine ở Sumy
Hàng hóa quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục bão lũ về đến Hà Nội

Hàng hóa quốc tế hỗ trợ Việt Nam khắc phục bão lũ về đến Hà Nội

18h20 hôm nay, chuyến hàng viện trợ của Australia sẽ đến Hà Nội, dự kiến được chuyển ngay lên Yên Bái nơi có số hộ dân bị ngập nhiều nhất.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 11/9/2024: Phương Tây kêu gọi Ukraine suy nghĩ về ‘kế hoạch B’; Tổng thống Putin cảnh báo nóng

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 11/9/2024: Phương Tây kêu gọi Ukraine suy nghĩ về ‘kế hoạch B’; Tổng thống Putin cảnh báo nóng

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/9/2024: Phương Tây kêu gọi Ukraine suy nghĩ về ‘kế hoạch B’; Tổng thống Putin cảnh báo nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động