Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:00

Chính thức ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP

Sau 8 năm đàm phán, ngày 15/11, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước thành viên, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết trực tuyến. Đây là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, thể hiện một bước tiến quan trọng hướng tới một khuôn khổ luật lệ lý tưởng cho thương mại và đầu tư toàn cầu.

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo 10 nước ASEAN và các nước Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Tổng Thư ký ASEAN tại các điểm cầu.

Lễ ký kết Hiệp định RCEP theo hình thức trực tuyến

Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết Hiệp định RCEP đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và tất cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định.

Đặc biệt, Hiệp định được thực thi với 15 thành viên, sẽ tạo ra thị trường vô cùng lớn với quy mô khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Theo nhiều dự báo, các thị trường trong khuôn khổ Hiệp định sẽ sớm đạt ngưỡng thu nhập để bùng nổ tiêu dùng nên có nhiều tiềm năng trong tương lai. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm 2018 cho thấy, việc thực thi hiệp định này có thể giúp tổng sản phảm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét lợi ích trực tiếp, có thể lên đến 1% nếu có tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể chế.

Ngoài ra, cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, điểm khác biệt là RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ đó sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.

Thêm nữa, mục tiêu mà ASEAN hướng đến là hình thành không gian sản xuất chung kết nối với các nền kinh tế lớn trong khu vực. Bởi thế, Hiệp định RCEP là mắt xích quan trọng để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Rõ ràng, để có thể trở thành không gian sản xuất thống nhất thì cần có thị trường đủ lớn và Hiệp định RCEP đảm bảo cho điều kiện tiên quyết đó.

Có thể nói, Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới với sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế.

Các nền kinh tế trong RCEP cũng có tính đa dạng cao, trong đó có những nền kinh tế có tiềm năng về vốn đầu tư hay công nghệ, có nền kinh tế có nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào. Đây chính là tiền đề quan trọng để phát triển đầy đủ chuỗi cung ứng, từ đó tạo ra không gian sản xuất thống nhất.

Hiệp định được thực thi với 15 thành viên, sẽ tạo ra thị trường vô cùng lớn với quy mô khoảng 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới.

Trước đó, tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4, các nhà lãnh đạo về RCEP đã ra tuyên bố chung. Theo đó, đều nhất trí rằng toàn bộ cơ hội và tiềm năng của Hiệp định RCEP chỉ được có thể hiện thực hóa khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo các nước sẽ giao quan chức các nước đẩy nhanh thủ tục phê chuẩn trong nước để Hiệp định sớm có hiệu lực, khi ít nhất 6 Quốc gia thành viên ASEAN và 3 nước đối tác gửi văn kiện phê chuẩn đến Cơ quan lưu chiểu theo quy định của Hiệp định. Lãnh đạo các nước cũng giao các Bộ trưởng phát triển RCEP thành một nền tảng cho đối thoại và hợp tác về các vấn đề kinh tế và thương mại ảnh hưởng đến khu vực, đồng thời báo cáo thường xuyên.

Đánh giá cao vai trò của Ấn Độ với hiệp định này, các nhà lãnh đạo về RCEP khẳng định rằng, Hiệp định vẫn mở cửa cho Ấn Độ tham gia. Việc tham gia của Ấn Độ vào Hiệp định RCEP sẽ được hoan nghênh, với tư cách là một trong 16 quốc gia ban đầu tham gia đàm phán Hiệp định RCEP từ năm 2012 và có tầm quan trọng chiến lược trong việc tăng cường và mở rộng chuỗi giá trị khu vực.

Nhóm Phóng viên

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam chủ trì họp tổng kết Ủy ban ASEAN tại New York

ASEAN – EU: Chính thức nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Hợp tác quốc tế về quy định để ứng phó khủng hoảng trong tương lai

Thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa tại 5 nước ASEAN và Việt Nam

Doanh nhân trẻ ASEAN tăng cường hợp tác, vươn ra biển lớn

Hội chợ ASEAN - Trung Quốc: Thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số

Thủ tướng chúc mừng Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17

Hiệp định RCEP: Doanh nghiệp cần chủ động trong sân chơi kinh tế rộng lớn

CAFEO 38 - Thể hiện tinh thần hợp tác, linh hoạt của đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Các nước Đông Á hợp tác chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững

ASEAN tăng cường hợp tác IRENA phát triển năng lượng tái tạo

ASEAN+3 cam kết tăng cường hợp tác phục hồi năng lượng

Hướng tới phát triển thị trường năng lượng ASEAN bền vững, xanh và sạch

IEA thúc đẩy ưu tiên năng lượng của ASEAN

Thúc đẩy hợp tác năng lượng trong khu vực Đông Á

Thống nhất nhiều nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng lần thứ 38

ASEAN đồng thuận thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Ký kết RCEP: Một bước tiến lớn của thế giới tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 thông qua số lượng văn kiện lớn nhất từ trước tới nay

Việt Nam chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Brunei