Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam vừa đặt dấu mốc quan trọng khi chính thức được ký kết hợp đồng mua bán điện.
Siêu dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp 'nổi lửa' Tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Ngày 04/10/2024, tại Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ký kết Hợp đồng mua bán điện (PPA) Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4, một trong những hợp đồng quan trọng trước khi Nhà máy đi vào hoạt động thương mại.

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD
Ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power và ông Lê Khắc Hưng, Giám đốc EVNEPTC ký kết Hợp đồng PPA Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 - Ảnh: Petrotime

Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là dự án trọng điểm quốc gia, do PV Power là chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD, công suất 1.624 MW. Đây là dự án nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, có công nghệ (turbine khí) hiện đại do GE (Hoa Kỳ) cung cấp với công suất và hiệu suất cao nhất hiện nay. Dự kiến khi chính thức phát điện thương mại, dự án sẽ bổ sung hơn 9 tỷ kWh điện thương phẩm/năm cho hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong quá trình đầu tư một dự án nhà máy điện, PPA là một trong những hợp đồng quan trọng nhất, cùng với các cam kết mua điện dài hạn (Qc) và xác định khung giá điện, đây là những yếu tố quan trọng để các dự án có thể triển khai thuận lợi, hiệu quả và tiến tới vận hành thương mại.

Đối với dự án Nhơn Trạch 3&4, đây là dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, do đó, quá trình đàm phán PPA đã diễn ra rất khó khăn bởi chưa hề có tiền lệ. Việc ký kết Hợp đồng PPA ban đầu sẽ giúp PV Power có thể sớm ký Hợp đồng mua bán khí (GSA) gắn với khối lượng LNG mua hàng năm, thời hạn xác nhận, kế hoạch giao nhận khí ổn định với giá khí hợp lý nhất. Ngoài ra, Hợp đồng PPA của dự án còn là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tín dụng quốc tế xem xét cho PV Power vay vốn triển khai dự án.

Để dự án có cơ sở hoạt động thương mại sau khi hoàn tất việc xây dựng, từ năm 2019 đến nay, PV Power và EVNEPTC (đơn vị được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền) đã trải qua quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện trên cơ sở Thông tư 57/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương, cùng sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hợp đồng PPA được ký giữa PV Power và EVNEPTC được xây dựng trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích các bên và lợi ích quốc gia.

Hợp đồng PPA ký kết giữa hai đơn vị không chỉ đánh dấu cột mốc và điều kiện quan trọng để Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 đi vào hoạt động thương mại mà còn tạo tiền đề, định hướng cho việc đàm phán PPA các dự án điện sử dụng khí LNG khác trong Quy hoạch điện VIII.

Dù việc ký kết hợp đồng mua bán điện giữa PV Power và EVNEPTC đã được triển khai, song theo ông Lê Như Linh, Tổng giám đốc PV Power: Với hợp đồng hiện tại thì PV Power chỉ yên tâm được 40% công suất, còn 60% còn lại chủ đầu tư vẫn đang đợi Chính phủ, Bộ Công Thương có chính sách tháo gỡ để nâng được tối đa công suất. Việc này giúp cho nhà đầu tư có được hợp đồng mua tối đa nhiên liệu đầu vào dài hạn giúp tiết kiệm 15% so với mua ngắn hạn.

Được biết, trước khi dự án được ký kết hợp đồng mua bán điện, mơi đây liên quan đến tiến độ của dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lê Ngọc Sơn dẫn đầu đã có chuyến thăm, làm việc, kiểm tra tiến độ Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, tỉnh Đồng Nai.

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) vừa tổ chức công bố hợp đồng tín dụng trị giá 521,5 triệu USD ký với tổ hợp hai ngân hàng Citi và ING được bảo hiểm bởi KSURE và SERV tài trợ cho Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 - Ảnh: PVN

Tại buổi làm việc, báo cáo với đoàn công tác về tiến độ dự án, ông Lê Bá Quý, Giám đốc Ban quản lý dự án điện Nhơn Trạch 3 và 4 cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, khối lượng hoàn thành của Hợp đồng EPC ước đạt khoảng 94%. Ban quản lý dự án điện (PVPP) và Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) đã ký Hợp đồng Mua bán điện phục vụ giai đoạn thử nghiệm cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 vào ngày 27/5/2024. PV Power và PV GAS đã cơ bản hoàn thành đàm phán các điều khoản và nội dung của Hợp đồng GSA, dự kiến ký kết hợp đồng vào quý IV/2024.

Trên cơ sở tiến độ cập nhật đến hết tháng 8/2024 của nhà thầu EPC, công tác chạy thử nghiệm của mỗi nhà máy dự kiến được thực hiện trong vòng 178 ngày. Cụ thể, dự kiến Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 (NMĐ) sẽ bắt đầu từ mốc tiến độ đánh lửa lần đầu ngày 15/10/2024, sau đó chạy thử nghiệm thông số vận hành đảm bảo, chạy tin cậy và vận hành thương mại vào tháng 4/2025. Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 bắt đầu từ mốc tiến độ đánh lửa lần đầu ngày 22/12/2024, chạy thử nghiệm thông số vận hành đảm bảo, chạy tin cậy và vận hành thương mại vào tháng 7/2025.

Cùng với đó, ngày 01/10/2024 vừa qua, tại Hà Nội, PV Power đã công bố hợp đồng tín dụng trị giá 521,5 triệu USD ký với tổ hợp hai ngân hàng Citi và ING được bảo hiểm bởi KSURE và SERV tài trợ cho Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Đồng thời, đến nay, các khoản tín dụng đã được PV Power ký kết để tài trợ cho Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 bao gồm: Khoản vay SMBC/SACE trị giá 200 triệu USD ký ngày 31/3/2023; Khoản vay VCB trị giá 4.000 tỷ đồng ký ngày 26/9/2023. Theo đánh giá của Chủ tịch HĐQT PV Power Hoàng Văn Quang việc dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 được “bơm vốn” nói chung và ký kết thêm hợp đồng tín dụng trị giá 521,5 triệu USD với tổ hợp hai ngân hàng Citi, ING được bảo hiểm bởi KSURE và SERV, có nghĩa rất quan trọng đối với PV Power, đảm bảo tiến độ, chất lượng, sớm đưa dự án đi vào vận hành thương mại.

Chính từ những ý nghĩa này, việc nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 ký kết hợp đồng mua bán điện có ý nghĩa quan trọng, góp phần mang lại hiệu quả, ý nghĩa thiết thực của dự án đối với an ninh năng lượng quốc gia, qua đó còn khẳng định vị thế, “điền tên” Việt Nam trong bản đồ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho thị trường Việt Nam

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho thị trường Việt Nam

Xanh hóa năng lượng trong sản xuất: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán lớn nhất là nguồn vốn

Xanh hóa năng lượng trong sản xuất: Doanh nghiệp vẫn đối mặt với bài toán lớn nhất là nguồn vốn

Làm sao ban đêm vẫn sản xuất ra điện năng lượng mặt trời?

Làm sao ban đêm vẫn sản xuất ra điện năng lượng mặt trời?

Loại pin hạt nhân mới có thể hoạt động liên tục nhiều thập kỷ

Loại pin hạt nhân mới có thể hoạt động liên tục nhiều thập kỷ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Air Liquide (Pháp)

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Nhật Bản xem xét khả năng bắt buộc tái chế tấm pin mặt trời

Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Pin Natri-ion có thể thay đổi cục diện lưu trữ năng lượng như thế nào?

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

Hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam

Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Nhà đầu tư đề xuất làm 2 dự án điện gió công suất 7.000MW tại huyện Cần Giờ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Mỹ đổ hàng chục tỷ đô vào điện gió ngoài khơi: Tham vọng lớn, thách thức nhiều

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Hydrogen: Ngành nào ‘khát’ nhất?

Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Đường đua phát triển điện gió ngoài khơi đến 2040: Châu Mỹ liệu có bắt kịp châu Âu?

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Việt Nam - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ Bỉ trong lĩnh vực năng lượng

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển năng lượng tái tạo

Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với điện mặt trời mái nhà

Xem thêm