Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 09:31

Chống hàng giả hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Nói phải đi đôi với làm!

Ngày 30/11/2016, Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý Thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương tổ chức Lễ Kỷ niệm "Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái".  

Lễ kỷ niệm hướng tới mục tiêu đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi của doanh nghiệp và khuyến khích sáng tạo, lành mạnh hóa thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.

Để làm tốt công tác này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị như: Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Nghị quyết 41/NĐ- CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới... Từ năm 2007, theo đề nghị của VATAP và các cơ quan liên quan, Chính phủ đã chọn ngày 29/11 hàng năm là ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” với quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong thời điểm đất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia -đánh giá cao những kết quả đã đạt được của các lực lượng QLTT nói riêng và các cơ quan chức năng nói chung trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chia sẻ với những khó khăn mà lực lượng phải trải qua. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, “kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ và người dân”- Phó Thủ tướng nhận định.

Thời gian tới, các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Khoa học và Công nghệ… phải tiếp tục chủ động, thường xuyên rà soát chính sách, pháp luật liên quan, kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở để khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo khung pháp lý đầy đủ, vững chắc để thuận lợi cho thực thi công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quan trọng nhất là phải thực thi thật nghiêm, nói đi đôi với làm, chú trọng nâng cao phẩm chất pháp luật cho lực lượng cán bộ quản lý, không để lọt lưới các hành vi vi phạm… Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, có phương hướng xử lý nhanh chóng kịp thời từng vụ việc, từng chuyên đề, mặt hàng.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: "Chính phủ đang tập trung phát triển theo hướng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Lĩnh vực chống hàng giả, hàng nhái là trong một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ".

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục QLTT đã chỉ đạo quyết liệt lực lượng QLTT cả nước triển khai đồng bộ các giải pháp như: Tuyên truyền, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đặc biệt là tập trung vào các chuyên đề nổi cộm, gây bức xúc cho xã hội như mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng, điện tử - điện máy, phương tiện giao thông, phân bón, xăng dầu, dược phẩm, mỹ phẩm, v.v… Những nỗ lực này đã mang lại dấu hiệu tích cực trên thị trường, tình trạng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở một số ngành đã có dấu hiệu giảm, ví dụ như mặt hàng mỳ chính, mũ bảo hiểm...

Ngoài ra, lực lượng QLTT còn phối hợp cùng các cơ quan chức năng, ban ngành, hiệp hội, doanh nghiệp... tích cực ngăn chặn nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng việc: Hoàn thiện khung pháp lý, tổ chức thực hiện, tăng cường kiểm tra, giám sát gắn với việc phát triển thương hiệu dịch vụ Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại buổi lễ

Thứ trưởng khẳng định: “Sẽ tập trung, bố trí tối đa nguồn lực cho công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; trong đó tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, mặt hàng trọng điểm như phân bón, thực phẩm chức năng, tân dược, mỹ phẩm nhằm tạo những chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới”.

Thứ trưởng cũng yêu cầu cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi với các hiệp hội, các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông và người tiêu dùng để công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả. Các doanh nghiệp, hiệp hội cần nhận thức vai trò cốt lõi của mình trong công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội trong công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trao Bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác chống hàng giả hàng nhái và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Theo ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ người tiêu dùng, xác định chống hàng giả, hàng nhái là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp, phải đi sâu từng ngành, từng nhóm hàng, Hiệp hội đã, đang và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương để có nhiều hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu; hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân tham gia công tác chống giàng giả, hàng nhái với nhiều hình thức khác nhau; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp hỗ trợ lực lượng chức năng xác định hàng thật, hàng giả, cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; tham gia góp ý, kiến nghị xây dựng cơ chế chính sách...

Trong dịp này, VATAP kêu gọi cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam hãy bài trừ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng cách: Phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng, VATAP, các lực lượng chức năng trong việc phản ánh, cung cấp thông tin. Đặc biệt, người dân nên chú ý theo dõi các chương trình truyền hình, phát thanh, báo chí để nâng cao ý thức cộng đồng, tạo chuyển biến sâu rộng trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái.

Thu Hà - Cấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Sở hữu trí tuệ

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không