Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ sáu 15/11/2024 23:21

Chống xuất lậu khoáng sản: Siết chặt điều kiện kinh doanh

Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 02/CT-TTg cấm xuất khẩu khoáng sản thô dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, nạn “chảy máu” khoáng sản qua đường biển vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt, là xuất lậu titan thô và than sang Trung Quốc.

Bắt giữ phương tiện khai thác khoáng sản trái phép.

 - Trăm cách qua mặt

Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô – Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng)- cho biết, 6 tháng đầu năm, biên phòng phối hợp với các lực lượng chức năng bắt 10 tàu vận chuyển trái phép titan ra nước ngoài.

Đối với than xuất lậu, từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng tại Quảng Ninh phát hiện, triệt phá 281 lán trại, đình chỉ 520 lượt/điểm khai thác trái phép, thu giữ gần 20.000 tấn than, khởi tố 24 vụ.

Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô nhận định, xuất lậu khoáng sản ngày càng phức tạp bởi lợi nhuận cao. Một tấn quặng titan thô trong nước giá 3 triệu đồng, sang Trung Quốc lên tới 9 triệu đồng; quặng sắt giá trong nước 2 triệu đồng/tấn, sang Trung Quốc  3 triệu đồng/tấn; than lậu cũng chênh lệch 2– 3 triệu đồng/tấn...

Thủ đoạn xuất lậu khoáng sản cũng rất đa dạng. Ví dụ, doanh nghiệp có giấy phép khai thác titan liên kết với nhiều “công ty ma” ở Hải Phòng và Quảng Ninh để chuyển khoáng sản thô ra khỏi địa phương. Ngoài ra, các đối tượng thường khai tăng hàm lượng quặng để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và hạ thấp giá trị hàng hóa để trốn thuế.

Đại tá Phạm Quang Dũng- Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh - cho biết, lợi dụng cơ chế cho phép xuất khẩu than chất lượng thấp, các đối tượng đã trộn, tráo hàng nhằm thu lợi bất chính. Từ đầu năm đến nay, vận chuyển than lậu có thêm thủ đoạn mới, than được đóng thành bao hoặc cho vào container, dùng chứng từ giả để trốn kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Hoàn thiện thêm pháp luật

Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô cho biết, xác minh các vụ buôn lậu khoáng sản rất khó khăn, nhất là khi các đối tượng hợp thức hóa hồ sơ, vận chuyển than nội địa để vượt biên sang Trung Quốc tiêu thụ. Nếu bắt tàu ở trong nội địa sẽ rất khó chứng minh mục đích buôn lậu qua biên giới. Còn khi bị bắt trên biển, các đối tượng thường khai là tàu vận chuyển khoáng sản tiêu thụ nội địa nhưng do hỏng máy tàu, định vị… nên bị lạc.

Nhằm hạn chế xuất lậu, Quảng Ninh chỉ đạo UBND các địa phương ký quy chế phối hợp với các đơn vị của Vinacomin, cùng các ngành thực hiện nghiêm, khoanh 7 vùng, khu vực cấm và hạn chế khai thác khoáng sản…

Tuy nhiên, cuộc chiến chống than lậu tuy được triển khai quyết liệt nhưng vẫn chỉ như “muối bỏ bể” bởi vướng mắc cơ chế thực thi và bất cập quy định pháp luật về khai thác, kinh doanh than.

Quảng Ninh đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương giáp ranh với tỉnh không để tồn tại các bãi tập kết than trái phép, các hộ sử dụng than nội địa phải có cảng tại chỗ. Đồng thời, Chính phủ cần sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 59 về kinh doanh và khai thác than, coi đây là ngành kinh doanh có điều kiện và sớm có thông tư liên bộ để xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Để ngăn chặn, xử lý tận gốc buôn lậu khoáng sản, Ban Chỉ đạo 127 TW cho rằng, các lực lượng chức năng cần phối hợp chặt chẽ, tổ chức mạng lưới cộng tác viên để thâm nhập vào các đường dây buôn lậu.

Uớc tính mỗi năm có hàng triệu tấn khoáng sản xuất lậu qua biên giới. Riêng Bình Định, trung bình mỗi năm thất thoát gần 500.000 tấn titan thô qua đường xuất lậu, Quảng Ninh “chảy máu” hàng triệu tấn than.

Nguyễn Hải - Thúy Hà

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?