Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 22:52

Chủ phương tiện cần làm gì khi quyết định xử phạt nguội quá 1 năm?

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông là 1 năm, quá thời hạn thì không thi hành quyết định nữa, trừ một số trường hợp...

Khi nào được xoá lỗi phạt nguội?

Thời gian qua, hình thức phạt nguội trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Trên thực tế, hình thức này đã được áp dụng được khá lâu, thế nhưng không ít người chưa nắm bắt rõ các quy định về hình thức phạt nguội ở trên.

Trước hết, người tham gia giao thông phải hiểu phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thông qua hệ thống lắp camera. Hệ thống camera sẽ được lắp trên các tuyến đường cao tốc hay trên các tuyến đường, ngã tư trọng điểm.

Theo đó, các thông tin, hình ảnh của phương tiện vi phạm khi thu thập được sẽ gửi về trung tâm xử lý. Sau đó, trung tâm này sẽ in ra, truy xuất thông tin người và xe, xác định chính xác chủ phương tiện cũng như địa chỉ của chủ phương tiện để thông báo cho đối tượng vi phạm hành chính.

Theo điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, tính từ thời điểm hành vi vi phạm hành chính kết thúc. Quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ một số trường hợp

Nhiều ý kiến cho rằng, liệu có trường hợp người vi phạm giao thông cố tình trốn tránh, trì hoãn, không thi hành quyết định xử phạt hành chính hay không? Bởi thực tế, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính chỉ là 1 năm và có thể có những trường hợp “câu giờ” không chịu nộp phạt.

Về vấn đề này, quy định pháp luật cũng nêu rõ, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Bởi vậy, nếu người có hành vi vi phạm cố ý trốn tránh, trì hoãn thì lỗi phạt nguội sẽ không tự động xoá. Khi người vi phạm không nộp phạt, thì tiền lãi từ số tiền xử phạt càng nhiều. Lúc này, người có hành vi vi phạm sẽ càng bị thiệt hại về kinh tế.

Trong trường hợp này, người bị ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chứng minh được bản thân không có hành vi trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định và được chấp thuận, thì sẽ đóng phạt theo mức phạt trong quyết định phạt nguội ban đầu. Nếu có hành vi trốn tránh, trì hoãn thì người đó sẽ phải đóng tiền phạt và thêm một khoản tiền chậm nộp phạt tương ứng với thời hạn 1 năm.

Luật sư Lương Thành Đạt – Giám đốc Công ty TNHH Luật Vì Chân Lý Themis nhận định: “Việc cơ quan chức năng chứng minh được người vi phạm cố tình trốn tránh, trì hoãn việc nộp phạt cũng không phải là điều dễ dàng. Trong một số trường hợp, do người vi phạm không nhận được thông báo, cơ quan chức năng không chứng minh được người vi phạm cố tình trốn tránh thì không thể xử lý. Nếu như vậy thì rất dễ để lọt người vi phạm”.

Luật sư Lương Thành Đạt cũng phân tích, theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Thông tư 153/2013 của Bộ Tài chính quy định quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Theo đó, mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05%, trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Theo luật sư Đạt, nếu người vi phạm thuộc trường hợp được phép đóng phạt nhiều lần (mức phạt trên 15 triệu đối với cá nhân, có khó khăn về kinh tế được UBND cấp xã xác nhận), thì sẽ được nộp phạt trong thời hạn 6 tháng.

Chủ phương tiện bị phạt nguội oan cần làm gì?

Trong một thời gian dài, không ít người dân có định kiến về việc “xin - cho” trong xử lý vi phạm giao thông và thiếu sự tin tưởng vào công tác của lực lượng chức năng. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc xử phạt nguội thông qua hình ảnh sẽ càng đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, khiến người dân tin tưởng và chấp hành cũng tốt hơn.

Số ít cũng không tránh được có trường hợp khổ chủ bị xử phạt nguội oan. Thực tế đã từng xảy ra, có nhiều trường hợp khi đi đăng kiểm, chủ xe mới ngỡ ngàng phát hiện xe mình bị từ chối đăng kiểm do có lỗi phạt nguội chưa được xử lý. Khi chủ phương tiện xem hình ảnh vi phạm thì phát hiện biển số thì đúng, nhưng chủng loại thì không phải xe của mình hoặc biển số xe đúng nhưng màu xe khác. Thậm chí, có những xe màu sơn cũng như chủng loại xe không giống xe của chủ phương tiện.

Cán bộ Trung tâm Điều khiển giao thông Hà Nội trực hệ thống camera giám sát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Theo các chuyên gia pháp lý, đối với những tình huống như vậy, trước hết người có phương tiện phải kiểm tra hồ sơ, hình ảnh chứng minh hành vi vi phạm và xem nguyên nhân vì sao dẫn đến việc bị xử phạt nguội oan.

Tiếp đó, chủ phương tiện cần xuất trình đẩy đủ giấy tờ hợp pháp với cơ quan chức năng, để chứng minh rằng phương tiện trong hình ảnh vi phạm Luật giao thông không phải xe của mình. Từ đó, chủ phương tiện sẽ được xoá lỗi phạt nguội trên hệ thống của Cảnh sát giao thông.

Có thể thấy, hình thức phạt nguội bằng hình ảnh là một trong những biện pháp rất hữu hiệu, nhằm kéo giảm vi phạm, nâng cao ý thức của người dân, qua đó giảm tai nạn giao thông. Do đó, trên cả nước, rất cần mở rộng hệ thống camera giám sát, thu thập thông tin, tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự cho công tác xử phạt nguội.

Ngọc Tiến
Bài viết cùng chủ đề: an toàn giao thông

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Lừa đảo trực tuyến diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Quảng Nam: Sạt lở đất làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt

Dự án Làng Đại học Đà Nẵng chính thức khởi công

Lễ phát động cuộc thi ‘Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến’

Hà Nội: Cháy quán bar Titan tại quận Hoàn Kiếm, nhiều người chạy lên sân thượng lánh nạn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cân nhắc tác động từ nhiều yếu tố

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nhân sự Trung ương: Bộ Chính trị, Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ chủ chốt; Quốc hội phê chuẩn nhân sự

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/11/2024: Có mưa dông và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 25/11/2024: Mưa lớn cục bộ, lốc, sét gió giật mạnh từ Quảng Trị đến Phú Yên

Tối 24/11, xuất hiện khách hàng trúng độc đắc Vietlott có giá trị 'khủng'

Bắc Giang: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Công đoàn tham gia giám sát trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Cận cảnh cây cầu trị giá hơn 1.800 tỷ đồng sau một năm thi công

Hải Phòng: Cháy lớn thiêu rụi nhà xưởng tại khu công nghiệp Tràng Duệ

Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang đã từ trần

Nhân sự địa phương: Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND; Ban Bí thư chuẩn y lãnh đạo nhiều tỉnh, thành

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/11/2024: Có mưa rào và dông rải rác trên biển