Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ tịch Air Mekong: “Kinh doanh thì chấp nhận mạo hiểm”

Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi chuyển sang kinh doanh hàng không là làm sao phải định vị được vị trí của mình trong thị trường mới.

CôngThương - Ba tháng sau khi thực hiện những chuyến bay đầu tiên, Công ty Cổ phần Hàng không Mê Kông (Air Mekong) cho thấy họ đã và đang “bay” đúng hướng, khi trở thành một lựa chọn mới trên thị trường hàng không nội địa.

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Air Mekong đã “trải lòng” với VnEconomy về câu chuyện đầu tư của mình, từng được coi là khá mạo hiểm trong bối cảnh hiện tại.

Đến thời điểm này, ông thấy thế nào về Air Mekong sau 3 tháng đi vào hoạt động?

Tôi đang cảm thấy hạnh phúc và yên tâm.

Bởi lẽ, những người đã từng bay trên Air Mekong đều thấy tin tưởng và muốn bay trở lại. Tỷ lệ đặt chỗ trên các chặng bay của Air Mekong có sự tăng trưởng, ổn định ở mức cao.

Một điểm nữa mà tôi cảm thấy thành công nhất, đó là tỷ lệ bay đúng giờ của hãng đạt cao, trên 92%. Chất lượng dịch vụ trên các chuyến bay của chúng tôi cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Đây là những con số ấn tượng với một hãng hàng không non trẻ như Air Mekong.

Ông có cảm nhận như thế nào về những thách thức giữa vai trò ông chủ “hãng hàng không” so với những lĩnh vực mà ông đã đầu tư?

Thời điểm này, có thể rất nhiều người vẫn nghĩ rằng chúng tôi chủ yếu kinh doanh tôm và muối. Nhưng trên thực tế chúng tôi đầu tư trên rất nhiều lĩnh vực như: du lịch, khách sạn hạ tầng, xây dựng khu đô thị, thủy sản, muối, vận tải biển...

Cách đây 14 năm, chúng tôi đã có khách sạn Hạ Long Plaza đạt tiêu chuẩn 4 sao ở Hạ Long. Hiện tại, chúng tôi cũng đang chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực phức tạp không thua kém hàng không, đó là đầu tư xây dựng một bện viện khoảng 800 giường với những trang thiết bị hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Sang một lĩnh vực mới thì thường gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất đối với tôi khi chuyển sang kinh doanh hàng không là làm sao phải định vị được vị trí của mình trong thị trường mới. Đây là một thách thức lớn, đặc biệt trong lĩnh vực như hàng không, khi mà trên thị trường đã có Vietnam Airlines là “anh cả” kinh doanh hàng không truyền thống, còn Jetstar hoạt động trong phân khúc giá rẻ.

Khi đã xác định cho mình một hướng đi, thì khó khăn tiếp theo chính là các điều kiện cơ sở hạ tầng như: con người, kỹ thuật… vì hàng không là một ngành đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối, cho nên đây cũng là một thách thức không kém. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phân khúc thị trường cũng là một thách thức không nhỏ, phải lựa chọn đường bay cho Air Mekong như thế nào, chất lượng phục vụ ra sao… để thoát khỏi cái bóng của những đàn anh đi trước.

Phải chăng đầu tư sang hàng không là quyết định khá mạo hiểm của ông?

Tôi có hai chuyện muốn chia sẻ.

Thứ nhất, trong một chừng mực nào đó thì Indochia Airlines đã có một sự khởi đầu không thuận lợi. Với những hãng hàng không non trẻ như chúng tôi hay Indochina Airlines, thì điều quan trọng đầu tiên chính phải lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp. Nếu không có sản phẩm khác biệt thì khó có thể đứng vững trước những thách thức của thị trường.

Thứ hai, tôi không phải là người làm việc theo kiểu “bốc đồng”, mà tôi là người ưa thích sự mạo hiểm, nhưng sự mạo hiểm đó nằm trong khả năng của mình. Khi quyết định mở hướng sang hàng không, tôi đã xây dựng Air Mekong với những bước đi phù hợp với sự phát triển của thị trường và phù hợp với sức lực của mình.

Chúng tôi là một tập đoàn đã chuyển giao công nghệ thành công trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như: thủy sản, nông nghiệp, hạ tầng, du lịch, y tế… trong nhiều năm qua. Chính vì vậy, tôi không cho rằng đầu tư vào hàng không không phải là sự “bốc đồng”, mà là sự phát triển phù hợp với xu hướng hiện nay. Chúng tôi muốn thử sức mình trong một lĩnh vực phức tạp hơn những lĩnh vực mình đang làm.

Có nên so sánh Air Mekong với những hãng hàng không khác trên thị trường, thưa ông?

Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã định vị Air Mekong là một hãng hàng không truyền thống với đầy đủ dịch vụ. Chúng tôi đã lựa chọn hướng đi phù hợp với điều kiện của thị trường hiện nay, đó là sử dụng loại máy bay phản lực Bombardier để bay tới những sân bay có đường băng ngắn. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tính đến chuyện bay trên các đường trục.

Như vậy, Air Mekong sẽ hoạt động như một hãng hàng không truyền thống và sẽ áp dụng các loại máy bay hiện đại để thích ứng tốt hơn với sự phát triển của thị trường hàng không Việt Nam.

Chúng tôi mong muốn đóng góp cho thị trường hàng không Việt Nam một sản phẩm tốt, và việc sử dụng loại máy bay phản lực hiện đại là Bombardier CRJ 900 trên các đường bay là một minh chứng cho những cam kết về chất lượng sản phẩm dịch vụ của chúng tôi với khách hàng. Air Mekong muốn mang một sản phẩm chất lượng cao để phục vụ cho phân khúc khách hàng mà các hãng hàng không khác hiện nay chưa đáp ứng được.

Hoạt động của Air Mekong có nhiều điểm giống một hãng hàng không truyền thống, nhưng nếu so sánh với Vietnam Airlines hay JetStar, thì chúng tôi có lợi thế là bay đến những đường bay mà chưa được khai thác mạnh, như từ Phú Quốc hay Côn Đảo đến Hà Nội hoặc Tp.HCM… bằng các máy bay phản lực tốc độ cao, với độ an toàn không thua kém dòng máy bay cao cấp của Boeing hay Airbus. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cho hành khách trên các chặng bay mà hãng đang khai thác.

Ông có thể chia sẻ chiến lược phát triển của Air Mekong trong vòng 5 năm tới?

Thực ra chiến lược phát triển của Air Mekong cũng rất đơn giản.

Như tôi đã nói, Air Mekong đang cố gắng tạo ra sản phẩm dưới dạng “máy bay gom”. Chúng tôi sẽ cố gắng “gom” tốt sau đó mới tính đến chuyện làm “trục” tốt. Air Mekong sẽ cố gắng đi vào ngách của thị trường, sau đó sẽ từ ngách để tạo ra trục.

Điều này không chỉ sẽ đúng trong thị trường nội địa, mà còn cả trên thị trường quốc tế.

VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chủ tịch Tập đoàn BRG được tôn vinh với Giải thưởng Thành tựu ASEAN-BAC

Chủ tịch Tập đoàn BRG được tôn vinh với Giải thưởng Thành tựu ASEAN-BAC

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG đã được trao tặng Giải thưởng Thành tựu ASEAN-BAC trong khuôn khổ Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2024.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên 'chất' Vinamilk

Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô Vinamilk, khi nhiều triết lý của nữ tướng này đã trở thành “chất” của Vinamilk
TP. Hồ Chí Minh: ViNa CHG được vinh danh là doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

TP. Hồ Chí Minh: ViNa CHG được vinh danh là doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

Chiều 11/10, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ tôn vinh Doanh nghiệp, Doanh nhân TP. Hồ Chí Minh tiêu biểu năm 2024.
Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

BCC và Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Năm - là doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng.
Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Với khả năng thích ứng, linh hoạt, sáng tạo và kiên cường vượt qua khó khăn, giới doanh nhân Việt Nam đã xây dựng doanh nghiệp, thương hiệu lớn mạnh, vươn xa.

Tin cùng chuyên mục

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

Sau hơn 2 năm thành lập, Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và tham gia nhiều hoạt động xã hội.

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Tiến sĩ Lê Tân – một chuyên gia tư vấn về quản trị và nhân sự vừa ra mắt cuốn sách ''Quản trị Xám'', đánh dấu sự ra đời của một lý thuyết quản trị mới.
Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Doanh nhân Hán Thành Tuấn được mệnh danh là người giàu có bậc nhất huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, thời gian tới sẽ diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Quốc hội, UBTVQH sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trong quá trình xây dựng các chính sách.
Smartthings Việt Nam: Dấu ấn

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Sự già dơ cùng mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức tín dụng đến từ hai đại gia Nguyễn Tất Long và Ngô Hoàng Long sẽ tạo nên thành công cho Smartthings Việt Nam?
Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư tổ chức vào tháng 11/2024, tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh vừa được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam.
Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Nhà thầu kiệm tiếng - Công ty Thanh Tuấn là nhân vật chính trong dự án hơn 8.000 tỷ đồng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh.
Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ đội ngũ doanh nhân. Tầm nhìn và kế hoạch cụ thể hoá khát vọng này là gì?
Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Mục tiêu đến 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, nhiều doanh nhân lãnh đạo các tập đoàn kinh tế mạnh và có 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD.
Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

Khi sự việc đáng tiếc bị đẩy lên cao trào, VIB chính thức lên tiếng dập tắt tất cả lời đồn đoán thiếu căn cứ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của họ.
CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang không chỉ được biết đến với sự thành công trong kinh doanh mà còn với tấm lòng từ thiện cao cả góp phần vào sự phát triển cộng đồng.
"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

Theo kế hoạch, trong quý II tới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV sẽ tiếp tục mời thầu hàng loạt gói thầu "khủng" tại dự án sân bay Long Thành.
10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nhân Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có 6 tỷ phú xuất hiện trong danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2024 với những biến động về tài sản nhất định.
CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

Với kinh nghiệm 45 năm bền bỉ trên thương trường, cùng sự nhạy bén trong kinh doanh, bà Huỳnh Bích Ngọc được xem là nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.
COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn

COO Dung Bùi đã phải vượt qua không ít thách thức để biến đam mê với truyền thông, tin tức thành hiện thực, trở thành người quản lý và điều hành của VNtre.vn.
Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Vì sao nhiều doanh nhân Việt kiều về Việt Nam khởi nghiệp?

Là một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động nhất Đông Nam Á, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút nhà đầu tư, trong đó có nhiều doanh nhân là Việt kiều.
Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành tại TTC Van Phong Bay Resort

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động