Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chung tay kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn

Trong những năm gần đây, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các hoạt động phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn và quản lý chợ an toàn thực phẩm (ATTP), kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn, góp phần hình thành chuỗi cung ứng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thực phẩm an toàn.
Kiểm soát chặt an toàn vệ sinh thực phẩm những tháng trước Tết Cần tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm đối với suất ăn học đường

Tích cực kết nối

Sáng ngày 6/11/2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương. Đây là một trong những hoạt động chính trong chuỗi các sự kiện thuộc Chương trình “Hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương” năm 2020.

0740-an-toan-thuc-pham1
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu tại hội nghị

Hội nghị đã thu hút gần 100 đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đến từ khắp các vùng miền và các đơn vị phân phối lớn như: Liên hiệp Các hợp tác xã thương mại TP. Hồ Chí Minh (Sài gòn Co.op), Công ty TNHH MM Mega Market, Tập đoàn Central Retail, Công ty TNHH Bán lẻ BRG, Công ty Cổ phần Thương mại Bách hóa Xanh, Liên hiệp HTX tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA), Trạm dịch vụ V52 Hải Dương, Công ty cổ phần Bữa ăn an toàn (BAAT group)... Các bên đã cùng tìm hiểu nhu cầu, thông tin sản phẩm, đi đến các thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm cũng như định hướng thị trường.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, những hoạt động kết nối này đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, một mặt hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn, mặt khác giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm an toàn.

Thứ trưởng khẳng định, những ý kiến của các Bộ, ban ngành, các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế sẽ được Bộ Công Thương tổng kết nhằm xác định, nắm bắt nhu cầu kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương; từ đó đề xuất kế hoạch, nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn trong nước nói chung.

Được biết bên cạnh việc ban hành các chính sách về quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương, thời gian qua Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thực phẩm an toàn và quản lý chợ an toàn thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn; tổ chức nhiều hoạt động nhằm kích cầu tiêu dùng, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; phối hợp với các bộ, ngành kiểm soát và ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

0735-an-toan-thuc-pham
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cho biết, hiện nay, Bộ Công Thương đã dùng ngân sách trung ương xây dựng 66 chợ an toàn thực phẩm trên 62 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, đã xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn theo hướng văn minh, hiện đại thông qua các hệ thống siêu thị lớn, các cửa hàng tiện lợi,…

Cho đến nay đã đạt 30% thị phần cung ứng thực phẩm đã qua hệ thống này, hoàn toàn truy suất nguồn gốc, thực phẩm ở đây đáp ứng tiêu chí rất cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy vết được thực phẩm. Hệ thống cung ứng văn minh hiện đại này không chỉ hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp lớn có tiềm năng, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh, vùng sâu vùng xa của đồng bào dân tộc, cũng được các hệ thống phân phối hỗ trợ cho việc sản xuất theo hướng thực sự bảo đảm vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm” - bà Lê Việt Nga nhấn mạnh.

Là một trong những thành phố có lượng tiêu thụ thực phẩm nhiều nhất cả nước, Sở Công Thương Hà Nội cũng tích cực triển khai nhiều hoạt động kết nối cung cầu thực phẩm an toàn. Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội - chia sẻ, việc kết nối được thực hiện qua 3 kênh như kênh phân phối hiện đại, kinh doanh truyền thống. Bên cạnh đó, Hà Nội còn kết nối sản phẩm thông qua chuỗi các tỉnh, thành phố. Hiện Hà Nội đã liên kết 21 tỉnh thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc để hình thành nên 781 chuỗi từ các tỉnh để đáp ứng các sản phẩm an toàn về Hà Nội. Ngoài ra, còn thông qua hội nghị kết nối cung cầu với Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành phố.

4144-hanh-dong-vi-an-toan-thuc-pham-4-1
4018-dsc-7341-batch
Trong khuôn khổ hội nghị, gần 100 đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đến từ khắp các vùng miền và các đơn vị phân phối lớn đã cùng tìm hiểu nhu cầu, thông tin sản phẩm, đi đến các thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn cũng như định hướng thị trường

Đồng bộ nhiều giải pháp

Mặc dù đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, tuy nhiên, việc kết nối các sản phẩm ATTP không phải dễ dàng. Bởi hiện nay, nền sản xuất Việt Nam cho lĩnh vực ATTP vẫn còn hạn chế, chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Trong khi đó, các sản phẩm kết nối phải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định và đảm bảo ATTP.

Đây là khó khăn trở ngại lớn nhất của Bộ Công Thương, bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trong tuyên truyền hướng dẫn phổ biến cho các hộ kinh doanh sản xuất này đảm bảo ATTP. Điều này đòi hỏi khối lượng khổng lồ trong việc tuyên truyền, tập huấn đào tạo về kỹ thuật, công tác kiểm nghiệm, thanh tra, kiểm tra” - bà Lê Việt Nga nhấn mạnh.

Ngoài ra, Nhà nước đã ban hành Nghị định, Luật về ATTP, nhưng các bộ, ngành lại có văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện khác nhau. “Kể cả việc cấp giấy chứng nhận ATTP, bộ thì bỏ, bộ thì không bỏ, dẫn đến trong cùng hệ thống kinh doanh, mặt hàng nào của ngành nào bãi bỏ thì không được thực hiện, mặt hàng nào chưa được bãi bỏ thì vẫn phải được thực hiện”- bà Trần Thị Phương Lan bày tỏ.

Bên cạnh đó, khó khăn về vốn đầu tư, đặc biệt việc mở rộng hệ thống phân phối thực phẩm an toàn, văn minh hiện đại, việc cải thiện hạ tầng thương mại của chợ truyền thống hết sức khó khăn, nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp…

Để tháo gỡ khó khăn này, từ năm 2021- 2025, Chính phủ đã cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư hạ tầng chợ truyền thống. Trước đây chỉ dành cho chợ nông thôn hoặc chợ đầu mối, chợ nông sản, nay cả chợ thành thị ở thành phố, cũng sẽ được sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đưa vào Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2030 tầm nhìn 2035, những hành động, giải pháp để phát triển hạ tầng thương mại, kinh doanh thực phẩm theo hướng văn minh, hiện đại bảo đảm ATTP cho người dân. Đồng thời cùng Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đề xuất Chương trình mục tiêu y tế dân số và Chương trình mục tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn mới.

Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn ngành Công Thương năm 2020, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, TP. Hà Nội, trong các ngày 7-8/11/2020 cũng diễn ra nhiều hoạt động hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn như: tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm thực phẩm an toàn; các hoạt động trải nghiệm thực phẩm an toàn và nhiều hoạt động truyền thông hấp dẫn nhằm tuyên truyền thông điệp Chung tay kết nối tiêu thụ thực phẩm an toàn.

Thu Phương - Vũ Cương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết lực mua tiếp tục chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 1,02% lên mức 2.155 điểm, nối dài chuỗi tăng sang phiên 7.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co, đối mặt với áp lực chốt lời

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (18/9).
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng hàng hoá thiết yếu trước khi xảy ra thiên tai

Sở Công Thương Quảng Bình lên phương án triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai trước nguy cơ áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/9: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết dòng tiền đầu tư tiếp tục chảy vào thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (17/9).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Bà Rịa – Vũng Tàu: Sức mua bánh Trung thu có nơi tăng, nơi giảm

Dù đã cận Tết Trung thu nhưng theo các tiểu thương, năm nay sức mua bánh Trung thu giảm khoảng 30% so với mọi năm, trong khi tại siêu thị sức mua lại tăng.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Tăng cường kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Từ nay đến cuối năm, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng sẽ được triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Lâm Đồng: Ổn định nguồn cung ứng các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bình ổn thị trường sau bão

Tỉnh Lâm Đồng ổn định nguồn cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như rau, củ, quả và bình ổn thị trường sau bão số 3 Yagi.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, lực mua mạnh đã diễn ra trên thị trường hàng hóa nguyên liệu tuần giao dịch vừa qua (9-15/9).
Cần Thơ: Phố phường rộn ràng không khí trung thu bởi lồng đèn truyền thống

Cần Thơ: Phố phường rộn ràng không khí trung thu bởi lồng đèn truyền thống

Tại TP. Cần Thơ, những chiếc lồng đèn truyền thống với màu sắc rực rỡ đã trở thành điểm nhấn, thắp sáng không gian và thu hút sự chú ý của đông đảo người dân.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/9: Dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào thị trường năng lượng và kim loại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dòng tiền đầu tư đang chảy tích cực vào thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Thị trường dầu gặp áp lực, cơ hội nào cho OPEC+ tăng sản lượng?

Dầu thô đã trải qua tuần giao dịch đầu tháng 9 với nhiều áp lực, thậm chí giá dầu WTI dần dần đi xa mốc 70 USD/thùng.
Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Hà Nam đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão

Sở Công Thương Hà Nam đề nghị các đơn vị chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/9: Lực mua mạnh quay lại thị trường kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên rớt mạnh, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới lại quay đầu đi lên trong ngày hôm qua (11/9).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Vuasanca sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Khắc phục khó khăn do vận chuyển, các doanh nghiệp tiếp tục chuyển mạnh rau củ từ Nam ra Bắc

Mặc dù gặp khó khăn do vận chuyển, các kênh bán lẻ đang tiếp tục vận chuyển rau củ quả từ miền Nam ra miền Bắc để kịp thời cung ứng cho các vùng bị bão lũ.
Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Thừa Thiên Huế: Thị trường Tết Trung thu phong phú, sức mua giảm

Gần đến Tết Trung thu, nhiều cửa hàng bán bánh trung thu, đầu lân…tại TP. Huế lại rộn ràng, phong phú về chủng loại, song sức mua lại giảm so với mọi năm.
Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm và hàng hoá thiết yếu đến các vùng bị chia cắt bởi bão, lũ

Theo Vụ Thị trường trong nước, tính đến 12h sáng nay (11/9), các địa phương đã kịp thời cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hoá đến các vùng bị chia cắt do bão lũ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/9: Sau phiên khởi sắc, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong phiên giao dịch hôm qua (10/9).
Hà Nội: Siêu thị liên tục

Hà Nội: Siêu thị liên tục 'vào hàng', đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao của người dân

Liên tục vào hàng tại kho và trên quầy kệ, các siêu thị đã đáp ứng sức mua thực phẩm của người dân Thủ đô trước lo ngại tác động hoàn lưu sau bão số 3.
Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Hà Nội: Sẵn sàng cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân

Các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dân Thủ đô.
Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Người dân không nên tích trữ hàng hoá quá mức, ưu tiên vùng ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không tích trữ nguồn nhu yếu phẩm quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 gây ra.
Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm tấn rau củ được chuyển từ Nam ra Bắc phục vụ người dân sau bão số 3 (Yagi)

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng cường vận chuyển rau củ từ Nam ra Bắc để phục vụ người dân, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/9: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index bật tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/9: Lực mua mạnh kéo chỉ số MXV-Index bật tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (9/9).
Cập nhật nhanh thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 đến 15h chiều 9/9

Cập nhật nhanh thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 đến 15h chiều 9/9

Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có báo cáo nhanh về thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 tính đến 15h chiều 9/9.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động