Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chương trình khuyến công: Nguồn lực hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phục hồi, vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19

Thời gian vừa qua, trước tác động và diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh Covid-19, Chương trình khuyến công đã kịp thời hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.

Qua đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các đề án tới các cơ sở sản xuất CNNT trong nhiều năm qua cho thấy, các đề án được triển khai phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, lợi thế của từng địa phương. Đặc biệt các đề án điểm theo ngành nghề sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương đã góp phần tạo sự liên kết, khuyến khích, hỗ trợ thúc đầy sự phát triển CNNT theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đi đúng theo chủ trương phát triển của hoạt động khuyến công. Nhờ đó đã góp phần giúp các cơ sở CNNT xác định hướng đầu tư đúng, có hiệu quả, nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đủ khả năng cạnh tranh và thay thế hàng nhập ngoại.

Đại dịch Covid 19 đang làm thay đổi thế giới, tác động tiêu cực và trực tiếp tới các nền kinh tế. Tại Việt Nam, trong đợt dịch bùng phát mạnh lần thứ 4 bắt đầu từ sau dịp nghỉ lễ 30-4, rất nhiều các địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí tạm đóng cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với các loại hình doanh nghiệp cả nước, các cơ sở CNNT gặp rất nhiều khó khăn. Bối cảnh chung đó rất cần đến sự đồng hành của chính sách khuyến công.

Chương trình khuyến công, nguồn lực hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phục hồi, vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19
Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy trong đại dịch Covid-19, tính riêng khu vực nông thôn, nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT đã phải đặt chế độ “ngủ đông” do các nguồn lực dự trữ đang cạn kiệt dần, sức chống chịu ngày càng suy giảm, thậm chí lao đao, bên bờ vực đóng cửa, giải thể...

Ngày 09 tháng 9 năm 2021 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, Nghị quyết 105/NQ-CP nêu rõ các nhóm giải pháp cơ bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay và cho thấy rõ điểm cân bằng giữa phòng chống dịch bệnh và duy trì, phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP, Bộ Công Thương đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án/nhiệm vụ khuyến công quốc gia, hỗ trợ kịp thời và thiết thực đối với các đối tượng thụ hưởng của chương trình, đồng thời Bộ cũng xác định sự đồng hành của chính sách khuyến công trong lúc khó khăn này chính là nguồn lực quan trọng, nguồn động viên rất lớn đối với các doanh nghiệp, cơ sở CNNT để nhanh chóng khôi phục sản xuất, vững vàng vượt qua đại dịch.

Trong bối cảnh khó khăn chung của ngân sách Trung ương, nguồn lực được tập trung nhiều cho công tác phòng, chống dịch bệnh nên chương trình khuyến công quốc gia (KCQG) chỉ được giao kinh phí hơn 75 tỷ đồng, đạt 50% tổng dự toán của Chương trình KCQG năm 2021.

Đối với hoạt động khuyến công địa phương, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai do những tác động tiêu cực và dài ngày của dịch Covid-19 nhưng cơ bản các địa phương đã nỗ lực, kịp thời, tập trung trong thời gian địa phương kiểm soát được dịch bệnh để tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công theo kế hoạch. Một số địa phương đã được quan tâm và bố trí nguồn kinh phí cao cho hoạt động khuyến công như: Hà Nội; Lâm Đồng; Vĩnh Phúc; Đồng Tháp; Bình Dương; Đồng Nai,….

Dự báo thời gian tới còn tiềm ẩn nhiều khó khăn thách thức bởi đại dịch Covid-19, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm của tổ chức hệ thống khuyến công từ trung ương đến địa phương nhằm hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch KCQG năm 2021 và đạt được các mục tiêu của Chương trình KCQG tại Quyết định 1881/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với phương châm Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Chương trình khuyến công sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ sở CNNT theo nguyên tắc chủ động hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ, nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, cơ sở CNNT thông qua việc đẩy mạnh triển khai các nội dung hoạt động khuyến công.

Trước mắt, đối với công tác xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2022, Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, bám sát bối cảnh tình hình của địa phương, căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình KCQG giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để xây dựng chương trình khuyến công của từng địa phương cho phù hợp.

Thứ hai, tập trung nâng cao chất lượng khảo sát, xây dựng đề án nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm; các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn trong chuỗi giá trị từng ngành công nghiệp, khai thác triệt để những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ ba, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm khôi phục, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh để duy trì và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, cơ sở CNNT, chú trọng các giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp trong điều kiện thích ứng an toàn với diễn biến của dịch Covid-19.

Sự hỗ trợ của Nhà nước là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường và có xu hướng kéo dài, tuy nhiên do nguồn lực có hạn nên đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở CNNT cũng cần nhanh chóng chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, như đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử; chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực; tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra...; đồng thời thể hiện tinh thần vượt khó, thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước./.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Vuasanca
 chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Vuasanca chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Hà Nội: Lũ sông Hồng sau bão số 3 gây ngập ngoài đê nhưng chưa phải "đóng" cửa khẩu

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Vuasanca
 phát động Chương trình

Vuasanca phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần

Đình chỉ giám đốc Điện lực Hạ Long: Điện lực Quảng Ninh nêu tinh thần 'ai không làm đứng sang một bên'

Bộ Công Thương chủ động ứng phó, khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Bộ Công Thương chủ động ứng phó, khắc phục sự cố điện sau bão số 3

TP. Hồ Chí Minh: Một Giáo sư, Tiến sĩ ủng hộ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị mưa lũ phía Bắc

TP. Hồ Chí Minh: Một Giáo sư, Tiến sĩ ủng hộ 1 tỷ đồng cho đồng bào bị mưa lũ phía Bắc

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội cấm các phương tiện qua cầu Đông Hội (Đông Anh)

Ảnh hưởng bão số 3, Hà Nội cấm các phương tiện qua cầu Đông Hội (Đông Anh)

Những người lính thời bình

Những người lính thời bình

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Hồ thủy điện Hòa Bình

Chuyên gia  kinh tế Nguyễn Minh Phong: Kinh tế phục hồi, mục tiêu xuất khẩu tăng 6% rất khả thi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Kinh tế phục hồi, mục tiêu xuất khẩu tăng 6% rất khả thi

Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Cây trồng đúng quy trình, cây đổ cũng đúng quy trình!

Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Người dân mong muốn gì sau hàng trăm cây xanh ở thành phố Thanh Hóa đổ gãy?

Hậu cơn bão Yagi: Ấm lòng tinh thần tương thân tương ái

Hậu cơn bão Yagi: Ấm lòng tinh thần tương thân tương ái

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Mục tiêu tăng trưởng 7% khả thi hơn nhờ kinh tế thế giới đang phục hồi

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Làm gì để không còn tình trạng bạo hành như ở “Mái ấm Hoa Hồng”?

Xem thêm