Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 19:41

Chuyện công nghiệp "thượng nguồn"

Báo cáo kinh tế Việt Nam 2016 của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa ra nhận xét: Nếu ví nền kinh tế Việt Nam như một dòng sông chảy thì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP những năm qua đã phản ánh một hiện tượng không bình thường, đó là "thượng nguồn" đang khô còn "hạ nguồn" lại ngập. 
Ảnh Internet

Các ngành công nghiệp "thượng nguồn" với chức năng sản xuất hàng hóa trung gian chưa phát triển, vì thế sản xuất luôn phải nhập khẩu hàng hóa đầu vào. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2016, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 91,1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm 41,4%. Còn "hạ nguồn" - những ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp phía sau - hiện rất phổ biến, chiếm số đông trong nền kinh tế Việt Nam. Đáng chú ý, giá trị sản xuất lớn do chủ yếu làm gia công, ngành dệt may, giày dép là những ví dụ điển hình...

Trong bối cảnh đó, 100.000 tỷ đồng vốn đầu tư chảy vào Tây Nguyên, trong đó có những dự án công nghiệp chế biến nông, lâm sản... hoặc dòng vốn đầu tư kỷ lục 15,8 tỷ USD của 33 dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sạch... đổ vào tỉnh Quảng Nam, có ý nghĩa rất lớn. Đặc biệt, đóng góp cho dòng vốn đầu tư vào Quảng Nam có 12.000 tỷ đồng (520 triệu USD) đầu tư Nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô Thaco Mazda, tạo nền móng cho một trung tâm công nghiệp ôtô tầm cỡ khu vực, tiếp sức cho công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh hơn khi tỷ lệ nội địa hóa ngày càng tăng.

Một điển hình khác, trong 3 tháng đầu năm 2017, tỉnh Bình Dương đã thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn đầu tư, dẫn đầu cả nước, trong đó có 3 dự án đầu tư trong nước (tổng vốn 740 tỷ đồng). Năm 2017, ngoài vốn FDI vào các ngành công nghệ cao, Bình Dương chú trọng thu hút đầu tư trong nước vào công nghiệp hỗ trợ, cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn lớn... Đó là những tín hiệu vui đáng ghi nhận. Thực tế, nhìn rộng ra toàn cảnh công nghiệp, chúng ta dễ nhận thấy những thương hiệu lớn như: Thép Hòa Phát, Tiến Lên, Nam Kim, Việt Ý...; tôn Hoa Sen, Phương Nam...; phân bón Phú Mỹ, Lâm Thao, Cà Mau...

Dĩ nhiên, những doanh nghiệp đó chưa làm ngập được "thượng nguồn". Công nghiệp Việt Nam còn cần rất nhiều tên tuổi lớn khác cùng chung sức đầu tư vào nhiều khu vực, địa phương với những dòng vốn đầu tư lớn như miền Trung - Tây Nguyên.

Và quan trọng hơn, ngoài "trí", "lực" của doanh nghiệp, rất cần những chính sách hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ kiến tạo, địa phương sáng tạo, năng động, để tăng sức hút những dòng nước chảy đến "thượng nguồn".

Trần Phương

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư