Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyển đổi số- Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cho dệt may hậu Covid

Dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng và thị phần ngành thời trang thay đổi đáng kể, chuyển đổi số là giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển chuỗi giá trị, giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh.

Thị trường thay đổi

Phát biểu tại “Hội thảo phát triển chuỗi giá trị bền vững cùng chuyển đổi số cho doanh nghiệp dệt may” tổ chức gần đây, bà Sandy Phạm- Giám đốc kinh doanh cấp cao- Abeo International cho hay: Dịch Covid-19 đã làm thay đổi phương thức tiêu dùng trong ngành thời trang. Trong đó, thời trang nhanh đã giảm đáng kể, quan hệ đối tác trong chuỗi giá trị cũng đa dạng và sâu sắc hơn. Đặc biệt, bản đồ thời trang thế giới thay đổi, các quốc gia sản xuất dệt may, trong đó có Việt Nam phải cạnh tranh để chia lại thị phần.

Diễn biến này của thị trường cũng đã được Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động (ERC) chỉ ra qua kết quả khảo sát: Có đến 65% người tiêu dùng châu Âu chuyển từ tiêu dùng thời trang nhanh sang thời trang cơ bản và đây là xu hướng lâu dài, không chỉ diễn ra trong thời kỳ dịch bệnh. Các nhãn hàng cũng dành nhiều ưu tiên cho các mô hình phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường thay vì tung ra vô vàn các bộ sưu tập để khơi gợi nhu cầu của người tiêu dùng. Họ cũng tập trung hơn vào thời trang cơ bản, với sản phẩm có nguyên liệu bền vững.

Trong những tháng đầu năm 2021 ngành dệt may Việt Nam dần hồi phục sau 1 năm tăng trưởng âm với tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 11,747 tỷ USD. Đơn hàng dồi dào, nhiều doanh nghiệp đã đủ hàng sản xuất đến hết năm. Tuy nhiên, theo TS. Đỗ Quỳnh Chi - Giám đốc ERC, các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều trở ngại. Trong đó, thách thức lớn nhất là nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu – 2 thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam- đã sụt giảm tới 40% và 45%. Giá đơn hàng xuất khẩu cũng giảm rất mạnh trong năm 2020 và kéo dài cho đến nay. Chỉ riêng tại thị trường Mỹ đã giảm trung bình 13%.

1254-4550-vinatex-1
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp dệt may thuận lợi phát triển chuỗi giá trị

Một khía cạnh khác, khảo sát của ERC cũng ghi nhận, cạnh tranh sẽ rất khốc liệt trong tương lai gần nhằm phân chia lại thị trường trong ngành thời trang của ít nhất 5 quốc gia châu Á, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và Việt Nam. Xét về chi phí, Việt Nam có thể rẻ hơn Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng các nhà sản xuất không thể tiếp cận khách hàng với góc độ chi phí thấp. Xét về chuỗi cung ứng, Việt Nam có thể hiệu quả hơn so với chuỗi cung ứng của Bangladesh hay Indonesia, nhưng không hiệu quả bằng Trung Quốc.

Như vậy, Việt Nam đang ở trong cả hai nhóm cạnh tranh. "Sự cạnh tranh sẽ không dừng lại ở mặt chi phí, hiệu quả của chuỗi cung ứng, mà còn là sự cạnh tranh về phát triển bền vững. Chúng ta không cần thiết phải rẻ hơn hay hiệu quả hơn so với các quốc gia khác, nhưng phải minh bạch và đáng tin cậy hơn”, bà Chi nói.

Bà Sandy Phạm cũng đồng tình: “Yếu tố bền vững và áp dụng công nghệ thông tin là động lực tốt cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong cuộc chiến cạnh tranh để chia lại thị trường”.

Ứng phó bằng giải pháp công nghệ

Năm 2021 tiếp tục nhiều thách thức với doanh nghiệp dệt may. Bản thân cộng đồng doanh nghiệp đang rất nỗ lực để giảm tồn kho, bắt nhịp với xu hướng tiêu dùng. Không ít doanh nghiệp đầu tư kinh phí áp dụng khoa học công nghệ vào phân tích để có thông tin hành vi người tiêu dùng; triển khai chuỗi cung ứng nhanh gọn chặt chẽ hơn; phân tích nâng cao để định hướng chiến lược; giảm thời gian phát triển sản phẩm; sửa đổi cấu trúc phân loại hàng theo mùa; giảm số lượng bộ sưu tập …

Là một trong số doanh nghiệp sớm số hoá sản xuất, Công ty Đầu tư và Thương mại TNG đã mất 2 năm để xây dựng bộ phận nghiên cứu, mất 4 năm sau đó để triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết kế và bán sản phẩm ra thế giới. Bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị, TNG đã đầu tư công nghệ mới, với phần cứng có niên hạn trên 10 năm và phần mềm đòi hỏi liên tục cập nhật sau mỗi 3-5 năm. Công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi nguồn nguyên liệu phù hợp, TNG đã tìm kiếm nguyên liệu khắp thế giới, nghiên cứu và thử nghiệm nhằm tìm được nguồn cung ứng bền vững.

Chuyển đổi số hay số hoá doanh nghiệp vẫn được nhận định là xu hướng cho hầu hết các ngành hàng sản xuất xuất khẩu. Với ngành dệt may, đây cũng là giải pháp được các chuyên gia khuyến cáo giúp bước lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị. Theo đó, doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm trong toàn bộ chuỗi giá trị; chuyển đổi mô hình, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chủ động và minh bạch nguồn nguyên vật liệu đầu vào, xây dựng mô hình sản xuất linh hoạt, tự động hoá và tăng năng suất, đầu tư hiện đại hóa xây dựng thương hiệu và minh bạch tài chính, thu hút đầu tư.

Về giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp phát triển chuỗi giá trị dệt may, ông Trần Tịnh Minh Triết- Kỹ sư giải pháp phầm mềm, SAP Việt Nam phân tích: 80% người dùng có thiết bị thông minh đây là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển tương tác với người tiêu dùng. Công nghệ mới, nhất là trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh cũng giúp tự động hoá quá trình kinh doanh, tương tác với khách hàng và cho phép vận hành sản xuất từ xa.

Tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực rất rộng lớn, việc bắt đầu từ đâu để số hoá doanh nghiệp không phải điều dễ dàng. Ông Trần Tịnh Minh Triết cho rằng: Chuyển đổi số không phải là viên thuốc thần cho mọi vấn đề và tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp số hoá một cách phù hợp. Theo đó, ưu tiên lấy khách hàng làm trọng để lựa chọn mô hình kinh doanh B2B hay B2C; vận hành hệ thống kinh doanh linh động và hiệu quả cao; thiết lập hệ thống chuỗi giá trị cung ứng nhanh chóng (Việt Nam nằm ở đầu chuỗi sản xuất, vì vậy tự động hoá là ưu tiên); tập trung tìm hiểu khách hàng, xây dựng trải nghiệm khách hàng và cốt lõi là tìm ra mô hình kinh doanh mới, tạo ra dòng tiền mới để phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Vì sao đơn hàng tăng, doanh nghiệp dệt may vẫn lo?

Đơn hàng cải thiện, sản xuất ổn định, doanh thu, lợi nhuận đã tăng nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang chờ doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững: Điều gì đang làm khó doanh nghiệp dệt may?

Sản xuất bền vững là xu hướng không thể cưỡng lại nhưng doanh nghiệp dệt may đầu tư ra sao, lộ trình thực hiện như thế nào lại là vấn đề quan tâm.
Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Tập đoàn dệt may Việt Nam chuẩn bị sản xuất đơn hàng vải chống cháy đầu tiên

Lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam đã kiểm tra công tác chuẩn bị đánh giá hệ thống phục vụ sản xuất chính thức trong khuôn khổ dự án vải chống cháy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động