Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 17:29

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng dạy và học ở Quảng Ninh

Những năm qua, Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Ứng dụng hiệu quả trong trường học

Chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong xã hội. Đối với ngành Giáo dục Quảng Ninh, chuyển đổi số tạo phát triển bền vững nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu lực quản lý nhà nước, quản trị trường học, cung cấp nhiều tiện ích trong dịch vụ giáo dục.

Tại Trường Tiểu học Hạ Long (TP. Hạ Long), chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và máy tính kết nối mạng Internet, giáo viên có thể cùng lúc kiểm tra kiến thức của tất cả học sinh trong lớp học, theo hình thức trắc nghiệm, nhờ ứng dụng Plickers.

Trước đó, mỗi học sinh được cung cấp 1 thẻ in trên giấy có 4 cạnh tương ứng với 4 đáp án A, B, C, D. Ở mỗi câu hỏi, khi học sinh chọn đáp án nào thì giơ cạnh đáp án đó lên phía trên có mã code, giáo viên dùng điện thoại quét đọc đáp án để biết đúng hay sai.

Ứng dụng Plickers giúp tổ chức ôn tập và kiểm tra trắc nghiệm trong lớp học một cách hiệu quả và thú vị.

Hiện nay, 100% giáo viên Trường Tiểu học Hạ Long đưa việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục.

Các phòng học thông minh, hoặc phòng học được đầu tư thiết bị công nghệ thông tin được giáo viên khai thác triệt để, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.

Tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin của cô và trò Trường Tiểu học Hạ Long (TP. Hạ Long). Ảnh: Mai An

Tại thị xã Quảng Yên, ngành Giáo dục địa phương này đã chủ động ứng dụng nhiều tiện ích của công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.

Trường Tiểu học Ngô Quyền (phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên) được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, học tập.

Cô giáo Trần Thị Hoa - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2023-2024, toàn trường có 20 lớp học với 645 học sinh. Ngoài các phòng học truyền thống, trường còn có 4 phòng học thông minh giúp mở rộng không gian, tài liệu, phương pháp và hình thức dạy học.

Bên cạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị, 100% giáo viên của trường có kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị phòng học thông minh. Các giờ giảng được giáo viên chú trọng khai thác hiệu quả thiết bị dạy học, các phần mềm như quản lý lớp học Google Classroom… thiết kế bài học, câu hỏi trắc nghiệm giúp tăng hứng thú, hiệu quả trong kiểm tra học sinh như trò chơi Kahoot, Quizizz, Google Form...

Học sinh Trường THCS Lê Văn Tám (TP. Hạ Long, Quảng Ninh) chữa bài tập trên bảng thông minh - Ảnh: Thanh Tâm

Tương tự, ngành Giáo dục TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) cũng đã chủ động triển khai xây dựng kế hoạch đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.

Không đơn thuần sử dụng những dụng cụ học tập truyền thống, tiết học Địa lý của học sinh khối 9, Trường THCS Ngô Quyền (TP. Cẩm Phả) được giáo viên truyền thụ bằng việc sử dụng các phần mềm đồ hoạ, bản đồ tương tác, video để minh hoạ các khái niệm địa lý phức tạp.

Điều này giúp học sinh dễ dàng hiểu và tạo sự tương tác, hứng thú với nội dung học. Theo cô giáo Bùi Cẩm Phương, giáo viên môn Địa lý, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Địa lý cho phép thể hiện thông tin địa lý theo cách trực quan hơn, học sinh khám phá các khái niệm địa lý một cách sinh động, tăng cường khả năng giao tiếp.

Bà Nguyễn Thị Bích - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền, cho biết: Trường cố gắng thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số như triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến; 100% học sinh, giáo viên có hồ sơ điện tử, có mã định danh thống nhất; sử dụng học bạ, một số sổ sách điện tử thay thế hồ sơ giấy; có các giải pháp khai thác hiệu quả các thiết bị hỗ trợ dạy và học đã được đầu tư; ứng dụng công nghệ thông tin vào các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, của nhà trường để giúp cán bộ, giáo viên tập huấn, tìm hiểu sâu, kỹ hơn các phần mềm đang áp dụng trong quản lý...

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, 100% công tác chỉ đạo điều hành của Sở Giáo dục và Đào tạo, 13 phòng Giáo dục và Đào tạo, 645 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đều được xử lý trên hệ thống nền tảng dùng chung của tỉnh (hệ thống quản lý văn bản chỉ đạo và điều hành, hệ thống thư điện tử công vụ, dịch vụ công trực tuyến). 100% văn bản đều được ký số khi giải quyết hồ sơ công việc. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến, tích hợp vào dịch vụ công quốc gia và xử lý toàn trình theo quy định.

Nhiều đơn vị sử dụng nền tảng phần mềm quản lý học tập (LMS/LCMS) hiệu quả. Tiêu biểu là các trường tiểu học: Trần Quốc Toản, Nguyễn Bá Ngọc (TP. Hạ Long), Trần Phú (TP. Uông Bí); các trường THCS: Nguyễn Văn Thuộc, Trọng Điểm (TP. Hạ Long); các trường THPT: Chuyên Hạ Long (TP. Hạ Long), Uông Bí…

100% cán bộ công chức viên chức được tập huấn định kỳ hằng năm, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số; trong đó 50% cán bộ công chức viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu bằng các công cụ số. 100% các cơ sở có kết nối internet tốc độ cao, đảm bảo các giao dịch điện tử, trao đổi thông tin, hoạt động giảng dạy, quản lý.

Đến nay 100% các trường từ cấp tiểu học đến THPT trong tỉnh triển khai sổ điểm, học bạ điện tử. 100% học sinh, giáo viên được cập nhật thông tin trên hệ thống quản lý của ngành.

11/13 địa phương trong tỉnh thực hiện phương thức tuyển sinh đầu cấp trực tuyến lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025. 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên sử dụng các phần mềm về quản lý tài chính, tài sản và các phần mềm quản lý khác về bảo hiểm xã hội, thuế do các đơn vị có thẩm quyền triển khai.

Cùng với đó, phát triển chính quyền số trong giáo dục, triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh. Theo đó, 86,45% số tiền học phí của cơ sở giáo dục ở đô thị, 61,26% số tiền học phí của cơ sở giáo dục ở nông thôn được thanh toán không dùng tiền mặt.

Năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh đứng thứ 3/35 sở, ban, ngành trong bảng xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI).

Bà Nguyễn Thị Thúy - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh cho biết, trong kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, Sở xác định sẽ tiếp tục tạo đột phá trong hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục đảm bảo kế thừa, phát huy hiệu quả các hạng mục đã đầu tư trong Đề án xây dựng chính quyền điện tử, các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục, đặc biệt là các dự án xây dựng trường học thông minh, tiên tiến đã triển khai.

Mặt khác, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gắn với phát triển các nền tảng, tài nguyên số dùng chung, góp phần phát triển chính quyền số, xã hội số, xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư của tỉnh Quảng Ninh.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 8 tỉnh, thành phố

Thừa Thiên Huế: Công điện ứng phó đợt mưa lũ lớn và sạt lở đất

Đề xuất cưỡng chế thu hồi khu đất Vũng Tàu Intourco và Hải Dương Intourco: Doanh nghiệp nói gì?

Hà Nội – Viêng Chăn: Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai Thủ đô

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sức khỏe miễn phí cho 400 người dân xã đảo Long Sơn