Du kháh thoải mái thử rượu vang
CôngThương - Kỳ 3:
Các loại chim đậu trĩu cành cây, nhưng ở một đất nước luật săn bắn rất nghiêm nên chúng tự do bay lượn. Tôi gợi ý, đi mấy hôm rồi vẫn không thấy bóng thổ dân đâu cả. Mọi người ồ lên giải thích: “Đặc sản văn hóa” ấy chỉ có trong các lễ hội mà phải thuê, còn bình thường, thổ dân lĩnh tiền tài trợ chính phủ ở trong rừng cho tự do.
Có tới một triệu thổ dân Úc sống bằng nghề săn bắt, hái lượm trên toàn lục địa. Họ sống rải rác thành 300 thị tộc, nói 250 ngôn ngữ và 700 thổ ngữ. Mỗi thị tộc có mối liên hệ tinh thần với một vùng đất cụ thể, nhưng những người trong thị tộc cũng đi khắp nơi để buôn bán, tìm kiếm nước và nông sản theo mùa để phục vụ cho các buổi cúng lễ.
Mặc dù sống trên những vùng đất có địa hình đa dạng, từ sa mạc hẻo lánh tới rừng nhiệt đới hay những ngọn núi phủ tuyết trắng, tất cả thổ dân đều tin tưởng vào vương quốc muôn thủa và sự thần kỳ của thời gian sáng tạo ra thế giới. Theo truyền thuyết của thổ dân, tổ tiên của họ đã tạo ra mọi điều trong cuộc sống, được liên kết với nhau qua văn hóa của thổ dân.
Hồi nhỏ tôi nhớ các bộ phim của Úc nói về người da trắng đi tìm và khai thác vàng, với cảnh một đàn chó săn to nhưnhững con cừu chạy trong tuyết trắng. Bây giờ tôi đang bon bon trên con đường xưa là các mỏ vàng của dân da trắng. Vàng được tìm ra ở trung tâm bang Victoria vào năm 1851, đã thu hút hàng ngàn đàn ông và phụ nữ đổ xô đến, kéo theo là các chủ quán, buôn rượu, gái mại dâm và những tên lang băm khắp mọi nơi trên thế giới.
Khi đó là một xã hội hỗn loạn, cướp bóc, tàn nhẫn, giết người đúng nhưphim tôi đã xem. Những năm sau đó, với nỗ lực của chính quyền Anh lập lại trật tự bằng cách cấp giấy phép khai thác, cử quân đội dẹp loạn, điều này đã dẫn đến cuộc nổi loạn đẫm máu ở trại giam Eureka vào năm 1854.
Mặc dù vậy, nhờ vàng mà Melbourne và Sydney có nguồn đầu tư khổng lồ.
Đến năm 1980, hai thành phố này đã trở thành những thành phố hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.
Mải chuyện, chúng tôi không biết đã đến vùng nho - nơi sản xuất ra loại rượu vang mà Huy ký hợp đồng tiêu thụ tại Việt Nam.
Huy cho biết, nước Úc có hơn 60 vùng trồng nho có tiếng trên toàn thế giới, làm ra những loại rượu vang đã đoạt được nhiều giải thưởng. Hôm nay, chúng tôi được nếm loại rượu vang Chardonnay thượng hạng, vang đen PinotNoir và nhiều loại vang nổ của thung lũng Yarra gần Melbourne với những cánh đồng nho bát ngát, quá giới hạn của “tầm mắt”, nhưng đã qua mùa thu hoạch nên cây nho bị đốn ngang tầm chuẩn bị cho mùa sau.
Cánh đồng nho ở trung tâm Yarra
Nhưng rất lạ, mỗi đầu luống nho cằn cỗi, lại có một cây hồng đang trổ bông rất đẹp. Tôi thắc mắc và được Huy giải thích, hoa hồng rất nhạy cảm với thời tiết và các loại sâu bệnh, nên họ trồng hoa hồng để theo dõi “sức khỏe” luống nho, xem “diện mạo” hàng ngày của hoa hồng để có các loại thuốc thích hợp chữa bệnh cho từng luống nho. À ra thế! Không biết các vùng trồng nho của nước ta có kinh nghiệm này không?
Hầu hết các vùng trồng nho hàng năm đều tổ chức lễ hội, du khách có thể nếm thử đồ ăn, rượu vang địa phương và tìm hiểu nét văn hóa ở đây. Nhà máy, hầm rượu, khu du lịch sinh thái và các cửa hàng cho du khách mua rượu, nếm thử liên hoàn, hợp lý, trang trí đẹp, hiện đại.
Những em nhân viên đẹp như những đóa hồng, má hây hây đỏ như màu rượu, luôn tay rót rượu mời du khách. Những cốc rượu vang to, cầm đẫy tay, được các du khách nếm thử liên tục, chuyện trò râm ran. Nếm nhiều mà vẫn được phục vụ chu đáo và lịch sự. Rượu đậm, sóng sánh, chát chát nơi cuống họng, chúng tôi gật gù với nhau, ngon hơn rượu uống ở nhà.