Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyên gia "hiến kế" ổn định tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

Bức tranh kinh tế Việt Nam 5 tháng có nhiều điểm sáng, song kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm.

5 tháng đầu năm 2022, bức tranh kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng, nổi bật là sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2%; xuất khẩu 5 tháng đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% và nhập khẩu 152,29 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng, Việt Nam xuất siêu 516 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân 5 tháng đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép; thị trường tài chính, tiền tệ cơ bản ổn định; các cân đối lớn, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 57,1% dự toán, tăng 18,7%.

Giải pháp nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2022?
Sản xuất công nghiệp 5 tháng tiếp tục xu hướng hồi phục

Từ kết quả trên, nhiều tổ chức quốc tế đã nâng vị thế của Việt Nam trên các bảng xếp hạng. Cụ thể, Cơ quan nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN +3 (AMRO+3) đánh giá, nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng ở mức 6,3% trong năm 2022 và 6,5% năm 2023. Còn theo đánh giá của Nikkei, Việt Nam tăng 48 bậc, xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng Chỉ số Phục hồi Covid-19.

Còn theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số năng lực phát triển của ngành du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc gia tăng cao nhất trên thế giới. Trong khi đó, S&P Global Ratings (một trong 3 cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới) đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định"...

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự báo, kinh tế Việt Nam có thể đạt 5,5-6% và sẽ cao hơn trong năm 2023.

Giải pháp nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2022?
Thị trường xuất khẩu được mở rộng

Dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, cộng với căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ kéo theo giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu sẽ gia tăng, sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ừng hàng hòa trong nước và thế giới. Cùng với đó, lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng mạnh, điều này sẽ ảnh hưởng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới.

Cùng chung nhận định trên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng: Nếu chúng ta không có những giải pháp thích hợp, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% khó mà thành công trong năm 2022. Dự báo này cũng trùng với thông tin của ADB và BIDV đưa ra mới đây, khi dự báo kinh tế Việt Nam có thể đạt 5,5-6% trong năm 2022, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng 6,5% mà Quốc hội đã đề ra.

Để khắc phục tình trạng tăng giá nguyên liệu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, theo bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thời gian tới, bên cạnh sự chủ động ứng phó của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp kịp thời và linh hoạt, theo sát và thích ứng ngay với những diễn biến phức tạp, khó lường của nền kinh tế.

“Trong đó, cần có những chính sách đảm bảo an ninh, an toàn năng lượng, vì năng lượng là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa. Vì vậy, Chính phủ và Bộ Công Thương cần có những biện pháp, chính sách đảm bảo nguồn cung năng lượng, phục vụ cho sản xuất và lưu thông, trong đó chú trọng và sử dụng tối đa năng lượng tái tạo, có chính sách điều tiết hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể” – bà Nguyễn Thị Hương thông tin.

Bên cạnh vấn đề tăng giá xăng, dầu, sắt thép, phân bón,… theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp học viện Tài chính cho rằng, các doanh nghiệp hiện còn phải đối mặt với việc khan hiếm nguồn nguyên liệu cung ứng để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, do ảnh hưởng nguồn cung từ xung đột giữa Nga và Ukraine.

“Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo chậm lại và lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới tăng mạnh, điều đó sẽ tạo ra sức ép tăng giá đối với các mặt hàng trong nước, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của danh nghiệp và nền kinh tế” – ông Đinh Trọng Thịnh thông tin.

Trên cơ sở đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Chính phủ và các bộ, ngành, trong đó đặc biệt là Bộ Công Thương cần thông qua những hệ thống thương vụ, đại sứ quán ở nước ngoài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong chủ động nguồn cung nguyên, vật liệu. Đồng thời, rà soát chính sách, xem xét giảm chi phí vận chuyển, chi phi logistics, chi phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cần hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết, giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường định hướng để nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

"Bởi trong bối cảnh hiện nay, không chỉ nguyên, nhiên liệu đầu vào gặp khó, mà kể cả sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, khi nhiều nền kinh tế trên thế giới chịu tác động của lạm phát. Nếu không có những giải pháp kịp thời, rất có thể thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó" - ông Đinh Trọng Thịnh khẳng định.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đề xuất: Bên cạnh tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nguyên liệu sản xuất, khơi thông thị trường xuất khẩu thì Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào cải cách thể chế kinh tế, chuyển mạnh sang nền kinh tế số, Chính phủ điện tử và tập trung nhiều hơn vào thương mại điện tử - bởi đây không chỉ là xu hướng mà còn là hướng đi tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông: Những tháng còn lại của năm 2022 là khoảng thời gian quyết định kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong cả năm. Đòi hỏi các cấp, ngành cần bám sát tình hình, làm tốt công tác dự báo, chủ động xây dựng kịch bản, giải pháp điều hành, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện, bảo đảm chất lượng, tiến độ triển khai nhiệm vụ được giao.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 25/9/2024 ban hành Kế hoạch triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự hơn 10 cuộc làm việc, gặp gỡ song phương cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Sáng 25/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.
Nâng cấp hạ tầng giao thông không để xảy ra ùn tắc kéo dài

Nâng cấp hạ tầng giao thông không để xảy ra ùn tắc kéo dài

Tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công thêm nhiệm vụ mới

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công thêm nhiệm vụ mới

Ông Đỗ Đức Duy - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công nhiệm vụ làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban sông Mê Công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.
Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

Quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo có gì mới?

Dự án Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng.
Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp Ủy ban hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Cuba.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, lãnh đạo UNDP và UNICEF.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế Thủ đô Hà Nội sau 70 năm

Sau 70 năm giải phóng và chuyển mình, Thủ đô Hà Nội đã và đang là đầu tàu kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, hiểm nghèo

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, hiểm nghèo

Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch EC và Tổng thống Ukraine

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Chủ tịch EC và Tổng thống Ukraine

Chiều 24/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky.
Bài 2: Định vị mới trong quan hệ thương mại

Bài 2: Định vị mới trong quan hệ thương mại

Hợp tác về kinh tế thương mại được đánh giá là điểm sáng, kỳ vọng tạo ra một định vị mới trong quan hệ hai nước theo hướng phát triển và bền vững...
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao

Ngày 24/9 (giờ địa phương), tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng.
IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

IMF cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển

Tổng Giám đốc IMF mong rằng Việt Nam có thể cùng IMF chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện thành công của nền kinh tế Việt Nam với các nước khác.
Truyền thông Cuba đưa đậm thông tin trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Truyền thông Cuba đưa đậm thông tin trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Trước thềm chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm truyền thông của nước này truyền tải nhiều thông tin tích cực về quan hệ hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo một số quốc gia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo một số quốc gia

Ngày 24/9, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp lãnh đạo một số nước.
"6 hơn" trong quan hệ Việt -Trung dưới góc nhìn mở lối thương mại: Bài 1 - Đột phá lịch sử

"6 hơn" trong quan hệ Việt -Trung dưới góc nhìn mở lối thương mại: Bài 1 - Đột phá lịch sử

Từ tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối, Bộ Công Thương Việt Nam đã nỗ lực mở lối phát triển thương mại Việt -Trung đạt được đột phá lịch sử
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Sáng 24/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva.
Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã có cuộc gặp và làm việc với Phó Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Anne Neuberger.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động