Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2023

GDP năm 2023 có thể đạt được từ 6,3 - 6,7%, tuy nhiên, nếu dốc sức ở cả 3 trụ cột gồm xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, đầu tư công thì GDP có thể đạt tới 7,4%.
Nỗ lực phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt hàng xuất khẩu nào thoát tăng trưởng âm sau 8 tháng liên tiếp?

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Vuasanca xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, vừa qua, một số tổ chức kinh tế thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống mức 5 - 6%, xin ông cho biết bình luận về việc này?

Một số chuyên gia, tổ chức kinh tế đưa ra các bình luận về tình hình kinh tế Việt Nam rất khó khăn và vì vậy, tăng trưởng kinh tế khó đạt được mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Do đó, họ đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống.

tăng trưởng kinh tế
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2023

Tuy nhiên, theo nhận định của tôi thì lại khác, xu hướng kinh tế đang tốt lên và sẽ không như dự báo của các tổ chức và chuyên gia đã đưa ra trong thời gian gần đây.

Bởi lẽ, khó khăn của chúng ta không phải xuất hiện ở thời điểm bây giờ mà xuất hiện từ quý IV và cụ thể là từ tháng 10/2022. Ngay thời điểm đó, các đơn hàng xuất nhập khẩu đã sụt giảm; hoạt động tiêu dùng trong nước có chiều hướng đi ngang. Việc này kéo dài sang đầu năm 2023.

Điều này dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng năm 2023 giảm 12,5%, nhập khẩu giảm hơn 18%.

Như vậy, trụ cột quan trọng của chúng ta là xuất khẩu thì bị sụt giảm, trong đó, các thị trường sụt giảm lại là các thị trường truyền thống, chủ yếu như Hoa Kỳ; EU, Nhật Bản…

Điều này đồng nghĩa với sản xuất trong nước bị đình trệ. Không có đơn hàng để sản xuất, hoặc sản xuất ra cũng chỉ để cất kho, khiến lượng tồn kho 6 tháng tăng lên 89%. Nhìn vào những con số này thì đáng lo ngại, tuy nhiên, thực tế thì không quá đáng lo.

Bởi lẽ, đơn hàng đã phục hồi trở lại từ tháng 4/2023 và tăng dần dù chỉ là những đơn hàng nhỏ. Hoạt động xuất nhập khẩu đã hồi phục. Hi vọng, với sự phục hồi mạnh mẽ từ nay đến cuối năm thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 có thể bằng hoặc thậm chí có thể tăng trưởng nhẹ so với năm ngoái.

Trụ cột thứ hai là tiêu dùng trong nước, chỉ số hàng hóa tiêu dùng và sản phẩm dịch vụ cuối cùng có mức 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trừ đi lạm phát thì còn khoảng 8,8%, tương đương với 6 tháng của năm 2022.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu cụ thể thì đáng lo. Ví dụ, tháng 1 tăng trưởng của chỉ số này khoảng 20% so với cùng kỳ; tuy nhiên, tháng 2, tháng 3, chỉ số này sụt giảm 14,5%; đến tháng 4, tháng 5, chỉ số này tiếp tục sụt giảm xuống 11,4% so với cùng kỳ; sang tháng 6/2023 thì chỉ còn 6,5%.

Rõ ràng tiêu dùng trong nước có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ đang giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, từ tháng 7/2023, chỉ số này đã tăng trở lại. Mặt khác, trong thời gian vừa qua, chúng ta có rất nhiều các biện pháp kích cầu, như giảm 2% thuế VAT, giảm phí, lệ phí cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giảm lãi suất… giúp giảm chi phí sản xuất, lợi nhuận tăng lên và doanh nghiệp có điều kiện hạ giá thành, cũng như triển khai các chương trình khuyến mại, hậu mãi…

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên Học viện Tài chính
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế

Đây là một trong những trụ cột quan trọng trong tăng trưởng GDP, vì đây là chỉ số tiêu dùng hàng hóa dịch vụ cuối cùng. Chỉ số này sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới khi chúng ta có hàng loạt các biện pháp kích cầu, giảm giá hàng hóa, hậu mãi…

Thứ ba là đầu tư công, tỷ trọng so với năm ngoái là tương đối thấp. Nhưng nói về tổng số tiền giải ngân thực sự, tức là số tiền mà các địa phương, bộ ngành thực hiện thì cao hơn nhiều. Bởi năm nay chúng ta có số vốn cao hơn, mọi năm chỉ hơn 400 nghìn tỷ đồng nhưng năm nay lên tới hơn 700 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm chúng ta cũng hi vọng việc giải ngân sẽ được đẩy mạnh. Đây cũng là trụ cột trong thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Như vậy, từ xuất khẩu (công nghiệp, nông nghiệp); tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng; đầu tư công cùng tăng, tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP có khó khăn nhưng chúng ta vẫn hi vọng có thể đạt được.

Trước ý kiến cho rằng, bức tranh xuất khẩu chỉ sáng ở nông sản. Vậy thì nhóm hàng này liệu có đủ sức để kéo toàn bộ kim ngạch xuất khẩu không, thưa ông?

Nông sản là điểm sáng, nhưng nông sản không thể kéo được toàn bộ “toa tàu” xuất khẩu lên được. Bởi bản thân riêng ngành nông nghiệp, để tăng trưởng vài ba phần trăm đã là rất khó. Do đó, sản phẩm nông sản có đẩy mạnh xuất khẩu cũng không thể bù được cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tôi cho rằng, các hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến đang hồi phục và đây là điều quan trọng. Đây là căn cứ để tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, từ đó dẫn đến tăng trưởng nhập khẩu sẽ mạnh lên trong thời gian từ nay đến Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp đang dần phục hồi

Như ông chia sẻ, tăng trưởng GDP 6,5% mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra trước đó là có khả năng đạt được?

Chúng tôi có 2 phương án. Trong bối cảnh bình thường thì GDP vẫn có thể đạt được từ 6,3 - 6,7%.

Phương án thứ hai đó là nếu mọi yếu tố thuận lợi, chúng ta mở rộng được các thị trường cũng như gia tăng được các hoạt động xuất khẩu, cùng với việc thực hiện được khoảng 95% đầu tư công; tiêu dùng trong nước được kích cầu phù hợp do sản xuất kinh doanh đang phục hồi, thu nhập tăng lên cùng với hàng hóa hạ giá, chương trình khuyến mại… dẫn đến tiêu dùng tăng.

Với 3 trụ cột này cùng được triển khai song song, tận dụng được các cơ hội từ các FTA, thì GDP có thể đạt được 6,8 - 7,4%. Tuy nhiên, phương án này là hơi khó.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP và xuất khẩu trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động khó lường, ông có khuyến nghị gì đến doanh nghiệp và kiến nghị gì đến cơ quan chức năng?

Trước tiên chúng ta cần nắm lại thị trường truyền thống để từ đó tự điều chỉnh mình và có thể tận dụng được cơ hội. Việc này rất tốt nhưng sẽ rất khó, vì các thị trường này họ không chỉ giảm sức mua mà một số ngành hàng đã quay sang ký đơn hàng với các quốc gia khác.

Thứ hai, là mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Hiện Bộ Công Thương, các Tham tán thương mại, các Đại sứ quán đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tuy nhiên, tốc độ có vẻ không được như mong muốn.

Do đó, Bộ Công Thương cần phối hợp với các hiệp hội ngành nghề xem xét lại việc mở rộng thị trường xuất khẩu của chúng ta, nhất là các thị trường mà chúng ta đã ký FTA, tận dụng cơ hội bỏ hàng rào phi thuế quan, hàng rào thuế quan hạ thấp.

Bên cạnh đó, cần mở rộng sang cả các thị trường khác nữa, ngoài các thị trường đã ký FTA. Nhất là các mặt hàng chủ lực như công nghiệp chế biến chế tạo, máy tính, điện tử... Đây là các mặt hàng có giá trị cao, mang lại kim ngạch và giá trị lớn.

Cần sự phối kết hợp giữa các ngành nghề trong nước để giảm được chi phí logistics, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, để từ đó hạ giá thành và giúp cho giá cả của chúng ta khi xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước có thể cạnh tranh được.

Thị trường tiêu dùng trong nước với 100 triệu dân, họ có nhu cầu rất lớn nhưng chúng ta không đáp ứng được vấn đề về mẫu mã, chất lượng, giá cả, khâu bảo trì bảo dưỡng, khuyến mại chưa như mong muốn. Bộ Công Thương cần đồng hành cùng các hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai việc này.

Liên quan đến dự báo GDP có thể đạt được 6,8 - 7,4%, đâu là căn cứ để ông đưa ra dự báo này?

Đầu tư công của chúng ta hiện rất lớn, nếu chúng ta thực hiện được sớm thì sẽ kích thích các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong nước phục vụ cho các công trình dự án đầu tư công. Từ đó, thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước tăng trưởng lên.

Thứ hai, tận dụng thị trường nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là trụ cột quan trọng. Hiện kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào xuất khẩu rất nhiều. Lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng. Đẩy mạnh xuất khẩu từ đó đẩy mạnh nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với các thị trường truyền thống đã bị mất đơn hàng, việc quay lại ngay là khó, tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể có những đơn hàng ngắn hạn ở một số ngành nghề, lĩnh vực.

Mặt khác, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các nước đã ký các FTA là cực kỳ quan trọng. Chúng ta đã ký 17 FTA, nhưng việc tận dụng còn rất khiêm tốn, khoảng 30%. Bộ Công Thương, cùng với các thương vụ, đại sứ quán, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp lớn, bắt tay, tìm hiểu, nắm bắt để đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng cơ hội, thì tăng trưởng của chúng ta cũng sẽ đạt được hiệu quả cao không kém. Điều quan trọng là chúng ta có làm được ngay hay không.

Việc này khó nhưng chúng ta có thể làm được nếu có quyết tâm cao và sự phối hợp, vào cuộc quyết liệt của không chỉ của Bộ Công Thương mà của các Bộ ngành khác, các hiệp hội ngành nghề, các đại sứ quán, các thương vụ và các doanh nghiệp.

Thứ ba, liên quan đến thị trường trong nước, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm trước chúng ta đã có. Nếu con số này đạt được từ nay đến cuối năm, và cộng hưởng của tất cả các yếu tố nêu trên thì con số dự báo GDP 6,8 - 7,4% hoàn toàn có thể đạt được. Dư địa của chúng ta vẫn còn rất lớn.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hạnh thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.274 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so cùng kỳ.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Iraq ghi nhận tăng trưởng dương

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Iraq ghi nhận tăng trưởng dương

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cá tra sang Iraq liên tục ghi nhận tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm nay.
Thương mại Việt Nam – UAE: Kỳ vọng vượt mốc 5 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – UAE: Kỳ vọng vượt mốc 5 tỷ USD

Nhờ 'lực đẩy' từ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa được ký kết, thương mại Việt Nam – UAE kỳ vọng sớm vượt mốc 5 tỷ USD.
Xuất khẩu cau của Việt Nam tăng mạnh 1.240%

Xuất khẩu cau của Việt Nam tăng mạnh 1.240%

Theo báo cáo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 8/2024, xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 9,28 triệu USD, tăng 1.240% so với cùng kỳ năm 2023.
Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển thông tin, không có gạo Việt Nam trong số gạo bị cơ quan chức năng Thuỵ Điển tạm giữ do nghi ngờ gian lận chất lượng.
Doanh nghiệp Việt kiều làm

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Thời gian qua, các doanh nghiệp do Việt kiều làm chủ đã hỗ trợ rất tích cực cho Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đưa hàng Việt Nam ra thế giới.
Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng.
Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10), nhập khẩu hàng hóa đạt 15,78 tỷ USD, giảm 5,8% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2024.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể đạt 60 đến 61 tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động