Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Cần đánh giá, nhìn nhận khách quan về vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương trong điều hành thị trường xăng dầu

Giá xăng dầu liên tục tăng mạnh và bất thường trên thị trường thế giới và nội địa thời gian qua đã tác động mạnh tiêu cực lên đời sống kinh tế – xã hội, hiện là vấn đề trung tâm được dư luận đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân của tình hình, tác động và hệ lụy, xu thế và triển vọng, thái độ và cách ứng phó của Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội đối với vấn đề này đang là những chủ đề nóng trên tất các các diễn đàn và phương tiện thông tin đại chúng.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Ông nhận định gì về đợt lên giá xăng dầu rất sốc này?

Thị trường xăng dầu: Cần đánh giá, nhìn nhận khách quan về vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương
PGS.TS. Trần Đình Thiên

Thế giới đã không ít lần trải qua những đợt tăng giá xăng dầu khốc liệt, được gọi là “sốc”. Lần này là một trong số đó. Lần tăng giá này được gọi là sốc là hoàn toàn chính xác – do tốc độ và quy mô tăng đều rất dữ dội, có tác động gây “choáng”. Tuy nhiên, cú “sốc” này có những điểm khác thường nổi bật, cần phải được mổ xẻ kỹ và nhận diện chính xác. Khi đó, mới có thể có cách ứng phó phù hợp.

Theo tôi, có mấy điểm cần lưu ý thế này: Thứ nhất, xăng dầu tăng giá mạnh trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bất ổn: chuỗi cung ứng chưa phục hồi, giá cả thế giới cho nhiều mặt hàng, đặc biệt là nguyên vật liệu, đang gia tăng một cách đáng lo ngại. Cả thế giới, kể cả Mỹ và châu Âu, cũng đang đối diện với nguy cơ lạm phát ít thấy trong nhiều thập niên. Đặt cú sốc giá xăng dầu – sản phẩm có tầm chiến lược quan trọng bậc nhất - vào bối cảnh đó mới thấy hết tính chất nghiêm trọng của tình thế “cộng hưởng” tăng giá lần này. Phải tính rất kỹ đến giá xăng dầu, nhưng chỉ tính đến nó khi bàn triển vọng, nguy cơ, để hoạch định chính sách ứng phó là không đủ, thậm chí sai. Không hề thừa khi ngay từ bây giờ, các nhà hoạch định chính sách cần lắng nghe cảnh báo chuyên gia về một triển vọng “stagflation” (đình trệ – lạm phát) có thể xẩy ra trong nền kinh tế thế giới trong năm nay.

Thứ hai, xăng dầu tăng giá khi nền kinh tế thế giới mới bắt đầu quá trình phục hồi sau hai năm bị đại dịch covid -19 tàn phá. Cấu trúc vận hành thương mại – tiền tệ đang suy yếu nhiều mặt; tình trạng đứt chuỗi và nguy cơ đứt chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn hiện hữu và gia tang; tình trạng sức khỏe tài chính – tiền tệ toàn cầu, sự lưu thông của các dòng tiền, dòng vốn bị đứt, bị chặn, gắn với cuộc xung đột Nga – Ukraina chưa rõ hồi kết, tình trạng ốm yếu của các thị trường và các doanh nghiệp, … đều là những yếu tố kích phát tác động tiêu cực của xu hướng tăng giá tổng thể nêu trên. Tình hình rõ ràng là rất đáng lo ngại.

Thứ ba, xăng dầu tăng giá trong tình thế xung đột chiến lược khó lường trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là nó “dính” đến tất cả các cường quốc kinh tế – quân sự hàng đầu. Các chiêu thức mạnh nhất, các đòn thế khốc liệt nhất – có lẽ chỉ trừ vũ khí hạt nhân – đều đã và đang được tung ra. Xăng dầu nói riêng, hay xu thế lạm phát nói chung phải đặt trong bối cảnh đó, để chú ý đến đầy đủ các tuyến nguy cơ, xu hướng có thể diễn ra, tránh xu thế chỉ lo tìm kiếm các giải pháp ứng phó tình thế, theo cách “đến đâu hay đến đấy”.

Vậy Việt Nam cần phải lưu ý thêm những điều gì, thưa Ông?

Việt Nam là nền kinh tế mở, độ hội nhập rất sâu rộng. Cho nên phải nhấn mạnh đến những vấn đề toàn cầu, nhất là những cú sốc chiến lược.

Đối với Việt Nam, ngoài những lý do khách quan, cơ bản ngoài tầm chi phối nêu trên, còn có những lý do riêng tác động vào xu thế tăng giá và can thiệp điều chỉnh giá xăng dầu.

Báo chí đã nói nhiều về tình trạng cung ứng xăng dầu không đáp ứng nhu cầu vừa qua, là một nguyên nhân gây bất ổn thị trường và tăng giá, bắt nguồn từ chính cấu trúc và cơ chế vận hành hệ thống. Vấn đề nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được bàn luận mổ xẻ nhiều trong thời gian qua. Chính phủ, Bộ Công Thương cũng thẳng thắn giải trình nhiều vấn đề liên quan lâu nay chưa được tường minh. Rõ ràng là tại thời điểm gay go, nhiều vấn đề yếu kém bộc lộ ra, và thật may mắn, đó chính là cơ hội để nhận diện sai lầm, khắc phục điểm yếu và thay đổi.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt trực tiếp hiện nay là xử lý hậu quả của hoạt động cung ứng và điều hành giá xăng dầu này của Việt Nam trong tổng thể vấn đề giá xăng dầu và rộng hơn, vấn đề kiềm chế lạm phát và thúc đẩy phục hồi của nền kinh tế.

Về điểm này, nhìn tổng thể, trong hoạt động điều hành, liên quan trực tiếp đến giá xăng dầu, hay rộng hơn, ổn định vĩ mô, có thể nói Chính phủ và các bộ ngành, trực tiếp đóng vai trò chủ công là Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước, đang nỗ lực rất cao và xử lý tốt vấn đề. Kinh nghiệm điều hành vĩ mô, “kiềm chế” giá và giữ ổn định hệ thống trong những năm qua đang được Chính phủ phát huy thật sự hiệu quả.

Tất nhiên, giữa một tình thế khó khăn, đầy sự bất thường và tính cấp bách, khó mà tránh khỏi sơ suất, yếu kém. Cần chỉ ra yếu kém, sai sót đó một cách thẳng thắn, nhưng với tinh thần xây dựng. Tại thời điểm khó khăn, càng cần làm như vậy để củng cố lòng tin.

Ông có thể nói cụ thể hơn, đặc biệt là về hoạt động của Bộ Công Thương – là bộ chịu trách nhiệm trực tiếp vận hành và điều hành hệ thống cung ứng xăng dầu ?

Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng nhiều biện pháp để một mặt, bảo đảm cung ứng xăng dầu đáp ứng yêu cầu nền kinh tế; mặt khác, kiềm chế mức tăng giá xăng dầu để giảm chi phí cho nền kinh tế. Cả hai tuyến hoạt động đều nhằm mục tiêu giữ ổn định vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua “cơn bão giá”, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.

Đối với Bộ Công Thương, giai đoạn vừa qua, phải đối mặt với nhiều vấn đề gay gắt, phức tạp thuộc loại ít thấy, chứ không phải chỉ có vấn đề xăng dầu. Việc tháo gỡ tắc nghẽn hàng nghìn xe container qua biên giới trong suốt nhiều tháng là một ví dụ.

Đặt trong tình thế đó để phân tích, đánh giá hoạt động của Bộ Công Thương trên “mặt trận” xăng dầu sẽ khách quan, công bằng hơn. Theo cách nhìn như vậy, đánh giá tổng quát của tôi là tích cực; tác động điều hành đến nền kinh tế là đáng khích lệ.

Tôi không đi vào những vụ việc cụ thể. Các phương tiện truyền thông đã thông tin chi tiết, mổ xẻ chúng kỹ, từ nhiều khía cạnh. Đồng thời, Chính phủ và Bộ Công Thương cũng đã giải trình, chia sẻ thông tin trong tinh thần công khai, minh bạch ngày càng cao. Bản thân Bộ trưởng, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (16/3) về những vấn đề gay gắt này, cũng bộc lộ rõ sự thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm, không né khó, khả năng làm chủ vấn đề và sự tự tin. Khó mà nói đã làm hài lòng tất cả, song các câu trả lời của Bộ trưởng đã giúp cung cấp thông tin hệ thống, rõ ràng và khách quan. Tất cả những cái đó thực sự có ý nghĩa khi chúng giúp thị trường củng cố lòng tin giữa lúc khó khăn.

Tôi chỉ xin lưu ý hai điểm.

Thứ nhất, tình thế khó khăn hiện nay, xét nội tại Việt Nam, là kết quả của sự tích đọng các nguyên nhân sâu xa, mang tính cơ chế (ví dụ hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) với những nguyên nhân trực tiếp ngắn hạn. Không nên trộn lẫn, đánh đồng, nhập cục các loại nguyên nhân này, nhất là trong hoạt động điều hành chính sách. Chính phủ và Bộ Công Thương đang tiếp cận xử lý vấn đề theo logic này. Giải trình của Bộ trước Quốc hội cho thấy, nỗ lực phát hiện, mổ xẻ, tận dụng cơ hội để giải trình công khai các vấn đề “ách tắc” do cơ chế, giúp tạo cơ sở để giải quyết chúng một cách căn bản. Nhưng về hành động, Bộ nhận thức rõ đây phải là lúc tập trung cho các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu lực mạnh để giúp các doanh nghiệp đứng dậy và nền kinh tế phục hồi nhanh.

Thứ hai, tìm kiếm giải pháp thoát khỏi tình thế “lưỡng nan” luôn luôn là đặc biệt khó khăn. Mà cả thế giới lẫn nền kinh tế Việt Nam đều đang trong tình thế đó – tình thế “stagflation”. Khó mà có những giải pháp toàn vẹn cho mọi tuyến lợi ích, đáp ứng tốt cả yêu cầu ngắn hạn lẫn dài hạn. Giá cả, đặc biệt là giá xăng dầu, luôn là trung tâm của cái gọi là “hài hòa” hay “xung đột” lợi ích hiện đang nổi lên gay gắt và cấp bách.

Tôi cho rằng dưới sự chỉ đạo thống nhất và rất kiên quyết của Chính phủ, Bộ Công Thương đang đề xuất thực thi nhiều giải pháp – từ sản xuất đến lưu thông, từ cung ứng hàng đến điều chỉnh giá – tiền một cách khá linh hoạt, trong sự phối hợp với Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước – một sự phối hợp được ghi nhận là đang tốt lên rõ rệt.

Tôi tin là với kinh nghiệm và năng lực điều hành vĩ mô chắc tay của Chính phủ, với sự phối hợp hoạt động điều hành chính sách liên bộ như vậy, nền kinh tế của ta sẽ “trụ vững”, qua đó, có thời cơ để phục hồi nhanh.

Thị trường xăng dầu: Cần đánh giá, nhìn nhận khách quan về vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiều nỗ lực đảm bảo nguồn cung, điều hành giá, đảm bảo thị trường xăng dầu

Ở thời điểm này, những băn khoăn và khuyến nghị mà ông muốn đưa ra là gì ?

Lo lắng còn nhiều. Lo ngại cũng lắm. Tình thế này không ai yên lòng được cả. Bóng ma “stagflation” là thứ không thể chủ quan được đâu, nhất là lúc doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam còn yếu và thế giới còn bất ổn thế này.

Tuy nhiên, nói như thế không phải để bi quan mà là để cảnh báo, để không chủ quan.

Mọi chính sách của Nhà nước, của Chính phủ, hoạt động của các Bộ ngành phải định hướng hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế nhiều hơn nữa. Dường như ta vẫn lo cho “an toàn ngân sách”, lo “ổn bộ máy” hơn là cho việc bảo vệ, củng cố các cơ sở tăng trưởng của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đang rất yếu nhưng lại khao khát phục hồi nhanh để chớp thời cơ tiến vượt lên.

Giúp doanh nghiệp Việt Nam “trụ vững”, mạnh lên là lợi ích chiến lược ưu tiên hàng đầu trong lúc này. Theo logic đó, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần và có thể mạnh dạn hơn trong nỗ lực giữ giá xăng dầu thấp – hoặc cố gắng làm chậm đà tăng giá bằng các biện pháp hiện đang được thực hiện một cách “khá thận trọng”, nếu không nói là rụt rè. “Phí môi trường”, quỹ bình ổn giá, … là những công cụ hữu dụng trong lúc này.

Đây là thời điểm bất thường. Tình thế phát triển rất không bình thường. Muốn thoát ra khỏi nó, thậm chí, tận dụng nó để bứt lên, chắc chắn không thể theo logic thông thường, bằng cách giải pháp vốn có. Khi đó, thách thức sẽ biến thành cơ hội.

Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để thực hiện việc này.

Trân trọng cảm ơn ông.

Chính Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin mới nhất

Thợ điện trắng đêm xử lý sự cố do bão số 3

Thợ điện trắng đêm xử lý sự cố do bão số 3

Bão số 3 đã làm thiệt hại nặng nề hệ thống lưới điện hạ áp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, các công ty điện lực đã trắng đêm để xử lý sự cố, sớm cấp điện trở lại.
Hệ thống cửa hàng xăng dầu cơ bản hoạt động bình thường sau bão số 3

Hệ thống cửa hàng xăng dầu cơ bản hoạt động bình thường sau bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều cửa hàng xăng dầu bị hư hại, song các cửa hàng đã nỗ lực khắc phục sự cố, chuẩn bị đầy đủ hàng hoá, sẵn sàng phục vụ nhân dân.
Cập nhật tình hình khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Cập nhật tình hình khắc phục sự cố điện sau bão số 3

Ngay sau bão số 3 đi qua, toàn ngành điện nỗ lực sửa chữa, khắc phục sự cố các đường dây nhằm sớm đưa các tổ máy phát điện trở lại.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9

Đêm ngày 7/9, các hồ thuỷ điện vẫn vận hành bình thường, một số đường dây cao áp và lưới điện trung hạ áp buộc phải cắt để đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

PC Bắc Giang nỗ lực khắc phục sự cố điện do bão số 3 cho hơn 300.000 khách hàng

Đến 19h30 tối ngày 7/9, tại Bắc Giang, bão số 3 đã làm 62 đường dây trung áp bị sự cố, gây gián đoạn cấp điện cho trên 300 nghìn khách hàng.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hoạt động xuyên siêu bão Yagi

Do đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công tác vận hành tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang diễn ra bình thường, bất chấp siêu bão Yagi đang quần thảo.
Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Giám sát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong khắc phục sự cố điện do siêu bão Yagi

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có báo cáo cập nhật tình hình cung cấp điện, vận hành hệ thống điện trong thời gian ứng phó bão số 3 (bão Yagi).
Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Cập nhật hình ảnh lưới điện bị tàn phá bởi siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi đang đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng của nó lên hệ thống lưới điện nhiều địa phương miền Bắc rất nặng nề. Nhiều nơi đang bị mất điện.
Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Thông tin mới về tình hình mất điện tại một số địa phương miền Bắc do bão số 3

Tính đến 15h chiều ngày 7/9, nhiều địa phương ở miền Bắc bị mất điện do ảnh hưởng của siêu bão Yagi (bão số 3).
PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với cơn bão số 3

PC Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai hàng loạt giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại từ cơn bão số 3 và đảm bảo an toàn cho lưới điện.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy nhu cầu khí đốt tại Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào giai đoạn giữa những năm 2030.
Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động phòng, chống thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi

Điện lực Lâm Đồng chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sạt lở đảm bảo vận hành an toàn hệ thống lưới điện do ảnh hưởng bởi bão số 3 bão Yagi.
Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với VCCI tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó cơn bão số 3

Để đảm bảo công tác vận hành, an toàn cho con người và tài sản, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã chủ động, triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với bão số 3.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Chuyến tàu LNG đầu tiên trên đường sắt từ Nam ra Bắc: Cột mốc quan trọng của ngành công nghiệp khí

Lần đầu tiên, 300 tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng đường sắt, với khoảng cách sẽ đạt mức gần 2.000km
Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Ngành Truyền tải điện tập trung cao độ ứng phó với siêu bão Yagi

Nhằm hạn chế những thiệt hại do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, EVNNPT đang tập trung cao độ để đảm bảo truyền tải an toàn, liên tục, ổn định
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đôn đốc tiến độ triển khai quy hoạch năng lượng

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các đơn vị tăng cường chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng
Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

EVNNPC đã sãn sàng chủ động ứng phó với cơn bão Yagi với tinh thần cao nhất các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xẩy ra
Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Điều chỉnh Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II thành Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II

Chiều ngày 5/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ trao Quyết định Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II
Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Nga ‘bắt tay’ EU, đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi khí đốt

Tờ Die Welt của Đức dẫn số liệu phân tích cho hay, Nga đã vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU).
Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng

Tham gia vào thị trường carbon: Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng

Thị trường carbon sắp được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong giảm phát thải khí nhà kính và tham gia vào nền kinh tế xanh.
EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện

EVNCPC tăng cường kiểm tra và tuyên truyền an toàn điện

Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, hiệu quả cho gần 120.000 khách hàng có nguy cơ cao về cháy nổ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động