Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Cổ đông Nhà nước và những nỗi niềm

Hiện nay, phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa do rất nhiều chủ thể quản lý.
Cổ đông Nhà nước và những nỗi niềm
Đại hội đồng cổ đông của Traphaco

Trong khi, phần nhiều số vốn này được các cơ quan bộ ngành, địa phương quản lý, chỉ có số ít còn lại, khoảng 3-5% tổng số vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp, là do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý.

Chính vì vậy, những vấn đề của cổ đông Nhà nước hiện không chỉ của riêng SCIC, mà còn của rất nhiều cơ quan khác.

Không phân biệt

Từ năm 2015, Luật Doanh nghiệp với sự thay đổi cơ bản về vai trò của cổ đông đã giúp phân định rõ ràng hơn định nghĩa về cổ đông Nhà nước và vai trò của cổ đông đặc biệt này trong công ty cổ phần.

Về mặt pháp lý, cổ đông Nhà nước không có sự phân biệt với các cổ đông khác, nhất là tại doanh nghiệp đang thực hiện quản trị công ty tiên tiến thì việc thúc đẩy sự bình đẳng giữa các các cổ đông càng phải nhanh hơn và đặc biệt là bảo vệ các cổ đông nhỏ lẻ.

Theo thống kê mới nhất, hiện số lượng doanh nghiệp mà SCIC đang nắm giữ gần 200 doanh nghiệp. Trong số đó, có những doanh nghiệp mà SCIC nắm giữ cổ phần chi phối, nhưng cũng có những doanh nghiệp mà tỷ lệ nắm giữ cổ phần của SCIC thấp, dưới 30%.

Để tiếp tục quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, hiện tại, tổ chức này đang tiếp tục rà soát xem xét tổng thể.

Chủ tịch SCIC Nguyễn Đức Chi cũng khẳng định rằng, bất kỳ trường hợp nào mà SCIC còn vốn ở đó thì vẫn phải đảm bảo quyền lợi cổ đông Nhà nước, đồng hành cùng doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật. Tôn chỉ mục đích hành động của SCIC không vượt qua các mục tiêu, tiêu chí mà SCIC đã đề ra.

“SCIC áp dụng nguyên tắc thị trường tối đa chứ không hành chính”, Chủ tịch SCIC nêu quan điểm.

Là cổ đông, không phải quản lý Nhà nước

Traphaco là doanh nghiệp cổ phần hóa sớm nhất của ngành dược với vốn chủ sở hữu ban đầu 9,9 tỷ đồng. Đến năm 2006, vốn Nhà nước đã được chuyển về SCIC quản lý. Đến nay, Traphaco đã đứng vị trí số một trong ngành đông dược với giá trị vốn hóa trên sàn chứng khoán ở mức hơn 4.000 tỷ đồng, tăng đến 400 lần trong 16 năm, trong đó không thể không nhắc đến sự đóng góp của cổ đông Nhà nước.

“Phải nói rằng SCIC có nhiều đổi mới, do vai trò, nhiệm vụ được Nhà nước giao rõ ràng, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, cách nhìn của Nhà nước với vai trò đại diện vốn tại các công ty, tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều cái mở ra cho sự đóng góp của Nhà nước tại doanh nghiệp”, bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Traphaco đánh giá.

Với một cơ cấu cổ đông khá đa dạng: cổ đông Nhà nước (SCIC- nắm 35,67%), cổ đông nước ngoài (quỹ Mekong Capital nắm 24,99%, quỹ Việt Nam Holdings năm 10,43%) và các cổ đông nhỏ lẻ, mối quan hệ tương tác giữa cổ đông Nhà nước với các cổ đông khác tại Traphaco rất được chú ý.

“Cổ đông Nhà nước cũng giống như các cổ đông tổ chức muốn quyền lợi của mình phát triển. SCIC cũng đặt ra nhiệm vụ là không chỉ phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà còn định hướng đầu tư nữa. Chính vì vậy, trong 5 năm qua, qua hoạt động M&A của Traphaco, chúng tôi đã có 6 công ty con”, bà Thuận cho biết.

Cũng như Traphaco, hơn 10 năm qua, SCIC nhận tiếp quản phần vốn của Nhà nước tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) và tiến hành từng bước cơ cấu tổ chức quản lý công ty, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông theo quy định.

Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện hệ thống thể chế nội bộ nhằm góp phần đổi mới và nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản trị, điều hành doanh nghiệp cũng được triển khai thông qua người đại diện của SCIC tại SGC. Những thay đổi này đã mang lại kết quả tốt.

Từ năm 2007 đến nay, SGC hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả tương đối cao với ROA, ROE bình quân cả giai đoạn 2007 - 2015 lần lượt là 16% và 20%/năm. Toàn bộ giá trị lợi nhuận công ty tạo ra trong các năm đều được phân phối hết, chủ yếu là cổ tức trong giai đoạn 2007 - 2015 là 210% mệnh giá.

Khó “ngồi mát ăn bát vàng”

Tuy nhiên, phải đảm bảo hài hòa giữa một bên là bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước với bên kia là tạo mọi điều kiện để nâng cao giá trị doanh nghiệp, qua đó nâng cao giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, không phải lúc nào SCIC cũng “thuận buồm xuôi gió” để làm tròn vai cổ đông năng động, và càng khó để “ngồi mát ăn bát vàng”, thu về cổ tức từ doanh nghiệp.

Không êm ả như Traphaco và Sa Giang, tại nhiều doanh nghiệp nơi luôn xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm cổ đông, sự hiện diện của cổ đông SCIC không phải lúc nào cũng được chào đón.

Trường hợp của Công ty Cổ phần Giày Đông Anh là một ví dụ.

Hơn 7 năm SCIC tiếp nhận vốn từ Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và trở thành cổ đông lớn tại đây, cũng là 7 năm cổ đông Nhà nước - thông qua người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông Nhà nước tại doanh nghiệp.

Từ chỗ cổ đông Nhà nước bị gạt ra khỏi doanh nghiệp trong suốt 7 năm, bằng nhiều biện pháp, kể cả đưa ra tòa án, SCIC đã khôi phục được quyền cổ đông tại DAFCO, sau đó ổn định tình hình hoạt động rồi thoái vốn thành công với giá bán gấp gần 4 lần giá khởi điểm.

Hiện nay, DAFCO đang hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo cuộc sống của người lao động và không còn tình trạng khiếu kiện.

Cơ chế linh hoạt

Theo Luật Doanh nghiệp, các cổ đông đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, không có sự phân biệt. Nhưng thực tiễn, cổ đông Nhà nước thông qua người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều hơn một số trách nhiệm, vì vậy cần có một cơ chế linh hoạt và hiệu quả.

Lãnh đạo SCIC cho biết, là cổ đông Nhà nước nên phải cân nhắc và tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp (kể cả các quyết định kinh doanh, nhân sự) để bảo đảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng không để rủi ro ảnh hưởng đến việc bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp, SCIC phải tận dụng tối đa quyền mà cổ đông Nhà nước có được như quyền phủ quyết, để có điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nước.

“Tất nhiên, SCIC không bao giờ sử dụng quyền này nếu các đề xuất của doanh nghiệp thực sự tốt cho doanh nghiệp và cho các cổ đông”, một lãnh đạo SCIC nói.

“Là cổ đông Nhà nước đôi khi tự mình phải có trách nhiệm. Ví dụ khi SCIC thực hiện tái cơ cấu danh mục, bán vốn tại doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, nếu là nhà đầu tư bình thường sẽ hướng đến mục tiêu lợi nhuận của mình.

Nhưng với SCIC, bài toán hiệu quả phải được đặt trong tổng thể phát triển doanh nghiệp. Chúng tôi phải thoái vốn thế nào để sau khi không còn là cổ đông nữa, doanh nghiệp vẫn phát triển, đồng thời đảm bảo hiệu quả phần vốn Nhà nước khi bán”, lãnh đạo SCIC cho biết.

Khảo sát những doanh nghiệp đã cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn còn là cổ đông, đa số cho biết họ hài lòng về SCIC hơn so với trước đây, khi người đại diện vốn Nhà nước là các cơ quan quản lý trong bộ máy hành chính. So sánh giữa một bên là tư duy quản lý doanh nghiệp ở các bộ chủ quản là an toàn, bảo toàn được vốn Nhà nước, với một bên là tư duy quản lý ở SCIC là hiệu quả, rõ ràng doanh nghiệp ủng hộ cơ chế hiệu quả hơn.

Theo một số chuyên gia, cơ chế cổ đông là một tổ chức kinh tế như SCIC tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong điều hành, nhất là trong việc soát xét các báo cáo tài chính, đưa các chuẩn mực quản trị tiên tiến vào doanh nghiệp và khả năng sẵn sàng tham gia tăng vốn khi doanh nghiệp có phương án tăng vốn hiệu quả.

Tuy nhiên, tiếc là trên thực tế không phải doanh nghiệp cổ phần hóa nào thuộc đối tượng chuyển giao phần vốn Nhà nước về SCIC cũng được chuyển giao theo đúng quy định và lộ trình.

Theo VnEconomy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Tập đoàn Thiên Long - doanh nghiệp ‘trùm’ ngành bút bi có diễn biến lạ

Cùng một lúc, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (Mã chứng khoán: TLG) thông báo miễn nhiệm 4 Phó Tổng giám đốc, sắp xếp lại hệ thống chức danh trong công ty.
Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu quay lại niêm yết trên UPCoM, cổ phiếu HNG và HBC diễn biến ra sao?

Ngày đầu tiên quay trở lại niêm yết trên sàn UPCoM, cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) và HBC (Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình) lại có những diễn biến trái chiều.
Đình chỉ hoạt động một công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group

Đình chỉ hoạt động một công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group

Sau khi bị phát hiện ra hàng loạt vi phạm, không đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và kinh doanh, Chứng khoán HVS đã chính thức bị đình chỉ hoạt động.
Hai doanh nghiệp bất động sản Nice Star và Nam Land bị xử phạt nặng

Hai doanh nghiệp bất động sản Nice Star và Nam Land bị xử phạt nặng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Nice Star và Công ty TNHH Nam Land.
Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền, Bánh Givral lỗ luỹ kế 655 tỷ đồng

Chủ thương hiệu Kem Tràng Tiền, Bánh Givral lỗ luỹ kế 655 tỷ đồng

Chủ sở hữu thương hiệu Kem Tràng Tiền và Bánh Givral tiếp tục đối mặt với khó khăn khi lỗ luỹ kế gần 655 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1,45 tỷ cổ phiếu HNG và HBC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 18/9

Hơn 1,45 tỷ cổ phiếu HNG và HBC giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 18/9

Sau khi bị hủy niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 6/9/2024, cổ phiếu của HBC và HNG sẽ chính thức có phiên giao dịch trở lại trên sàn UPCoM.
Chứng khoán Việt Tín

Chứng khoán Việt Tín 'đứt' liên lạc với HOSE vì siêu bão Yagi

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khiến cả hai đường truyền chính và dự phòng của Chứng khoán Việt Tín (VTSS) kết nối tới HOSE bị gián đoạn trong ngày 9/9.
VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

VN-Index phục hồi hơn 13%, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chưa hoàn toàn hồi phục nhưng các quỹ mở vẫn duy trì được mức lợi nhuận đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm 2024.
Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Vì sao cổ phiếu VNZ của ông chủ mạng xã hội Zalo bị bán mạnh?

Kết phiên giao dịch sáng nay 6/9, giới đầu tư có dấu hiệu muốn bán ra cổ phiếu VNZ của doanh nghiệp này.
Cổ phiếu DIG của DIC Corp bị bán tháo sau khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm

Cổ phiếu DIG của DIC Corp bị bán tháo sau khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm

Ghi nhận kết phiên ngày 28/8, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) giảm sâu sau kết luận của Thanh tra Chính phủ.
‘Nút thắt’ cần tháo gỡ để nâng hạng thị trường chứng khoán

‘Nút thắt’ cần tháo gỡ để nâng hạng thị trường chứng khoán

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi đòi hỏi những cải cách mạnh mẽ, nhằm mở rộng cơ sở nhà đầu tư và đảm bảo ổn định thị trường.
Vinatex (VGT) phát giá 35.000 đồng cho mỗi cổ phần May Đồng Nai

Vinatex (VGT) phát giá 35.000 đồng cho mỗi cổ phần May Đồng Nai

Tương tự trường hợp May Bình Minh, Vinatex (VGT) ra giá khá cao cho lô cổ phần đang sở hữu tại May Đồng Nai (Donagamex), khiến giới đầu tư không khỏi băn khoăn.

'Vua cá tra' Hùng Vương sa cơ: Từ 'tay chơi' M&A đình đám đến cảnh 'bán con' trả nợ

Tình cảnh của "Vua cá tra" Hùng Vương hôm nay đã để lại một bài học rất lớn, đó là việc sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng bừa bãi, thiếu thận trọng...
Becamex IDC huy động thêm 200 tỷ đồng trái phiếu

Becamex IDC huy động thêm 200 tỷ đồng trái phiếu

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) đã phát hành thêm 200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm.
Vì sao Công ty cổ phần Cencon Việt Nam bị xử phạt nặng?

Vì sao Công ty cổ phần Cencon Việt Nam bị xử phạt nặng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty CP Cencon Việt Nam gần 400 triệu đồng.
Hibeco Group: Hãng bia 30 năm quyết

Hibeco Group: Hãng bia 30 năm quyết 'thay áo' chờ 'đổi vận'

Trên website "hibeco.com.vn", Hibeco Group giới thiệu là đơn vị kế tục của Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Quốc tế của các doanh nhân sống ở TP. Hải Dương.
Biến động tại doanh nghiệp thủy sản

Biến động tại doanh nghiệp thủy sản 'ôm đất vàng' Seaprodex: Cổ đông lớn Red Capital

Red Capital, công ty quản lý quỹ ra đời từ tháng 3/2008, tiền thân là Công ty Quản lý quỹ Dầu khí Toàn Cầu, vừa nhận chuyển nhượng 18 triệu cổ phiếu Seaprodex.
Chứng khoán Nhất Việt bị xử phạt vì vi phạm quy định chứng khoán

Chứng khoán Nhất Việt bị xử phạt vì vi phạm quy định chứng khoán

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt.
Nhân sự cấp cao biến động, cổ phiếu HDG, QCG, VOS, VCG, LTG diễn biến ra sao?

Nhân sự cấp cao biến động, cổ phiếu HDG, QCG, VOS, VCG, LTG diễn biến ra sao?

Hàng loạt mã cổ phiếu HDG, QCG, VOS, VCG, LTG... ghi nhận sự "lao dốc không phanh" sau khi lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp có sự biến động.
Cổ phiếu của

Cổ phiếu của 'anh cả' có 86 trung tâm thương mại 'phủ sóng' Việt Nam được kỳ vọng tăng 60%

Chuyên gia ACBS vẫn đặt niềm tin vào VRE, cho dù thực tế từ khi biến động cổ đông, mã này chứng kiến đà giảm nặng nề, rơi từ vùng 27.000 đồng xuống 17.000 đồng.
Chứng khoán Bảo Việt chính thức ra mắt BVSC Invest - nền tảng đầu tư chứng khoán thế hệ mới

Chứng khoán Bảo Việt chính thức ra mắt BVSC Invest - nền tảng đầu tư chứng khoán thế hệ mới

Chứng khoán Bảo Việt vừa ra mắt ứng dụng chứng khoán mới BVSC INVEST mang lại trải nghiệm “Đầu tư thoải mái cùng giao diện thông thái” cho nhà đầu tư.
Tập đoàn Hòa Bình (HBC)

Tập đoàn Hòa Bình (HBC) 'phản pháo' HoSE vụ hủy niêm yết bắt buộc?

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) liên quan đến việc hủy niêm yết bắt buộc.
Vì sao Công ty Thép Pomina bị xử phạt nặng?

Vì sao Công ty Thép Pomina bị xử phạt nặng?

Công ty Cổ phần Thép Pomina (KCN Sóng Thần 2, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 217 triệu đồng do các vi phạm hành chính.
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai

Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai 'ngược dòng'

Sau 6 phiên giảm sàn liên tục, kết thúc phiên giao dịch hôm nay (ngày 29/7), cổ phiếu QCG của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng trần.
Vì sao Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chuyển gần 347,2 triệu cổ phiếu sang sàn Upcom?

Vì sao Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình chuyển gần 347,2 triệu cổ phiếu sang sàn Upcom?

Theo dự kiến tháng 8/2024 Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ tiến hành chuyển niêm yết gần 347,2 triệu cổ phiếu sang sàn Upcom thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động