Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 05:24

Cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhựa sang Thổ Nhĩ Kỳ

Nhựa đang là một trong những mặt hàng rất có tiềm năng tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi hàng năm thị trường này  nhập khẩu trên 10 tỷ USD nhóm hàng nguyên liệu nhựa để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Là nước nhập khẩu lớn thứ 22 trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đồng thời tái xuất một phần sang các nước trong khu vực. Về chủng loại hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là hàng công nghiệp và nguyên liệu sản xuất sản phẩm công nghiệp. Đáng chú ý là ngoài những mặt hàng truyền thống, do có lợi thế về sự ra đời muộn, sử dụng công nghệ tân tiến nên sản phẩm nhựa của Thổ Nhĩ Kỳ khá đa dạng, được dùng trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp ô tô, đóng gói, dẫn nước, đồ dùng nhà bếp, trong nhà… đáp ứng được nhu cầu nội địa và quốc tế về chất lượng. Song, việc sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ rất hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 15-20% nhu cầu sản xuất và xuất khẩu (trong đó có đến 60% nhựa nguyên liệu được sản xuất trong nước dành cho xuất khẩu), còn lại phải nhập khẩu. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải nhập khẩu nhóm hàng nhựa từ hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó 63% nhập khẩu từ Saudi Arabia, Đức, Bỉ, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Mỹ và Việt Nam.

Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu nhựa của nước này, chỉ đạt đạt trên 6 triệu USD sau 10 tháng, sụt giảm 44,27% so với cùng kỳ, chỉ chiếm tỷ trọng trên 0,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Thổ Nhĩ Kỳ. Do vậy, Bộ Công Thương cho rằng, để tận dụng tốt hơn cơ hội thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực chủ động hơn nữa trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác… để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhựa sang thị trường đầy tiềm năng này.

Theo Bộ Công Thương, hai nền kinh tế Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều nét tương đồng, nhưng xét về tổng thể, Thổ Nhĩ Kỳ ở một trình độ sản xuất cao hơn. Một số ngành sản xuất đều được hai nước coi là thế mạnh, tập trung đầu tư, hướng tới xuất khẩu đặc biệt là các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giầy, sản phẩm chất dẻo, sắt thép… Tuy nhiên, Việt Nam chiếm ưu thế xuất khẩu là do tận dụng tốt nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp hơn.

Theo Báo Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính