Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:48
Đầu tư sang Lào

Cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt

Lào là quốc gia dẫn đầu trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ trên trên thế giới tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, cơ hội đầu tư sang Lào của doanh nghiệp Việt đang rất lớn.
Petrolimex đầu tư hiệu quả tại Lào

Hơn 4,9 tỷ USD đầu tư sang Lào

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục Trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết: Đến nay, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đầu tư sang Lào gần 300 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 4,9 tỷ USD, trong đó, vốn giải ngân đạt 1,4 tỷ USD, chiếm gần 29% tổng vốn đăng ký. Nhiều dự án đầu tư đã đi vào hoạt động và đạt được hiệu quả tốt, đóng góp nhiều mặt cho phát triển kinh tế- xã hội của Lào và được Chính phủ quốc gia này ghi nhận, đánh giá cao.

Điển hình trong số đó phải kể đến các dự án đầu tư của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; dự án viễn thông của Tập đoàn Viettel; dự án phân phối xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam; Dự án tổ hợp sân Golf và khách sạn, nhà ở với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành.

“Nổi bật trong số các dự án đầu tư thành công tại Lào là dự án của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư tại tỉnh Attapeu. Dự án đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống, nhận thức của người dân nơi đây và đóng góp lớn phát triển kinh tế - xã hội của Lào” - ông Đỗ Nhất Hoàng nhấn mạnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, cơ hội đầu tư sang Lào của DN Việt Nam đang rất lớn. Nhận định này dựa trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào trong nhiều năm qua. Chính phủ hai nước cũng có những chính sách thúc đẩy hợp tác đầu tư trong thời gian tới...

Những lưu ý khi đầu tư vào Lào

Dù cơ hội đầu tư sang Lào của DN Việt đang rất lớn, Chính phủ và các địa phương của Lào cũng rất chào đón DN Việt Nam sang đầu tư, nhưng không phải tất cả các dự án của DN Việt Nam đầu tư sang Lào đều thuận lợi. Bởi mỗi quốc gia có một phong tục, tập quán và hệ thống văn bản pháp luật riêng.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, khó khăn lớn nhất của DN Việt Nam khi đầu tư sang Lào là chính sách pháp luật của Lào chưa đầy đủ, có sự chồng chéo, không thống nhất giữa các địa phương với nhau. Ngoài ra, địa hình tại Lào khá phức tạp nên không dễ thực hiện dự án. Chính sách đầu tư của Lào lại giới hạn thời gian thăm dò chỉ 18 tháng nên có rất nhiều dự án chưa khảo sát, thăm dò xong đã hết thời hạn, lại phải xin giấy phép lại và chờ đợi mất thời gian.

Hiện Việt Nam đứng thứ 2 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có vốn đầu tư tại Lào.

Nước bạn khống chế lượng lao động nước ngoài làm việc tại các dự án đầu tư nước ngoài (dưới 10% ). Do đó, các DN Việt Nam khó đưa người lao động sang làm việc. Trong khi lao động tại Lào lại thiếu kỹ năng, nên vấn đề đào tạo lao động cũng mất thời gian, chi phí cho DN.

Ông Đỗ Nhất Hoàng nhấn mạnh: Muốn thành công khi đầu tư sang Lào, DN Việt Nam cần lưu ý 3 điểm, cụ thể: Tìm kiếm những dự án hiệu quả, phù hợp với khả năng của DN; đảm bảo triển khai dự án đúng pháp luật, đúng tiến độ; khi gặp phải khó khăn, báo cáo cả chính quyền sở tại nước đầu tư và cơ quan quản lý của Việt Nam để tìm cách tháo gỡ.

Chu Huỳnh

Tin cùng chuyên mục

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới