Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:16

“Cơ hội vàng” thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp

Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” để thu hút một làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài mới, nhất là đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp.

70-80% FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung tại khu công nghiệp

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, những năm gần đây, trung bình hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35-40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước.

"Nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70 - 80% tổng vốn đăng ký cả nước" - Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin.

Khu công nghiệp, khu kinh tế đã thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư và dự án lớn trong và ngoài nước. Theo đó, hiện các khu công nghiệp, khu kinh tế là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu như: Samsung, Canon, LG, Sumitomo, Foxconn, VSIP…

Các khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung nhiều tập đoàn nước ngoài lớn đến đầu tư

Nhiều doanh nghiệp trong nước với khởi đầu là nhà đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đã phát triển thành những tập đoàn đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, dần vươn tới các thị trường ngoài nước, góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế như: Phú Mỹ 3, Viglacera, Trường Hải, Becamex, Sonadezi, Kinh Bắc… Đây là những đóng góp đáng ghi nhận của các khu công nghiệp, khu kinh tế về thu hút đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát biểu tại Diễn đàn "Khu công nghiệp Việt Nam - 2022: Khơi thông dòng vốn đầu tư mới" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức vào sáng 11/8 dưới sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều ý kiến của các chuyên gia và tổ chức quốc tế cho rằng, Việt Nam đang đứng trước "cơ hội vàng" để thu hút một làn sóng đầu tư mớitừ nước ngoài, nhất là đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp. Trong đó, có 4 yếu tố quan trọng tạo nên cơ hội, đó là:

Thứ nhất, bên cạnh sự ổn định chính trị, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất trong khu vực; các cân đối vĩ mô được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế.

Thứ hai, nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và đang được thực thi hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế.

Thứ ba, sự quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của nhà nước, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc và sự tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của các doanh nghiệp đầu ngành, điều kiện hạ tầng cho phát triển công nghiệp cho cả 3 miền đã và đang được cải thiện rõ rệt.

Thứ tư, Việt Nam đã xác định rõ quan điểm định hướng và mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Trên cơ sở Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết quan trọng này. Ngày 2/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 667/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030.

Cần thêm cơ chế, chính sách thu hút FDI vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Gỡ khó để tận dụng “cơ hội vàng”

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, theo TS. Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp hiện nay đối diện những thách thức, bao gồm: Thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo, thời gian thực hiện quá dài tăng thêm chi phí và thời gian, làm giảm hiệu quả dự án đầu tư; việc giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp mới thành lập còn nhiều vướng mắc, kéo dài; các vấn đề về thực thi pháp luật, nhất là chính sách ưu đãi đầu tư, hoàn thuế với doanh nghiệp chế xuất; vấn đề thiếu hụt nguồn cung lao động chất lượng cao cho các khu công nghiệp, vấn đề nhà ở, phúc lợi xã hội cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Để tạo thuận lợi cho phát triển và thu hút đầu tư vào cáckhu công nghiệp, khu kinh tế, thời gian qua Chính phủ cũng có những chính sách tạo thuận lợi cơ bản, như xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng hoàn thiện; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường giao thông kết nối vùng, với thị trường quốc tế được nâng cấp và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế theo chiều rộng gặp khó khăn do nguồn lực về lao động, đất đai, tài nguyên đã tới hạn trong khi năng suất lao động, hiệu quả khai thác tài nguyên chưa cao; chưa đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với yêu cầu về bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội; duy trì lợi thế cạnh tranh của khu công nghiệp, khu kinh tế trong điều kiện các ưu đãi về thuế, đất đai đang có xu hướng giảm dần; liên kết và hợp tác sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt còn hạn chế.

Do vậy, việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế cần có chính sách để tận dụng được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nâng cao hiệu quả thu hút và hợp tác đầu tư nước ngoài theo Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị. Nghị quyết XIII của Đảng vừa qua đã thông qua định hướng và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2025, 2030 và 2045 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 50%. Các định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu về nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững và đổi mới mô hình phát triển, hiệu quả sử dụng đất.

Trên cơ sở đó, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, với vai trò cơ quan đầu mối, tham mưu về quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế. Đặc biệt, vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó đã bổ sung các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới, bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp để giảm bớt thủ tục hành chính và bổ sung, sửa đổi một số quy định để nâng cao hiệu quả sử dung đất trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách và đồng hành cùng với nhà đầu tư để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh của khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng minh bạch, thuận lợi.

Trung bình mỗi năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35-40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước; nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70 - 80% tổng vốn đăng ký cả nước.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng