Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 22:34

Công bố nhanh nội dung EEUV-FTA tới các DN

Một ngày sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam (EEUV-FTA) được ký kết tại Kazakhstan, tối 30/5 cũng tại Thủ đô Astana, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp tổ chức sự kiện công bố các nội dung của EEUV-FTA tới đông đảo các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp do các kiều bào điều hành tại các nước Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu.
Việt Nam ký Hiệp định EEUV-FTA với Liên minh kinh tế Á - Âu hôm 29/5. Ảnh: Cổng TTCP

Thay mặt Đoàn đàm phán Hiệp định, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết EEUV-FTA ngoài các nội dung về thương mại, dịch vụ, đầu tư như các Hiệp định thế hệ cũ, EEUV-FTA còn bao gồm các nội dung về sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, mua sắm Chính phủ, nguyên tắc xuất xứ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Ngay sau khi có hiệu lực, EEU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan đối với các nhóm hàng như nông sản, dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến - những mặt hàng hiện đang phải chịu mức thuế suất cao (thủy sản thuế suất 18%; dệt may, da giày 10-13%...). Đối với mặt hàng thủy sản, EEU sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng và số lượng không hạn chế. Đối với dệt may, da giày, phần lớn mặt hàng có mức thuế suất về 0%, số còn lại cũng sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình cam kết. Về tổng thể, hai bên sẽ dành cho nhau mức mở của thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương 90% kim ngạch thương mại song phương.

Về đầu tư, Nga và các nước thành viên EEU sẽ đầu tư vào Việt Nam các dự án về công nghiệp chế tạo, cơ khí, khai khoáng… (hiện Nga là nhà đầu tư chủ yếu tại Việt Nam với 19 dự án và tổng vốn 2,5 tỷ USD); ngược lại Việt Nam sẽ đầu tư và các nước thành viên EEU các dự án về công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, dệt may, da giày… (hiện Việt Nam chủ yếu đầu tư vào Nga với 106 dự án trị giá gần 2 tỷ USD).

“Triển vọng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nước thành viên EEU là rất lớn và các nước EEU cũng đang xem xét đầu tư một số dự án lớn vào Việt Nam. Còn đối với thương mại, kim ngạch song phương dự báo con số thấp nhất sẽ tăng từ mức 4 tỷ USD hiện nay lên 10 tỷ USD sau 5 năm nữa” - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đưa ra dự báo.

Chia sẽ những cơ hội từ EEUV-FTA, ông Lê Tiến Trường, Tập Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết hiện thị trường các nước EEU nhập một năm khoảng 17 tỷ USD hàng dệt may song thị phần của Việt Nam tại các thị trường này chỉ chiếm 2%. “Chúng ta xuất khẩu mỗi năm 27 tỷ USD hàng dệt may ra thế giới, là nước đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này, đã đứng được ở những thị trường khó tính nhất thì không thể không đứng được tại thị trường của EEU” - Ông Trường tin tưởng vào EEUV-FTA – “Kim ngạch hàng dệt may Việt Nam và EEU sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20% trong 5 năm tiếp theo; kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 hiện nay tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường EEU”.

Phát biểu tại buổi gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các Bộ, ngành và doanh nghiệp đã tổ chức cuộc gặp này để thông báo nhanh nội dung của Hiệp định cũng như thông tin các công việc triển khai Hiệp định.

Thủ tướng cho biết EEU là một liên minh kinh tế có quy mô kinh tế khá lớn và trình độ phát triển khá cao; là các quốc gia có tiềm lực và có vị trí, vai trò quan trọng trên thế giới; đồng thời cả 5 nước đều có quan hệ hữu nghị truyền thống hết sức tốt đẹp với Việt Nam. Việc ký FTA với EEU đã đưa Việt Nam trở thành một thành viên có quan hệ kinh tế bình đẳng, cùng có lợi với các nước này; đồng thời thể hiện sự coi trọng của các nước thành viên EEU với vai trò và vị trí của Việt Nam; là sự ủng hộ của các nước EEU đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Việt Nam.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý FTA này một mặt đem lại cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam song cũng đặt ra những khó khăn và thử thách mới phải vượt qua. Chỉ riêng đối với dệt may, Hiệp định này theo dự báo có thể tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EEU lên gấp 5 lần. Tuy nhiên ngược lại, Việt Nam cũng phải hạ thuế, mở của thị trường cho hàng hóa của các nước như thịt, sữa, lúa mỳ, máy móc, thiết bị, vật tư.

“Đừng nghĩ đây là những thị trường dễ tính. Chúng ta phải cạnh tranh bằng chất lượng, làm ăn nghiêm chỉnh, phải thấy thuận lợi, lợi thế để phát huy nhưng cũng phải thấy khó khăn để cùng nỗ lực vượt qua. Tất cả là vì lợi ích của đất nước, sự phát triển của nền kinh tế, là công ăn việc làm của người dân” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Với tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức thông tin rộng rãi và cụ thể về nội dung cũng như các khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai EEUV-FTA cũng như các FTA khác đã và sẽ ký kết đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương cần có các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi phân phối tại thị trường nước ngoài, thanh toán cũng như tập hợp, liên kết, gắn kết các doanh nghiệp.

“Chúng ta thấy một sự thật là từng người một thì làm rất giỏi nhưng nhiều người phối hợp thì làm rất dở. Cạnh tranh hạ giá để triệt, phá nhau, gây thiệt hại đến lợi ích chung. Tôi hy vọng chúng ta, các doanh nghiệp tất cả cùng nỗ lực gắn kết, hợp tác, vì lợi ích chung để biến tiềm năng, khả năng, cơ hội thành kết quả tốt nhất” - Thủ tướng chỉ đạo.

Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan có diện tích chiếm 15% diện tích thế giới, dân số 180 triệu người, GDP chiếm 6% GDP toàn cầu. Tổng giá trị thương mại 900 tỷ USD (chiếm 5% toàn cầu).

Thu Hang
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tập đoàn COMAC thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Tập đoàn Trung Quốc về điện lực, năng lượng mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Đề nghị giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi)

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính thức khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2025

Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Tại sao tăng vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng?

Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Thủ tướng: Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Vân Nam lên mức 5 tỷ USD

Thủ tướng dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng mong cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Thủ tướng thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng