Công khai giá cước, xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn, đôn đốc các sở giao thông vận tải địa phương chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải, các loại giá, phí dịch vụ tại bến xe; có phương án tổ chức vận tải phù hợp, chở đúng tải trọng cho phép, đúng số người theo quy định, bảo đảm năng lực, chất lượng dịch vụ vận tải và tuân thủ quy định về phòng chống dịch bệnh, dịch COVID-19.
Có trách nhiệm phối hợp với các sở giao thông vận tải quản lý hoạt động của phương tiện kinh doanh vận tải (về tốc độ, hành trình hoạt động, thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày của lái xe...) thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ôtô.
Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và giõ tổ Hùng Vương |
Ngoài ra, chỉ đạo lực lượng thanh tra Cục phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương có nhiều “xe dù, bến cóc”, xe quá tải hoạt động để tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các đơn vị khác thuộc Bộ và trong ngành chỉ đạo, triển khai và theo dõi sát sao các hoạt động nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thôngdịp nghỉ lễ dài này sắp tới.
Cụ thể, Cục Đường cao tốc Việt Nam tăng cường phối hợp các lực lượng chức năng thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, xử lý sự cố, tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật để bảo đảm giao thông trên các tuyến cao tốc.
Cục Quản lý đầu tư xây dựng có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra đơn vị thi công thực hiện nghiêm việc đảm bảo an toàn giao thông khi thi công các công trình; hoàn trả mặt đường và biện pháp thi công không để ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân; yêu cầu lái xe, chủ xe chở vật liệu xây dựng phục vụ các công trình đúng trọng tải cho phép chở theo quy định.
Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam chỉ đạo các cảng vụ đường thuỷ nội địa cương quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, nhất là đội ngũ trực ban, lái tàu, gác đường ngang, gác cầu chung và xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân để xảy ra tai nạn do chủ quan gây ra; tăng cường cảnh giới tại các lối đi tự mở qua đường sắt, các đường ngang có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng ngành Công an trong công tác kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện và người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải.