Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 07:44

Cú hích mới cho công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ một số ngành trong đó có ngành dệt may, da giày. Xoay quanh vấn đề này phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương.

 - Xin ông cho biết thực trạng công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may và da giày hiện nay như thế nào?

Công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may, da giày hiện đang yếu và thiếu, điều đó thể hiện rõ nhất ở giá trị thặng dư của 2 ngành. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của 2 ngành đạt 16,6 tỷ USD nhưng chúng ta đã phải bỏ ra khoảng 11,5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất. Giá trị thu về của 2 ngành thực sự rất nhỏ so với hàng chục tỷ đồng kim ngạch xuất khẩu đạt được hàng năm. Cụ thể, ngành dệt may hiện chỉ chủ động được khoảng 30-40% nguồn nguyên phụ liệu, trong đó vải đáp ứng được 20-30% nhu cầu, bông đáp ứng được 10%, sơ thì chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn, chỉ có sợi là ngành dệt may chủ động được gần như hoàn toàn nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu (xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD năm 2010). Với ngành da giày, công nghiệp hỗ trợ của ngành này có khá hơn so với ngành dệt may, bằng chứng là ngành da giày có thể chủ động được 40-50% nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, chỉ có phụ liệu như đế, vải bạt, chỉ… là ngành chủ động được khoảng 50%, còn da thuộc và nguyên liệu giả da, ngành da giày hiện đang phải nhập khẩu gần như hoàn toàn.
Nhà nước đã dành nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày, nhưng hiệu quả lại không như mong muốn, nguyên nhân do đâu, thưa ông?
Nhà nước đã dành nhiều chính sách cho công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày, nhưng khi Việt Nam gia nhập WTO, những ưu đãi này không phù hợp với những quy định hội nhập do vậy những ưu đãi về thuế, về vốn phải bãi bỏ. Thêm vào đó, sản xuất công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi có dung lượng thị trường lớn, trong khi đó ngành dệt may và da giày có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng chủ yếu là gia công nên nguồn nguyên phụ liệu phải phụ thuộc vào sự chỉ định của nhà nhập khẩu, các nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ trong nước sản xuất thấy không có lãi nên không mặn mà. Một nguyên nhân nữa là phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày đòi hỏi chi phí cho xử lý môi trường rất cao, nhất là công đoạn nhuộm vải và thuộc da, do đó sản phẩm làm ra có giá thành cao hơn sản phẩm nhập khẩu. Có thế nói, hiện nay ngành dệt may và da giày chưa tham gia được vào hệ thống cung ứng hay chuỗi sản xuất của khu vực và thế giới là do sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của 2 ngành chưa tạo được uy tín, giá thành sản phẩm chưa cạnh tranh nên không thu hút được sự quan tâm của nhà sản xuất.
Vậy Quyết định số 12/2011/ QĐ-TTg về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có ngành dệt may, da giày vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tạo được sự chuyển biến mới cho công nghiệp hỗ trợ của 2 ngành này không thưa ông?
Những chính sách ưu đãi này khi được đưa vào thực hiện sẽ là cú hích mới cho công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may, da giày phát triển, đem lại giá trị thặng dư ngày càng cao cho sản phẩm của 2 ngành, đồng thời cũng sẽ giúp ngành thu hút đầu tư mở rộng sản xuất. Hơn nữa, những chính sách ưu đãi này cũng sẽ giúp ngành phát triển theo đúng quy hoạch và theo kịp tiến trình phát triển của ngành dệt may, da giày thế giới. Qua đó, giúp 2 ngành tiếp tục khẳng định vị trí là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế và tiếp tục khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới.
Về những chính sách ưu đãi cụ thể, hiện các cơ quan liên quan đang thực hiện những cơ chế, hướng dẫn chi tiết nhưng nhìn chung các dự án công nghiệp hỗ trợ nói chung và dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày nói riêng sẽ được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Các dự án cũng sẽ được ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất, giá thuê đất thích hợp; Trong các khu, cụm công nghiệp sẽ được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, khâu xử lý rác thải môi trường. Các doanh nghiệp đầu tư dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao sẽ được Nhà nước tạo điều kiện tham gia hình thành mạng lưới cung ứng sản phẩm. Về tài chính, các dự án, doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
Xin trân trọng cảm ơn ông!

KTVN

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á