Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đàm phán VPA/FLEGT: Còn lắm gian nan

Việt Nam tham gia đàm phán VPA/FLEGT với EU từ tháng 11/2010, tính đến nay, hai bên đã có 4 phiên đàm phán cấp cao và 8 phiên đàm phán kỹ thuật và 29 cuộc họp trực tuyến. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực kết thúc đàm phán sớm để các mặt hàng gỗ (trong Phụ lục 1 của VPA) được cấp phép FLEGT, với giấy phép FLEGT này thì doanh nghiệp khi xuất khẩu sang EU sẽ không phải làm trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ châu Âu (EUTR).
Đàm phán VPA/FLEGT: Còn lắm gian nan

Gian nan con đường đàm phán

Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA), một trong những nỗ lực thực hiện Chương trình thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) là hiệp định thương mại song phương giữa EU và quốc gia đối tác nhằm bảo đảm quốc gia đối tác cam kết chỉ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp vào thị trường EU.

VPA giữa Việt Nam và EU đàm phán sáu nội dung chính, đó là: Danh mục hàng hóa đưa vào VPA; Định nghĩa gỗ hợp pháp; Kiểm soát chuỗi cung ứng; Hệ thống xác minh gỗ hợp pháp TLAS; Quy trình cấp phép FLEGT; và Giám sát độc lập.

Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, sau phiên họp cấp cao lần thứ 4 tại Hà Nội, Việt Nam và EU đã cơ bản thống nhất nội dung chính của 9 phụ lục kỹ thuật. Theo đó, có tổng cộng 23 phân nhóm mặt hàng 6 chữ số và 113 mặt hàng có 8 chữ số được đưa vào danh mục hàng hóa xuất khẩu (phụ lục 1). Đồng thời, 2 bên cũng nhất trí chia định nghĩa gỗ hợp pháp (gọi tắt là LD) theo 2 nhóm đối tượng: tổ chức và hộ gia đình với 7 nguyên tắc của gỗ hợp pháp (phụ lục 2), tuy nhiên, mỗi nguyên tắc khi áp dụng cho một đối tượng lại có các tiêu chí và chỉ số khác nhau. Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, đã có rất nhiều văn bản mới được ban hành, do đó, tổ xây dựng LD của Việt Nam đang phải rà soát lại tất cả các tiêu chí, chỉ số và bằng chứng thuộc 7 nguyên tắc của LD theo những quy định trong các văn bản pháp luật mới của Việt Nam có hiệu lực đến ngày 31/3/2015.

Bên cạnh đó, hai bên đã thống nhất cơ quan cấp phép FLEGT là cơ quan quản lý công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam (CITES). Giấy phép FLEGT sẽ bao gồm 18 mục thể hiện quy trình xác minh lô hàng rất rõ: ai là cơ quan cấp phép, ai kiểm tra, chống làm giả giấy phép…. Việt Nam đang đàm phán để giấy phép này được in song ngữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Hai bên cũng đang cân nhắc xem giấy phép nên cấp năm bản thay vì một bản mỗi lần để các doanh nghiệp tiện sử dụng.

Theo bà Nguyễn Tường Vân – Chánh văn phòng Lacey – Flegt Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp: “Điểm mấu chốt của quá trình đàm phán, cũng là điểm còn vướng mắc nhất chính là Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS). Quá trình đàm phán bị kéo dài cũng chính vì điểm này. Hiện nay, Việt Nam là một trong 9 nước đang đàm phán VPA với EU, có những nước đã tham gia đàm phán từ rất lâu như Malaysia (2007) hoặc cùng thời điểm với Việt Nam như Cộng hòa dân chủ Công-gô (2010), Cộng hòa Ga-bông (2010) cũng vì hai bên chưa thống nhất quan điểm trong việc xây dựng một hệ thống TLAS mà các quốc gia này cũng chưa đàm phán xong. Phía EU tham vọng là hệ thống TLAS phải áp dụng cho cả thị trường EU, các thị trường khác và thị trường nội địa. Còn về phần mình, Việt Nam đề nghị TLAS thiết kế theo lộ trình: giai đoạn đầu cho thị trường EU, sau đó cho thị trường khác và cuối cùng là thị trường nội địa”.

Cũng theo bà Vân, một lý do khác mà chúng ta cần có thời gian chuẩn bị cho việc ký kết, đó là cần thời gian để nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để thích ứng với hệ thống TLAS, cấp phép FLEGT, nội luật hóa các quy định quốc tế thành văn bản pháp luật Việt Nam.

Mục tiêu của Chính phủ là cuối năm nay sẽ kết thúc lộ trình đàm phán. Như vậy từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều việc mà hai bên cần phải thực hiện và thống nhất.

Đàm phán VPA/FLEGT: Còn lắm gian nan

VPA/FLEGT tháo gỡ rào cản kỹ thuật của quy chế gỗ EUTR

Quy chế gỗ số 995/2010 được Nghị viện và hội đồng châu Âu ban hành ngày 20/10/2010 và có hiệu lực từ tháng 3/2013. Quy chế này đưa ra các nghĩa vụ của nhà kinh doanh, người đưa gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường nội bộ lần đầu, cũng như các nghĩa vụ của thương nhân.

Khi VPA được ký kết, doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ cũng như việc tuân thủ các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam về lao động và môi trường sẽ được cấp giấy phép FLEGT.

Hiện nay, cả 28 thành viên trong khối EU đang áp dụng quy chế gỗ EU, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào thị trường này đều đang phải làm trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp hiện nay đang xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU, đã và đang gặp một số khó khăn về chứng minh nguồn gốc gỗ từ cả nguồn trong nước và gỗ nhập khẩu từ một số nước (giấy tờ không rõ ràng, không lưu giữ giấy tờ, không thống nhất về bằng chứng xác minh nguồn gốc gỗ giữa hải quan và cơ quan kiểm lâm…). Một số doanh nghiệp cũng nêu trở ngại là hồ sơ chứng minh với khách hàng hiện nay thường là các giấy tờ kiểm chứng của kiểm lâm, nhưng các mẫu hồ sơ hiện nay phần lớn là viết tay, chữ khó nhìn, khi chứng nhận cũng không rõ ràng và những loại giấy tờ này khách hàng không chấp nhận. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất. Những điều này làm cho các doanh nghiệp khó khăn khi thực hiện trách nhiệm giải trình.

Chính vì thế, nếu lô hàng gỗ xuất khẩu được cấp phép FLEGT nghĩa là lô hàng này đã được xác minh là hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, sẽ được lưu thông tự do, thông quan tự do và không phải làm trách nhiệm giải trình như hiện nay vẫn đang làm. Điều này sẽ tháo gỡ những khó khăn các doanh nghiệp đang gặp phải vì nguyên tắc đàm phán VPA của EU là dựa trên luật pháp của nước sở tại. Các điều khoản trong VPA đưa ra đều nằm trong khuôn khổ quy định của luật pháp Việt Nam về các vấn đề liên quan đến nguồn gốc gỗ, thuế, môi trường, người lao động mà các doanh nghiệp đã và đang thực hiện, chứ không phải là các quy định mới áp đặt từ phía EU.

TIN LIÊN QUAN
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng cả về lượng và kim ngạch

8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 1,17 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 478,69 triệu USD, tăng 5,9% về khối lượng, tăng 6,4% về kim ngạch.
Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Xuất nhập khẩu: Điểm sáng trên bức tranh kinh tế đất nước

Những năm vừa qua, xuất nhập khẩu luôn khẳng định vị trí là điểm sáng trên bức tranh kinh tế của đất nước với tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng cao.
Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Nhìn lại một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

Sau một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (10/9/2023-10/9/2024), hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Xung lực mới cho hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ giúp duy trì, củng cố quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, hứa hẹn mở thêm cơ hội trong hợp tác thương mại hai nước
Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Hòa Bình: Những tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình ước đạt 969,607 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Điểm tên 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam.
Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.
Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Bên cạnh niềm vui, việc trái dừa được mở cửa xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng đang gây nên không ít lo ngại về việc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Bước nhảy vọt trong xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng của Việt Nam

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng Việt Nam 2024 tạo tín hiệu lạc quan từ Mỹ, EU, CPTPP, mở cơ hội mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh toàn cầu.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng gần 98% về lượng

8 tháng năm, xuất khẩu hồ tiêu sang Đức đạt 12.133 tấn, tương đương trị giá 63,7 triệu USD, tăng 97,5% về lượng và tăng 151,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trư
8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Bên cạnh việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để đưa các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam.
Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Longform | Kết nối hiệu quả giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng

Việc xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất với thị trường theo chuỗi cung ứng sẽ nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm.
8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD

8 tháng năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 8,88 triệu tấn, thu về hơn 6,4 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng, tăng 14% kim ngạch so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động