Bộ Công Thương cảnh báo hợp đồng “lạ” khi mua bán căn hộ chung cư |
Tiếp nhận gần 5.000 hồ sơ đăng ký, thẩm định
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Nhằm hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Luật, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/1/2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20/8/2015; Quyết định số 38/2018/QĐ-TTg ngày 5/9/2018 và Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg ngày 13/8/2019) về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC.
Trong hơn 10 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục CT&BVNTD đã tiếp nhận và xử lý gần 5.000 hồ sơ đăng ký và thẩm định HĐTM, ĐKGDC. Trong đó, tiếp nhận chính thức hơn 4.400 bộ hồ sơ đăng ký HĐTM, ĐKGDC, thẩm định gần 500 bộ hồ sơ bảo hiểm nhân thọ theo Quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, số lượng hồ sơ đăng ký tăng theo các năm. Đặc biệt, sau thời điểm Quyết định 35/2015/QĐ-TTg có hiệu lực, năm 2016 số lượng hồ sơ đăng ký lên đến 1.342 hồ sơ, tăng gấp hơn 12 lần so với năm 2012.
Về xử lý hồ sơ đăng ký, 100% hồ sơ đều được thẩm định và trả kết quả đúng trình tự và thời hạn theo luật định. Trong đó, nhiều hồ sơ đăng ký lại (nội dung thay đổi ít) đều được cán bộ Cục CT&BVNTD nỗ lực xử lý và trả kết quả trong thời gian sớm nhất để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh bình thường và liên tục của doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng mục tiêu chất lượng về giải quyết thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 mà Cục đã đề ra.
Trong số các lĩnh vực đăng ký HĐTM, ĐKGDC, lượng hồ sơ thường tập trung ở ba nhóm lĩnh vực chính như mua bán căn hộ chung cư, ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, các nhóm lĩnh vực còn lại như viễn thông, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, vận chuyển hành khách đường hàng không, đường sắt có lượng hồ sơ đăng ký thấp hơn. Nhóm lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, tài chính, ngân hàng hiện đã được bỏ ra khỏi danh mục phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC theo Quyết định số 38/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg.
Đổi mới phương thức đăng ký, tiếp nhận
Về phương thức đăng ký hồ sơ, thời gian qua Cục CT&BVNTD đã thực hiện công tác tiếp nhận và xử lý các hồ sơ đăng ký HĐTM, ĐKGDC đồng thời qua cả ba nhóm phương thức giúp doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương thức đăng ký hồ sơ phù hợp, bao gồm: gửi trực tiếp; gửi bằng bưu điện; hoặc gửi bằng phương tiện điện tử.
Bên cạnh đó, với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, từ cuối năm 2017, Bộ Công Thương đã triển khai thêm phương thức đăng ký hồ sơ HĐTM, ĐKGDC qua cổng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4) tại địa chỉ . Với việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, thủ tục nộp hồ sơ của doanh nghiệp, xử lý hồ sơ và trả kết quả hồ sơ của Cục CT&BVNTD đều được thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường mạng trực tuyến.
Có thể thấy, từ khi cổng dịch vụ công trực tuyến (mức độ 4) về đăng ký HĐTM, ĐKGDC được vận hành đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, được các doanh nghiệp đồng tình và đánh giá cao. Chỉ với vài thao tác nhập thông tin theo quy định và vài lần click chuột, doanh nghiệp đã hoàn tất quá trình nộp hồ sơ đăng ký, góp phần tối đa hóa thuận lợi cho việc đăng ký hồ sơ một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí (in ấn hồ sơ), tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi.
Bộ Công Thương nỗ lực nâng cao công tác kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung giai đoạn 2012 - 2021 |
Tuy nhiên, công tác thẩm định hồ sơ đăng ký trong giai đoạn 2012-2021 tại Cục CT&BVNTD cũng cho thấy, tính tuân thủ pháp luật trong các hồ sơ đăng ký HĐTM, ĐKGDC vẫn còn hạn chế. Cụ thể, trong tổng số gần 5.000 hồ sơ nộp vào, tỉ lệ các doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vẫn ở mức tương đối thấp, chỉ khoảng hơn 30% và trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2019 đạt hơn 50%, năm 2020 giảm xuống chỉ còn hơn 34%, 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt khoảng 27%. Số còn lại là các hồ sơ cần sửa đổi, hoàn thiện để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm, tính chủ động của doanh nghiệp trong việc nhận thức đúng, đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như tăng cường kỹ năng soạn thảo hợp đồng của đội ngũ cán bộ pháp chế doanh nghiệp.
Về trả kết quả hồ sơ đăng ký, từ năm 2014, Cục CT&BVNTD đã đi sâu tương tác với doanh nghiệp về mặt nội dung hồ sơ đăng ký. Từ thời điểm này trở đi, đối với những hồ sơ cần hoàn thiện lại, bên cạnh thông báo kết quả xử lý hồ sơ, Cục ban hành kèm theo danh mục chi tiết hóa từng nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật, yêu cầu và hướng sửa đổi cho doanh nghiệp. Thay đổi này thể hiện sự nỗ lực của Cục CT&BVNTD trong việc đẩy mạnh quá trình lành mạnh hóa giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tự hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật.
Nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tham khảo, người tiêu dùng giám sát và tạo kênh kết nối thông tin với hoạt động của các Sở Công Thương trên cả nước, Cục CT&BVNTD đăng tải công khai HĐTM, ĐKGDC đã hoàn thành thủ tục đăng ký tại địa chỉ: .