Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 09:49

Cần cuộc chiến với ‘giặc nội xâm’ ở hơn 1000 dự án lãng phí

Muốn đất nước phát triển bền vững phải “đánh” và chiến thắng “giặc nội xâm” tham nhũng, lãng phí. Muốn vậy cần "bàn tay sạch" với các giải pháp quyết liệt.

Cũng như tham nhũng, lãng phí nguy hiểm như “giặc nội xâm”, làm thất thoát nguồn lực quốc gia, là nguyên nhân làm suy yếu nguồn lực, kìm hãm sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Bài học về lãng phí trong các siêu dự án như ở Tập đoàn Vinashin là ví dụ điển hình, với số tiền “ném ra gió” hàng ngàn tỷ đồng. Hay việc 880 dự án, công trình không đưa hoặc chậm đưa đất vào sử dụng làm lãng phí nguồn tài nguyên, ngân sách, kéo theo sự thống khổ của hàng vạn người dân bị thu hồi đất rồi để đấy. Tuyến đường sắt Hà Đông - Cát Linh vật vã kéo dài 13 năm, từ gần 9.000 tỷ đồng đầu tư ban đầu, đội vốn lên đến gần 23.000 tỷ đồng. Mặc dù đã đưa vào sử dụng, nhưng “hoàn lưu” của nó còn để lại nhiều hệ lụy đến tận bây giờ.

Trên nghị trường, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bộ trưởng Hồ Đức Phớt đã đưa ra con số trên cả nước hiện có hơn 1.000 dự án lãng phí, không hiệu quả.

Trong con số “khủng” đó có 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 880 dự án, công trình không đưa hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí.

Tại một kỳ họp Quốc hội vào năm ngoái, báo cáo giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đoàn giám sát Quốc hội cho biết, theo số liệu chưa đầy đủ, giai đoạn 2016 - 2021 có 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí; tổng số tiền thất thoát lên đến 31.800 tỉ đồng cùng gần 75.000ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Để ngăn chặn tình trạng lãng phí, đã có nhiều quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (trước đó là Pháp lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác). Pháp luật hình sự cũng có chế tài nghiêm khắc về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưng vấn nạn này được cho là năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Điều này cho thấy việc thực hiện kỷ cương, phép nước có nơi còn mang tính hình thức, phong trào, đối phó. Không chỉ về vật chất, tiền bạc, tình trạng lãng phí về lao động, nguồn lực, thời gian qua cũng khá phức tạp, khi hiệu quả làm việc trong một số cơ quan công quyền thấp; công chức "sáng cắp ô tô đi, chiều cắp ô về" đã gây lãng phí nguồn ngân sách, thời gian còn diễn ra ở nhiều cơ quan, đơn vị….

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ người gây ra lãng phí không trực tiếp trộm cắp của công làm của riêng. Nhưng kết quả thì làm tổn hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước, cho nhân dân”. Sinh thời Bác cũng là tấm gương mẫu mực về sự thực hành tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí. Học tập và làm theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu hãy tự nhìn nhận bản thân và tiên phong, gương mẫu trong việc tự nêu gương.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu muốn đất nước phát triển bền vững cần phải “đánh” và chiến thắng “giặc nội xâm”, đó là tham nhũng, lãng phí. Muốn vậy, cần những "bàn tay sạch" và các giải pháp đúng và trúng, quyết liệt hơn nữa, không để "con sâu làm rầu nồi canh".

Hoàng Hoà

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học