Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 18/11/2024 14:33
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Dấu ấn của Bộ Công Thương

Nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dành cho phóng viên Vuasanca cuộc trao đổi về những kết quả đạt được trong triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), cũng như giải pháp thực hiện thời gian tới.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải (thứ hai từ phải sang) ấn tượng với sản phẩm của Công ty CP đường Quảng Ngãi

Thứ trưởng có thể chia sẻ khái quát về những kết quả sau 8 năm triển khai CVĐ của Bộ Công Thương?

Nhận thức rõ về vai trò và trách nhiệm trong việc tập trung thực hiện CVĐ theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ, trong 8 năm qua, Bộ Công Thương đã triển khai CVĐ rộng khắp trên các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Cụ thể, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh bằng cách phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan truyền thông; đăng tải hơn 10.000 tin, bài về CVĐ, giúp doanh nghiệp (DN) có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, người tiêu dùng hiểu rõ hơn và tin tưởng chọn lựa hàng hóa Việt.

Bộ Công Thương cũng tích cực tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) trong nước với 1.025 đề án và 511,5 tỷ đồng kinh phí được phê duyệt trong giai đoạn 2013 - 2017. Thông qua việc triển khai các hội chợ triển lãm, phiên chợ hàng Việt, chương trình XTTM đã hỗ trợ tích cực cho DN phát triển thị trường nội địa. Đặc biệt, tạo kênh phân phối, hệ thống bán lẻ ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, các địa phương còn khó khăn.

Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường cũng tiếp tục được các địa phương triển khai, góp phần phát triển hệ thống phân phối, giúp người dân tiếp cận được sản phẩm, hàng hóa Việt có chất lượng, giá hợp lý. Đến nay, số điểm bán hàng bình ổn toàn quốc đã vượt con số 11.000, trong đó chủ yếu tiêu thụ nông sản và hàng hóa thiết yếu.

Bộ Công Thương cũng tích cực thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ giai đoạn 2014 – 2020 với hơn 223 dự án, nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hàng Việt Nam; xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam; kết nối cung cầu hàng hóa; tổ chức lớp đào tạo kỹ năng bán hàng; quản lý thị trường…

Để đưa CVĐ vào chiều sâu, kết nối cung - cầu hàng hóa là một trong những hoạt động trọng tâm. Xin Thứ trưởng cho biết những kết quả của hoạt động này?

Kết nối cung - cầu được Bộ Công Thương xác định là một trong những hoạt động triển khai CVĐ thiết thực; một trong những giải pháp quan trọng để phát triển đồng bộ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tích cực kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Từ năm 2010 đến nay, hàng trăm hội nghị kết nối cấp vùng, miền đã được tổ chức. Trong khuôn khổ Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ, từ năm 2015, các đơn vị đã tổ chức gần 40 hội nghị kết nối cung cầu với gần 1.000 biên bản thỏa thuận được ký kết. Qua báo cáo của các địa phương, kết nối cung cầu đã góp phần giúp hàng hóa sản xuất trong nước thâm nhập thành công vào hệ thống phân phối, siêu thị với tỷ lệ 70-80%. Một số siêu thị như Co.opMart, Big C, VinMart… có tỷ lệ hàng Việt chiếm trên 90%.

Đặc biệt, hoạt động kết nối cung - cầu còn giúp hàng Việt thâm nhập thành công vào hệ thông phân phối tại nước ngoài như Big C, Lotte Mart, Aeon, Emart với tổng giá trị hàng năm lên đến hàng tỷ USD. Các nhóm hàng có lợi thế là nông - lâm - thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng...

Xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” cũng là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ nhằm hình thành hệ thống phân phối hàng Việt ổn định. Hoạt động này mang lại kết quả ra sao, thưa Thứ trưởng?

Từ năm 2014 đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt xây dựng 92 điểm bán hàng Việt Nam tại 52 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các điểm bán hàng Việt Nam được yêu cầu ưu tiên xây dựng tại vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp… nhằm hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng sản xuất trong nước có chất lượng với giá cạnh tranh.

100% hàng hóa tại Điểm bán hàng Việt Nam là hàng hóa được sản xuất trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác sản phẩm.... và thực hiện dưới sự giám sát của Sở Công Thương địa phương. Điểm bán hàng Việt Nam cũng tiến tới là điểm phát luồng hàng hóa trong khu vực, tập kết đặc sản vùng, địa phương, điểm bán hàng bình ổn thị trường…

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá trình đưa vào vận hành, đến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động dành nguồn ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa để mở rộng các điểm bán. Cụ thể: Hà Tĩnh triển khai xây dựng 3 điểm, Tuyên Quang 2 điểm, TP. Đà Nẵng 2 điểm, Hà Nội 2 điểm, Phú Thọ 4 điểm, Hòa Bình 7 điểm, Thanh Hóa 10 điểm...

Giải pháp nào sẽ tiếp tục được triển khai trong thời gian tới, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho CVĐ, thưa Thứ trưởng?

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa CVĐ cũng như hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của hàng hóa sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động như tiếp tục hỗ trợ xây dựng chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” trên các kênh truyền thông; tổ chức Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc; đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên cả nước; tiếp tục xây dựng mô hình Điểm bán hàng Việt Nam…

Năm 2018 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương cũng tập trung cho các hoạt động kết nối cung - cầu như kết nối giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài với DN Việt Nam; kết nối DN nhỏ và vừa với hệ thống phân phối; kết nối DN Việt với người tiêu dùng. Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, tăng cường các hoạt động quản lý cạnh tranh và phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng sản xuất trong nước, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Phương Lan (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?