Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế             

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN là bước đi quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh đó, là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối như: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand, Ấn Độ và Hồng Kông (Trung Quốc).

Trước hết, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một trong những khu vực thương mại tự do lớn và có vai trò quan trọng trên thế giới. Thỏa thuận AFTA được ký vào ngày 28/1/1992 tại Singapore. Ban đầu, chỉ có 6 thành viên tham gia ký kết, bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Việt Nam gia nhập năm 1995. Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Bản chất của CEPT là thỏa thuận giảm thuế trong nội bộ khối xuống còn 0 - 5%, tiến tới xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác. Lộ trình thực hiện CEPT được áp dụng cho các nhóm nước khác nhau. Các nền kinh tế mạnh hơn phải áp dụng trước, các nền kinh tế yếu hơn được kéo dài thời hạn hơn. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế từ ngày 1/1/1996, đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT, ở khung thuế suất 0-5%. Đến năm 2003, mức thuế suất trung bình của Việt Nam chỉ hơn 2%, là mức thuế suất trung bình thấp thứ ba trong ASEAN, sau Singapore và Brunei.

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia/New Zealand (AANZFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là thỏa thuận thương mại toàn diện nhất mà ASEAN tham gia từ trước đến nay, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa và dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế… Thực hiện hiệp định này, Australia sẽ giảm thuế cho tất cả các dòng thuế; thuế của 96% dòng thuế các hàng hóa xuất khẩu của Australia sang các nước ASEAN sẽ được dỡ bỏ vào cuối năm 2020. Không chỉ hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư... mà cả một số loại lao động có tay nghề cũng sẽ được di chuyển tự do trong khu vực. AANZFTA còn cam kết thiết lập các cơ chế như cấp phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… không tạo nên những rào cản thương mại. Hiệp định này được xem là một khuôn mẫu về FTA toàn diện giữa ASEAN với một đối tác ngoại khối.

dau an hoi nhap kinh te quoc te
Đàm phán Hiệp định RCEP đang ở giai đoạn cuối

Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Khu vực tạo ra một thị trường rộng lớn gồm 1,9 tỷ dân, với GDP chung lên tới gần 6.000 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 10 năm liên tiếp. Ban đầu, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc từ 39,5 tỷ USD năm 2000 tăng lên 192,5 tỷ USD vào năm 2008 và đạt 580 tỷ USD và đầu tư lẫn nhau đạt hơn 200 tỷ USD vào năm 2018.

ASEAN và Ấn Độ ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ngày 8/10/2003. Trên cơ sở hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa , Hiệp định về Dịch vụ, Hiệp định về Đầu tư nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ. Từ đó tạo ra thị trường Ấn Độ - ASEAN có dân số khoảng 1,85 tỷ người, chiếm 1/4 dân số toàn cầu với tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt trên 3.800 tỷ USD. Không gian kinh tế chung này mở đường cho việc mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội trên toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được ký ngày 16/5/2006 tại Manila (Philippines). Theo đó, Hàn Quốc và nhóm đầu 6 nước ASEAN (Brunei, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand) sẽ áp mức thuế 0% đối với hàng hóa thông thương từ năm 2010. Việt Nam có khoảng 90% số dòng thuế cắt giảm xuống 0% giai đoạn 2007 - 2016, một số dòng thuế linh hoạt đến năm 2018. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc áp dụng lộ trình thuế quan chậm hơn so với các nước trong ASEAN 6. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là thủy hải sản, dầu thô, máy móc, thiết bị điện và phụ tùng, giày dép, đồ gỗ, cao su, đồ gia dụng, quần áo may sẵn, sắn lát... và nhập khẩu từ Hàn Quốc gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị điện và phụ kiện, xăng dầu, sắt, thép, nhôm... Kim ngạch thương mại song phương ASEAN và Hàn Quốc với mục tiêu đề ra từ 160 tỷ USD năm 2018 tăng lên đạt 200 tỷ USD vào 2020 (trong đó, riêng kim ngạch Việt Nam-Hàn Quốc năm 2019 đã đạt gần 70 tỷ USD, bằng 40% kim ngạch của cả ASEAN).

Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJFTA). ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP) tháng 4/2008 (hiệu lực từ ngày 1/12/2008). AJCEP bao gồm các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Nhật Bản có vai trò ngày càng nổi bật trong hợp tác kinh tế với các nước ASEAN, nhất là nhóm nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam). Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN với thương mại hai chiều năm 2018 đạt 231,7 tỷ USD. Với 21 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2018, Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3 của ASEAN. Nhật Bản là nước tham gia hỗ trợ tích cực cho ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo về công nghệ thông tin, y tế sức khỏe; thúc đẩy giao lưu hiểu biết giữa người dân hai khu vực thông qua nhiều dự án, chương trình như JENESYS, Dự án WA và Trung tâm châu Á.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tiến trình đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand chính thức bắt đầu từ Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2012 tại Campuchia, đến nay đã trải qua hơn 7 năm với nỗ lực lớn của các nước thành viên nhằm đạt được một hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao và đem lại lợi ích cho tất cả các bên.

Khi RCEP được thực thi với 16 thành viên sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại.

Hiệp định này dự kiến sẽ góp phần phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các nước đối tác. Hiệp định RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN (Bộ Công Thương)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch AEGC 2020

Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch AEGC 2020

Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, tuy nhiên, năm 2020 Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) đã hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng được đặt ra. Đặc biệt, với vai trò Chủ tịch AEGC 2020, Cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã tích cực chủ trì, phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác về cạnh tranh khu vực.
Ủy ban thường trực Asean đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong năm 2020

Ủy ban thường trực Asean đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong năm 2020

Tại cuộc họp đầu tiên trong năm 2021 của Ủy ban các đại diện thường trực ASEAN (CPR) được tổ chức ngày 15/1/2021 qua hình thức trực tuyến, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi đã đánh giá cao vai trò lãnh đạo và sự kiên trì của Việt Nam trong việc dẫn dắt khối phát triển Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là về việc thúc đẩy các nỗ lực chung để đối phó với đại dịch Covid-19.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Khẳng định bản lĩnh Việt Nam

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Khẳng định bản lĩnh Việt Nam

Năm 2020 là một năm đặc biệt với ASEAN và đầy thách thức với Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Tuy nhiên, với nỗ lực từ chính sách đến thực tiễn đầy linh hoạt và sáng tạo, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh, chèo lái con thuyền ASEAN vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ theo cách chủ động, trách nhiệm, sáng tạo, bản lĩnh và hiệu quả nhất.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Thành công toàn diện, trọn vẹn, thực chất

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Thành công toàn diện, trọn vẹn, thực chất

Bằng ý chí kiên cường, quyết tâm cao, hành động mạnh mẽ của cả Cộng đồng ASEAN, sự hợp tác hiệu quả của các đối tác và tay lái vững vàng của “thuyền trưởng” Việt Nam, Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã thành công toàn diện, trọn vẹn và thực chất.
Việt Nam chủ trì họp tổng kết Ủy ban ASEAN tại New York

Việt Nam chủ trì họp tổng kết Ủy ban ASEAN tại New York

Trong năm 2020, Việt Nam đã chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thành công Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết hợp tác Liên hợp quốc - ASEAN với số lượng kỷ lục 120 nước thành viên Liên hợp quốc tham gia đồng bảo trợ.

Tin cùng chuyên mục

ASEAN – EU: Chính thức nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

ASEAN – EU: Chính thức nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược

Tại Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU lần thứ 23 ngày 1/12, ASEAN và EU chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-EU lên đối tác chiến lược.
Hợp tác quốc tế về quy định để ứng phó khủng hoảng trong tương lai

Hợp tác quốc tế về quy định để ứng phó khủng hoảng trong tương lai

Đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ một số hạn chế của các chính phủ và quy định trong việc ứng phó với các vấn đề chính sách, y tế, xã hội và kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, các quốc gia cần hợp tác quốc tế về quy định, từ đó rà soát lại các chính sách được ban hành trong giai đoạn khủng hoảng.
Thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa tại 5 nước ASEAN và Việt Nam

Thúc đẩy tự do lưu thông hàng hóa tại 5 nước ASEAN và Việt Nam

Các thương nhân mua bán hàng hóa qua biên giới trong khối ASEAN có thể tận dụng Hệ thống quản lý quá cảnh hải quan trực tuyến mới – Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS), để đẩy nhanh thương mại hàng hóa bằng đường bộ trong ASEAN.
Doanh nhân trẻ ASEAN tăng cường hợp tác, vươn ra biển lớn

Doanh nhân trẻ ASEAN tăng cường hợp tác, vươn ra biển lớn

Với vai trò là nòng cốt của doanh nghiệp, doanh nhân trẻ trong thúc đẩy phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, tại Chương trình Carnival Doanh nhân trẻ ASEAN lần thứ 5 ngày 30/11, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng, tầm nhìn của các doanh nhân trẻ ASEAN cần vượt ra biên giới của quốc gia, không ngừng hợp tác, tìm kiếm các cơ hội để vươn xa ra biển lớn, đến với khách hàng trong khu vực và quốc tế.
Hội chợ ASEAN - Trung Quốc: Thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số

Hội chợ ASEAN - Trung Quốc: Thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số

Hợp tác kinh tế số được đề cao trong cuộc họp hội nghị Thượng đỉnh năm nay khi nền kinh tế số giữa các nước ASEAN được ước tính tăng từ 1.3 % tổng GDP từ năm 2015 lên 8.5% cho đến năm 2025.
Thủ tướng chúc mừng Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17

Thủ tướng chúc mừng Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17

Nhận lời mời của Chính phủ nước CHND Trung Hoa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu chúc mừng Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) lần thứ 17 năm 2020 tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Hiệp định RCEP: Doanh nghiệp cần chủ động trong sân chơi kinh tế rộng lớn

Hiệp định RCEP: Doanh nghiệp cần chủ động trong sân chơi kinh tế rộng lớn

Hiệp định Đối tác toàn diện Khu vực (RCEP) – Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới đã được ký kết. Trước một sân chơi kinh tế rộng lớn, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam không còn cách nào khác phải tự nâng cao năng lực để tồn tại và phát triển. Đây là nhận định của TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).
CAFEO 38 - Thể hiện tinh thần hợp tác, linh hoạt của đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

CAFEO 38 - Thể hiện tinh thần hợp tác, linh hoạt của đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN

Sáng ngày 25/11 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn Kỹ sư các nước Đông Nam Á lần thứ 38 (CAFEO 38) do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đăng cai tổ chức với sự tham dự của 10 nước ASEAN, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Vũ Đức Đam đã đến dự và phát biểu khai mạc.
Các nước Đông Á hợp tác chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Các nước Đông Á hợp tác chuyển đổi năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Cấp cao Đông Á lần thứ 14 (EAS EMM lần thứ 14) chiều ngày 20/11, các Bộ trưởng, trưởng đoàn các nước tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn cung cấp ổn định và năng lượng sạch với mức giá hợp lý để hỗ trợ các hoạt động kinh tế và cuộc sống hàng ngày, bao gồm việc sử dụng tất cả các nguồn năng lượng và công nghệ trong thời gian đại dịch bùng phát.
ASEAN tăng cường hợp tác IRENA phát triển năng lượng tái tạo

ASEAN tăng cường hợp tác IRENA phát triển năng lượng tái tạo

Trong khuôn khổ của Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 và các hội nghị có liên quan, sáng ngày 20/10, Hội nghị đối thoại Bộ trưởng Năng lượng các nước ASEAN và Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (AMEM – IRENA) đã chính thức diễn ra theo hình thức trực tuyến.
ASEAN+3 cam kết tăng cường hợp tác phục hồi năng lượng

ASEAN+3 cam kết tăng cường hợp tác phục hồi năng lượng

Tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần thứ 17 sáng ngày 20/11, các Bộ trưởng, trưởng đoàn đều khẳng định, ASEAN +3 cam kết theo đuổi các biện pháp phục hồi kinh tế bền vững sau đại dịch trong lĩnh vực năng lượng bằng cách tăng cường quan hệ đối tác và đổi mới hướng tới an ninh năng lượng, năng lượng chuyển đổi, và khả năng phục hồi năng lượng.
Hướng tới phát triển thị trường năng lượng ASEAN bền vững, xanh và sạch

Hướng tới phát triển thị trường năng lượng ASEAN bền vững, xanh và sạch

Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cam kết nỗ lực cùng các nước thành viên để xây dựng, phát triển bền vững ngành năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực ASEAN.
IEA thúc đẩy ưu tiên năng lượng của ASEAN

IEA thúc đẩy ưu tiên năng lượng của ASEAN

Là đối tác chiến lược quan trọng của ASEAN, trong những năm qua, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các quốc gia thành viên ASEAN phát triển ngành năng lượng theo hướng hội nhập quốc tế. Trong đó phải kể đến việc thúc đẩy các ưu tiên năng lượng của ASEAN, xây dựng báo cáo triển vọng năng lượng Đông Nam Á.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng trong khu vực Đông Á

Thúc đẩy hợp tác năng lượng trong khu vực Đông Á

Ngày 18/11, Hội nghị các quan chức cao cấp năng lượng (SOME) trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN +3 (AMEM+3) lần thứ 17 đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Đây là một trong những Hội nghị quan trọng giữa các nước ASEAN với 3 đối tác truyền thống trong khu vực là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tham dự cuộc họp có các trưởng đoàn SOME của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN.
Thống nhất nhiều nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng lần thứ 38

Thống nhất nhiều nội dung chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng lần thứ 38

Tiếp theo các hoạt động thuộc chuỗi Hội nghị Quan chức cấp cao Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (SOME 38) đã được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24-27/8/2020, các Hội nghị trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng lần thứ 38 lần này được tổ chức trong các ngày 17-18/11/2020 tại Hà Nội.
ASEAN đồng thuận thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

ASEAN đồng thuận thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Dự kiến, tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (AMEM 38) và các Hội nghị liên quan với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững trong khu vực ASEAN” diễn ra từ ngày 17 – 20/11/2020 ở Hà Nội, các nước thành viên ASEAN sẽ thống nhất đưa mục tiêu đến năm 2025 đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo trong khu vực là 23% và giảm cường độ năng lượng xuống 32%.
Ký kết RCEP: Một bước tiến lớn của thế giới tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Ký kết RCEP: Một bước tiến lớn của thế giới tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Ngày 15/11, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới đã được ký kết với sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo của 15 quốc gia bao gồm 10 nước ASEAN cùng Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand; khép lại chặng đường 8 năm đàm phán với nhiều thăng trầm. Động thái này được coi là tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế của khu vực sau những tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 thông qua số lượng văn kiện lớn nhất từ trước tới nay

Hội nghị Cấp cao ASEAN 37 thông qua số lượng văn kiện lớn nhất từ trước tới nay

Thông tin tại buổi họp báo quốc tế ngay khi bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Hội nghị đã thành công tốt đẹp với hơn 20 phiên họp cấp cao, trên 80 văn kiện đã được thông qua. Đó là số lượng văn kiện lớn nhất từ trước đến nay.
Việt Nam chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Brunei

Việt Nam chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Brunei

Chiều ngày 15/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao búa gỗ đại diện chức Chủ tịch ASEAN cho Đại sứ Brunei tại Việt Nam Pengiran Haji Sahari bin Pengiran Haji Salleh, đánh dấu chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN năm 2021 cho nước này.
Ký kết thành công RCEP: Điểm nhấn của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020

Ký kết thành công RCEP: Điểm nhấn của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020

"Việc ký kết thành công Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và tất cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định" - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã khẳng định với báo giới.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động