Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đầu tư đường bộ cao tốc: Tìm lời giải cho bài toán vốn

Trong vòng 10 năm tới, dự kiến có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc được đầu tư xây dựng, tuy nhiên vốn vẫn là bài toán khó khi việc huy động nguồn tài chính vẫn xác định rất khó khăn.

Vốn tự có gần như không đáng kể

Theo Bộ Giao thông vận tải, nhu cầu vốn đầu tư đường bộ đến năm 2030 vào khoảng 900.000 tỷ đồng, chiếm 48% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành. Tuy nhiên, tại Tọa đàm “Giải pháp tài chính đầu tư đường bộ cao tốc: Lựa chọn kênh tiếp cận” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) tổ chức ngày 25/10, TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế cho rằng, nguồn vốn đầu tư thực tế sẽ tăng lên đáng kể bởi con số dự toán đưa ra khá khiêm tốn với nhu cầu thực tế. Một số dự án trọng điểm như đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 có tổng nhu cầu vốn khoảng 118.672 tỷ đồng; đường vành đai 4 Hà Nội có tổng vốn đầu tư 90.400 tỷ đồng; đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư 31.000 tỷ đồng. Ngoài ra chưa tính nhu cầu đầu tư đường sắt khoảng vài chục nghìn tỷ đồng nữa.

Quốc hội cũng đã phê duyệt vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo Bộ Giao thông vận tải, số vốn đầu tư công dành cho Bộ giai đoạn này là khoảng 253.000 tỷ đồng, số vốn được phân bổ mới đáp ứng được 54,6% nhu cầu. “Bài toán huy động từ các nguồn vốn khác là rất cấp thiết cho hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Đầu tư đường bộ cao tốc: Tìm lời giải cho bài toán vốn
Tìm lời giải cho bài toán vốn đầu tư đường bộ cao tốc

Tuy nhiên có một thực tế, vốn tự có gần như không đáng kể, doanh nghiệp BOT vẫn trông chờ vào vốn vay từ ngân hàng. Thế nhưng, Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã tiết giảm việc cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng các dự án BT, BOT đang giảm dần.

Lý do các dự án đường bộ khó khăn về vốn, theo TS. Cấn Văn Lực thì rất nhiều nhưng nguyên nhân thứ nhất là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chưa thể hiện được vai trò tài trợ chính trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại không mặn mà với việc cho vay các dự án hạ tầng giao thông bởi chất lượng tín dụng của các dự án BT, BOT gặp nhiều vấn đề, khi thời gian vay dài, quy mô vay lớn kéo theo nhiều rủi ro. Cơ chế chia sẻ rủi ro chưa thực sự rõ ràng, kể cả trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Rủi ro chính sách, rủi ro thay đổi quy hoạch là lớn, các địa phương chưa vào cuộc quyết liệt.

Cùng đó là việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp PPP gặp vướng mắc pháp lý. Việc phát hành ra công chúng hay phát hành trái phiếu quốc tế cũng chưa được phép thực hiện, làm hạn chế các kênh gọi vốn của doanh nghiệp.

“Phương án tài chính của các dự án BOT trong 2 năm vừa qua chỉ đạt mức dưới 50% là rất nhiều. Rõ ràng cực kỳ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng thương mại kể cả tổ chức quốc tế nếu tham gia góp vốn”, TS. Cấn Văn Lực thông tin thêm.

Chuyên gia hiến kế

Hiện nay có 5 kênh vốn cơ bản trong dự án BOT giao thông, gồm: Vốn chủ sở hữu, tín dụng, phát hành trái phiếu, vốn từ khu vực nhà nước và vốn quốc tế. Tuy nhiên, việc huy động kênh tài chính nào đầu tư cho các dự án giao thông, nhất là dự án 5.000km đường bộ cao tốc không phải dễ. Tại buổi Toạ đàm “Giải pháp tài chính đầu tư đường bộ cao tốc: Lựa chọn kênh tiếp cận” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều nay, ông Nguyễn Xuân Bắc- Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước, cho hay: Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, điển hình là khuyến khích đầu tư BOT trong lĩnh vực giao thông. Tuy nhiên, việc cho vay đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Khó khăn lớn nhất là rủi ro trong cho vay các dự án BOT giao thông khá lớn khiến một số tổ chức tín dụng tỏ ra rất thận trọng cho vay dự án mới.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Hưng- Giám đốc Ban Tài trợ Dự án - BIDV, bổ sung: Các dự án BOT giao thông đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bao gồm cả vấn đề liên quan đến chính sách dẫn đến nhiều dự án này không đảm bảo phương án tài chính, doanh thu không đạt theo dự kiến hợp đồng, gặp khó khăn trong việc trả nợ, đặc biệt là có nhiều dự án là không có nguồn thu để trả nợ vay. Chính vì vậy, các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng cũng đã phải thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như là cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất. Điều này gây áp lực lớn đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của ngân hàng. Cộng thêm ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 kéo dài gây áp lực cho các dự án BOT giao thông trong thời gian tới. “Việc cho vay trong lĩnh vực BOT đến nay chưa đem lại lợi ích tương xứng, trong khi rủi ro hường xuyên hiện hữu”, ông Nguyễn Quốc Hưng thẳng thắn chia sẻ.

Vậy làm thế để khu vực ngân hàng mở “hầu bao” trong thời gian tới để hoàn thành mục tiêu xây dựng 5.000km đường bộ cao tốc trong thời gian tới là câu hỏi hóc búa đặt ra với các diễn giả. Về phía ngân hàng ông Nguyễn Quốc Hưng, bày tỏ: Trong khi tính toán phương án tài chính của dự án, ngân hàng chủ yếu tính vào doanh thu từ phí đường bộ mà hầu như chưa tính toán thu phí từ các cấu phần khác, ví dụ như thu phí quảng cáo. Đây cũng là nguồn thu tốt để bổ sung phương án tài chính của dự án. Ngoài ra, việc triển khai các dự án khu công nghiệp dọc theo đường BOT giúp tăng lưu lượng xe, đồng thời, nên cho các chủ đầu tư dự án BOT tham gia vào các dự án này như nhà đầu tư chính hoặc cổ đông chính. Từ đó, phương án tài chính của các dự án BOT có thể tốt hơn, làm cho các ngân hàng dễ dàng cho vay hơn.

Ông Nguyễn Xuân Bắc, đề xuất: Muốn để ngân hàng mở hầu bao thì cần phải thay đổi cơ chế chính sách, theo hướng tập trung tháo gỡ vướng mắc ngân hàng đang gặp phải. Đầu tiên là cần có cơ chế để hạn chế rủi ro, qua đó giúp các ngân hàng yên tâm cho vay. Cùng đó là vấn đề chia sẻ rủi ro, trong Luật PPP có quy định về cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Cơ chế này phải quyết định ngay ở khâu quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án. Theo đó, lợi ích từ hạ tầng xung quanh dự án BOT như khu công nghiệp, dự án bất động sản… chủ dự án BOT đều được hưởng lợi cũng sẽ bớt được một phần rủi ro.

Về ngưỡng đầu tư vốn nhà nước vào dự án PPP, ông Lê Song Lai- Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), khẳng định: SCIC sẵn sàng nguồn lực tài chính, bộ máy, cơ chế pháp lý để tham gia dự án BOT, nguồn vốn chủ sở hữu của SCIC hiện là 65.000 tỷ đồng, 50% có thể giải ngân được nếu tìm được dự án khả thi. Lãnh đạo SCIC cũng nhấn mạnh, yêu cầu bảo toàn vốn phát triển nhà nước luôn được đặt lên hàng đầu, các dự án BOT giao thông thời gian thu hồi vốn dài, nhiều rủi ro, dưới góc độ bảo toàn vốn thì SCIC mong muốn lý tưởng thu hồi vốn 15 năm, dài nhất là 20 năm.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện Biên: Nỗ lực khắc phục nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng

Điện Biên: Nỗ lực khắc phục nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng

Trước tình trạng ngập úng, sạt lở, gây ách tắc giao thông tại nhiều điểm trên địa bàn Điện Biên, các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục sự cố.
Phạt công ty Toyota Thái Hòa Từ Liêm 80 triệu đồng

Phạt công ty Toyota Thái Hòa Từ Liêm 80 triệu đồng

Công ty Cổ phần Toyota Thái Hòa Từ Liêm bị phạt 80 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước.
Kiên Giang: Lấn chiếm gần 24 ha đầm Đông Hồ, 3 người bị xử phạt 1,5 tỷ đồng

Kiên Giang: Lấn chiếm gần 24 ha đầm Đông Hồ, 3 người bị xử phạt 1,5 tỷ đồng

UBND tỉnh Kiên Giang liên tiếp xử phạt hành chính đối với 3 cá nhân có hành vi lấn chiếm gần 24 ha đầm Đông Hồ (TP. Hà Tiên) tổng số tiền 1,5 tỷ đồng.
Sau bão số 3: Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Sau bão số 3: Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Chiều ngày 9/9, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông tin về đảm bảo giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sau bão số 3.
Tin nhân sự 9/9: Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum; Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc có lãnh đạo mới

Tin nhân sự 9/9: Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum; Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc có lãnh đạo mới

Ngày 9/9, các tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Trà Vinh bổ nhiệm cấp phó ở một số đơn vị chủ chốt; ông Phạm Xuân Phúc giữ chức Tổng Giám đốc PQPOC.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển vận tải biển: Thiếu từ nhân lực đến hạ tầng

Phát triển vận tải biển: Thiếu từ nhân lực đến hạ tầng

Dù vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng hàng hóa cao, ổn định nhưng vận tải đường biển chưa phát triển xứng tầm lợi thế quốc gia.
Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 23 trường đại học, hầu hết ở mức 15 - 23 điểm

Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 23 trường đại học, hầu hết ở mức 15 - 23 điểm

Tính đến ngày 9/9, đã có 23 trường Đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung, trong đó hầu ở mức 15-23.
TP. Hồ Chí Minh: Dược phẩm Hoàng Chương bị xử phạt nặng, tước giấy phép 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Dược phẩm Hoàng Chương bị xử phạt nặng, tước giấy phép 2 năm

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Chương 210 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược 2 năm.
Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, bão số 3 đã gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, chảy xiết làm thay đổi địa hình dưới cầu Phong Châu.
Thái Nguyên: Lũ sông Cầu lớn nhất trong 65 năm, di dời hơn 2.200 hộ dân

Thái Nguyên: Lũ sông Cầu lớn nhất trong 65 năm, di dời hơn 2.200 hộ dân

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Nguyên, mực nước lũ ngày 9/9 đã cao hơn so với cơn lũ lịch sử năm 1959.
Thông tin mới nhất về sức khỏe nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Thông tin mới nhất về sức khỏe nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Trưa 9/9, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức hội chẩn cấp cứu trực tuyến 3 bệnh nhân gặp nạn trong vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).
Kinh hoàng: Quả đồi ở Yên Bái sập xuống, 70 người tháo chạy khỏi thôn

Kinh hoàng: Quả đồi ở Yên Bái sập xuống, 70 người tháo chạy khỏi thôn

70 người ở một thôn tại tỉnh Yên Bái phải tháo chạy khi đất đá ở quả đồi sập xuống đè vào 4 ngôi nhà, 2 người đang mất tích...
Bưu điện Quảng Ninh mở điểm sạc điện thoại miễn phí và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dân sau bão

Bưu điện Quảng Ninh mở điểm sạc điện thoại miễn phí và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dân sau bão

Bưu điện tỉnh Quảng Ninh cung cấp điểm sạc điện thoại, mạng Wifi miễn phí, sim Vinaphone và trợ giá hàng hóa, nhu yếu phẩm ngay tại tòa nhà Bưu điện tỉnh.
Chuyên gia nhận định nhiều cây xanh ở Hà Nội trồng sai kỹ thuật

Chuyên gia nhận định nhiều cây xanh ở Hà Nội trồng sai kỹ thuật

Theo chuyên gia, việc nhiều cây xanh ở Hà Nội khi được trồng vẫn giữ nguyên bọc bầu là sai kỹ thuật trồng cây.
Tiktoker Phạm Thoại gây phản ứng dữ dội vì tuyên bố từ chối từ thiện cho tỉnh Quảng Ninh

Tiktoker Phạm Thoại gây phản ứng dữ dội vì tuyên bố từ chối từ thiện cho tỉnh Quảng Ninh

Vừa qua, Tiktoker Phạm Thoại lại có phát ngôn gây tranh cãi khi anh tuyên bố không từ thiện cho Quảng Ninh, vì cho rằng người dân tỉnh này "kén chọn từ thiện".
Sóc Trăng: Thông tin mới về vụ cháy siêu thị sách tại thị xã Ngã Năm

Sóc Trăng: Thông tin mới về vụ cháy siêu thị sách tại thị xã Ngã Năm

Ngày 9/9, lãnh đạo UBND thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả vụ cháy siêu thị sách rạng sáng nay.
Dự báo thời tiết ngày mai 10/9/2024: Vùng núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 350mm

Dự báo thời tiết ngày mai 10/9/2024: Vùng núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn, có nơi trên 350mm

Dự báo thời tiết ngày mai 10/9/2024: Vùng núi và trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to, có nơi trên 350mm. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông vài nơi.
Đồng loạt kiểm toán công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước tại 4 thành phố lớn

Đồng loạt kiểm toán công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước tại 4 thành phố lớn

Kiểm toán Nhà nước triển khai hoạt động kiểm toán công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước trên địa bàn các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Angela Phương Trinh mong công an xử lý kẻ tung tin đồn có con với sư Thích Chân Quang

Angela Phương Trinh mong công an xử lý kẻ tung tin đồn có con với sư Thích Chân Quang

Angela Phương Trinh khẳng định mình chưa từng có con, cô mong muốn cơ quan công an vào cuộc xử lý những người cắt ghép clip, hình ảnh xuyên tạc.
Hà Nội: Nhiều cửa hành bánh trung thu khẩn trương dựng lại tiếp tục bán hàng sau bão số 3

Hà Nội: Nhiều cửa hành bánh trung thu khẩn trương dựng lại tiếp tục bán hàng sau bão số 3

Bão số 3 khiến cho nhiều cửa hàng bánh trung thu trên hè phố Hà Nội tan hoang. Ngay sau khi bão đi qua, các cửa hàng đã dựng lại khung rạp tiếp tục bán hàng.
TP. Hồ Chí Minh: Cháy xưởng sản xuất nhựa rộng hàng trăm m2 tại Bình Chánh

TP. Hồ Chí Minh: Cháy xưởng sản xuất nhựa rộng hàng trăm m2 tại Bình Chánh

Ngày 9/9, lực lượng chức năng huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) vẫn đang phong tỏa khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ cháy xưởng nhựa trên địa bàn.
Cận cảnh vỡ đập Tiên Yên ở Quảng Ninh, nước lũ cuồn cuộn

Cận cảnh vỡ đập Tiên Yên ở Quảng Ninh, nước lũ cuồn cuộn

Mưa lũ lớn, xả tràn đập Đông Hải (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) không kịp xả dẫn đến vỡ đập, gây ngập 3 thôn ở xã Đông Hải.
Ngập tràn trang mạng giả mạo tuyển dụng, Petrovietnam đưa ra cảnh báo khẩn

Ngập tràn trang mạng giả mạo tuyển dụng, Petrovietnam đưa ra cảnh báo khẩn

Một số trang mạng xã hội liên tục xuất hiện các thông tin quảng cáo tuyển dụng thu hút sự chú ý, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã ra đưa ra cảnh báo.
Cây xanh Hà Nội bị gãy đổ sẽ về đâu sau siêu bão?

Cây xanh Hà Nội bị gãy đổ sẽ về đâu sau siêu bão?

Ông Lê Huy Dương (Xí nghiệp Quản lý cắt sửa Cây xanh) đã nêu hướng xử lý đối với những cây bị đổ, hư hại do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (siêu bão Yagi).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động