Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 02:52

Đầu tư ra nước ngoài: Cơ hội tăng tốc

Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 1.049 dự án với tổng vốn đăng ký 20,4 tỷ USD. Việt Nam đã đầu tư tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ tại 5 châu lục trên thế giới.

Tập đoàn Viettel là một trong 6 tập đoàn có vốn đầu tư ra nước ngoài đạt trên 1 tỷ USD

Chuyển biến tích cực

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khai khoáng, sản xuất điện, viễn thông, tài chính ngân hàng, bất động sản, chế biến chế tạo. Đặc biệt, trong tổng số hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư ra nước ngoài, vốn thực hiện đã đạt 5,5 tỷ USD. Trong đó, vốn thực hiện tập trung nhiều vào các lĩnh vực: Khoáng sản và dầu khí, đạt trên 3 tỷ USD; Nông nghiệp đạt 711 triệu USD; Viễn thông trên 500 triệu USD; Thủy điện trên 500 triệu USD.

Hiện đã có 6 tập đoàn, tổng công ty của Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài vượt ngưỡng 1 tỷ USD, bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; Tổng công ty Sông Đà; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; Công ty Cổ phần Golf Long Thành. 10 quốc gia đứng đầu nhận đầu tư từ các DN Việt Nam, bao gồm: Lào, Campuchia, Nga, Venexuala, Peru, Angieri, Malaysia, Myanmar, Hoa Kỳ, Tanzani

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng: Nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài đã tạo dựng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, củng cố quan hệ Việt Nam với các đối tác trên thế giới.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam 5 năm trở lại đây đã đạt được những chuyển biến tích cực trên cả quy mô vốn, địa bàn, lĩnh vực đầu tư. Một số dự án đầu tư ra nước ngoài đã bắt đầu phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hội nhập và hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Triển vọng lớn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, EU; Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); Cộng đồng ASEAN (AEC),... đây là cơ hội lớn để các DN của Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, thời gian vừa qua, Chính phủ cũng đã có khung pháp lý đầy đủ hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cụ thể là Luật Đầu tư mới đã được thông qua. Theo đó, Nhà nước khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ, tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Gần đây nhất, ngày 25/9/2015, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài. Nghị định quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan của Việt Nam ở nước ngoài theo dõi, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chấp hành các quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư; hỗ trợ khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án...

Để tạo điều kiện cho các DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra định hướng đầu tư ra nước ngoài, cụ thể: Ưu tiên các dự án phát huy tiềm năng từ bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước, cụ thể là tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực Liên bang Nga,... từng bước mở rộng đầu tư sang các nước và thị trường mới như Mỹ La tinh, Đông Âu, Châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế Việt Nam. Với chính sách và định hướng trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đầu tư ra nước ngoài có nhiều cơ hội tăng tốc trong thời gian tới.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư