Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Sau hơn 10 năm triển khai, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) đã giúp phát huy sức mạnh của gần 100 triệu người Việt Nam. Đồng thời, phát triển thị trường trong nước với hệ thống phân phối rộng khắp, đáp ứng đầy đủ hàng hóa cho người tiêu dùng, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh với chất lượng ngày càng tăng cao.

Phát triển thị trường trong nước rộng khắp, hiệu quả

Là một trong những cơ quan nòng cốt trong triển khai Cuộc vận động, Bộ Công Thương đã cụ thể hóa những nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động thành các hoạt động, chương trình, Đề án, mở ra đường hướng, nhu cầu, cơ chế hợp tác, tạo ra sự liên kết bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối cho các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường trong nước.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động, Bộ Công Thương (với đơn vị đầu mối là Vụ Thị trường trong nước) đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề ánPhát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014-2020 (Đề án 634). Đây là một trong những giải pháp quan trọng phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2014-2020.

Đến nay, sau 6 năm triển khai, Đề án 634 đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu tổng quát “Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam”.

Đẩy mạnh Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Hàng Việt chiếm tỷ lệ cao ở hệ thống phân phối

Thông qua việc tuyên truyền thường xuyên và liên tục các nội dung với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” gắn với Cuộc vận động, lồng ghép với tuyên truyền, quảng bá cho hàng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam uy tín (ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa), bên cạnh đó tuyên truyền, quảng bá cho Cuộc vận động của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động và của các Bộ, ngành, địa phương với khoảng 3000 chuyên mục, tin, bài trên các phương tiện truyền thông có lượng người theo dõi cao; Thiết lập trên 100 Điểm bán hàng Việt Nam tại 61 địa phương trên cả nước; Thực hiện khoảng 100 lớp hỗ trợ đào tạo, tư vấn cho khoảng 7.000 học viên bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp đến từ các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa), hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh Việt Nam,…

Trong đó, các hoạt động kết nối cung cầu đã được nhiều cấp, nhiều ngành triển khai rộng khắp và hiệu quả, đã có hơn 1.000 hội nghị kết nối cung cầu được các địa phương trên cả nước tổ chức, có sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất với các nhà phân phối lớn. Đây là cơ sở quan trọng để khi dịch bệnh Covid -19 xảy ra, chuỗi liên kết cung ứng đã kịp thời “kích hoạt”, nhanh chóng gia tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp nhiều lần bình thường, đáp ứng nhu cầu hàng hóa ở mỗi địa phương. Đồng thời cũng là nguồn lực cho phép các Sở Công Thương chuẩn bị sẵn “phương án tác chiến”, kết nối giữa sản xuất và phân phối; cập nhật các kịch bản ứng phó với dịch bệnh theo 5 cấp độ.

Từ những kết quả nêu trên, Đề án 634 đã là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Cuộc vận động, mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2014-2020 vừa qua. Theo đó, đề án đã góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng năm, giúp phát triển thị trường trong nước: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2014-2019 tăng khá ở mức 10-12% so với năm trước. Bên cạnh đó, giúp duy trì, tăng tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối trong nước. Hiện trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80% - 90%;

Hệ thống phân phối đã được phát triển mạnh mẽ, không ngừng cải tiến, đa dạng hóa, từ đó mang đến một diện mạo mới cho ngành bán lẻ Việt Nam. Đến năm 2019, cả nước đã có 8.500 chợ, 1.085 siêu thị và 240 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn.

Đẩy mạnh Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng giúp chinh phục tốt người tiêu dùng

Đề án cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,64 % trong năm 2019. Vai trò quan trọng của thị trường trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19 ngày càng được khẳng định khi các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB… đều đặc biệt đánh giá cao vai trò của thị trường trong nước tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng như vừa qua. Nhờ đó, hàng hóa trong nước vẫn được sản xuất, lưu thông thường xuyên, không những đủ đáp ứng cho thị trường trong nước, bảo đảm nhu cầu cho người dân mà còn xuất khẩu ra các quốc gia trên thế giới. Cuộc vận động cũng góp phần chuyển dịch từ nhập siêu sang xuất siêu. Nếu năm 2015, Việt Nam nhập siêu 3,2 tỷ USD; đến năm 2019, Việt Nam xuất siêu 11,12 tỷ USD.

Đặc biệt, nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt của người tiêu dùng đã có những chuyển biến đáng kể với 88% người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến cuộc vận động; 67% người “Tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Nhờ vậy, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, hàng hóa chống dịch (khẩu trang, nước rửa tay, chất tẩy rửa, kit phát hiện bệnh…) đã được sản xuất và phân phối phục vụ đầy đủ nhu cầu của gần 100 triệu người dân trước khi bùng phát dịch bệnh Covid - 19 tại Việt Nam, ngay trong giai đoạn cách ly toàn xã hội và trong giai đoạn bình thường mới hiện nay.

Tiếp tục phát huy tối đa vai trò của thị trường trong nước

Với các giải pháp mạnh mẽ, hiện Việt Nam đã ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19. Tuy nhiên tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu và hoạt động thương mại của thị trường nội địa.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2020 về việc tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid - 19, trong đó, để bình ổn thị trường, Bộ Công Thương (đầu mối là Vụ Thị trường trong nước) đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và kế hoạch hỗ trợ cung ứng cho các địa phương khác khi cần thiết, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống theo phương châm 4 tại chỗ “chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ” và 3 sẵn sàng "chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương”.

Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 8 tháng đầu năm giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng (chiếm 79,2% tổng mức) vẫn tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, đây được cho là kết quả tích cực. Thị trường trong nước đã thực sự là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước; ngành phân phối là một trong những động lực để chống đứt gãy các chuỗi cung ứng,phát triển kinh tế trong thời kỳ mới vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Trong giai đoạn tới, phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục triển khai các chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới (đã tham gia các hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA…), đặc biệt, trong tình hình dịch Covid - 19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam. Ngày 25 tháng 8 năm 2020, Bộ Công Thương đã có Công văn số 6312/BCT-TTTN gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Đề án 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Đề án“Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2014-2020 và đề xuất tiếp tục triển khai giai đoạn 2021-2025, trong đó bổ sung thêm các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm, mở rộng kênh phân phối hàng Việt thuận tiện, linh hoạt; đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu dùng, đặc biệt là thương mại điện tử cả trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt Nam.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVNHCMC: Khuyến khích người lao động làm chủ công nghệ

EVNHCMC: Khuyến khích người lao động làm chủ công nghệ

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã và đang chú trọng phát triển đội ngũ chuyên gia, kỹ sư giỏi, công nhân lành nghề có trách nhiệm, đủ năng lực để tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới.
Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Lực lượng quản lý thị trường Thái Bình: Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Nhờ phát huy tinh thần tập thể, nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động bám sát địa bàn, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thái Bình đã không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định thị trường, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý thị trường trên địa bàn

Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý thị trường trên địa bàn

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu gom hoặc tăng giá bất hợp lý đối với hàng hóa. Đồng thời, nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn, không để hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng.
Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

Bộ Công Thương luôn coi trọng công tác chỉ đạo vận hành các nhà máy thuỷ điện mùa mưa bão

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã luôn chú trọng đến công tác chỉ đạo quản lý, vận hành các nhà máy thuỷ điện, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Quản lý thị trường: Phát huy ưu điểm từ mô hình ngành dọc

Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã đạt những hiệu quả thiết thực trong công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại. Đặc biệt, sau 2 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng QLTT đã chứng minh được tính hiệu quả xuyên suốt, mang lại hiệu ứng tốt trên thị trường, nhận được đánh giá tích cực từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Quản lý thị trường Bắc Kạn: Nắm chắc địa bàn, đánh trúng mục tiêu

Với phương châm “Quản lý và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo sát sao các Đội QLTT nắm chắc địa bàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm pháp luật.
Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Quản lý thị trường Hòa Bình: Nhận diện nhiều vấn đề nổi cộm trong chống buôn lậu, hàng giả

Hòa chung trong không khí cả nước thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.
Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Hiệu quả cao từ hoạt động tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thi đua khen thưởng, giai đoạn 2016-2020, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) luôn quan tâm và nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Bộ Công Thương về thi đua, khen thưởng.
Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Phong trào thi đua là động lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển công thương địa phương

Thấm nhuần lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948, những năm qua, Cục Công Thương địa phương (CTĐP) luôn xác định công tác thi đua, khen thưởng là nhân tố quan trọng; động lực to lớn để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn đơn vị nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Lồng ghép công tác thi đua với thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Với những kết quả và thành tích đạt được trong giai đoạn 2016-2020, cơ quan Thanh tra Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo và đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra, trình Thanh tra Chính phủ xem xét, đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ tặng Bằng khen cho tập thể Thanh tra Bộ Công Thương.
Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Thúc đẩy tăng trưởng giao thương bền vững sang thị trường châu Á - châu Phi

Được thành lập mới (năm 2017) sau khi sáp nhập Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Phi và một phần Vụ Hợp tác quốc tế, nhưng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (AP) đã nhanh chóng, kịp thời kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thành xuất sắc công tác chuyên môn, góp phần phát triển thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu sang khu vực Á - Phi bền vững.
Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Tăng cường quan hệ thương mại với các nước Âu - Mỹ

Với sự đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện, phong trào thi đua, khen thưởng của Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Vụ AM) đã góp phần khơi dậy sự tin tưởng, năng lực và nhiệt tình các cán bộ trong đơn vị, tạo động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Thương mại điện tử và kinh tế số đã tiến bước dài trong hội nhập

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT& KTS) đã từng bước khẳng định vai trò nòng cốt trong phát triển TMĐT; đồng thời, xác định rõ, TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền KTS, giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao sức cạnh tranh.
Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Phát huy vai trò đầu mối quản lý tài chính, doanh nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ do Lãnh đạo Bộ và Đảng uỷ cơ quan Bộ giao, trong điều kiện phát sinh nhiều nhiệm vụ mới, nhân lực thiếu hụt, nhưng những năm qua, tập thể Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp đã đoàn kết, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Bộ Công Thương.
Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC, NLĐ), góp phần khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn đơn vị, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu trên lĩnh vực quản lý nhà nước về cạnh tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Thi đua yêu nước tạo động lực phấn đấu và cống hiến

Vụ Kế hoạch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thống kê đầu tư, các chương trình, đề án phát triển của ngành... Một trong những nhân tố góp phần giúp Vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thời gian qua, đó là công tác thi đua luôn được quan tâm, tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Đổi mới phương thức tổ chức, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng

Luôn bám sát các chương trình công tác, kế hoạch của Đảng ủy Bộ và của Bộ Công Thương để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là điểm nổi bật trong công tác của Cơ quan chuyên trách Đảng ủy Bộ Công Thương thời gian qua. Cùng đó, Cơ quan chuyên trách không ngừng nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng được giao.
Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Coi trọng chất lượng và hiệu quả thi đua trong nghiên cứu khoa học

Thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước do Viện Nghiên cứu điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA) phát động đã được triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ, viên chức của Viện; gắn với nhiều nội dung, tiêu chí và biện pháp cụ thể; coi trọng chất lượng, hiệu quả của các phong trào thi đua.
Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Bảo vệ môi trường và an toàn công nghiệp

Năm 2019, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan, cùng quyết tâm, nỗ lực của cán bộ, công chức Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (KTAT & MTCN) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác triển khai nhiệm vụ, góp phần vào thành công chung của ngành Công Thương.
Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Quảng Bình: Phát động thi đua sâu rộng tại lực lượng quản lý thị trường

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình xác định, công tác thi đua, khen thưởng có vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị vững mạnh. Bên cạnh làm tốt công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Công Thương, Tổng Cục QLTT, UBND tỉnh Quảng Bình, cục QLTT Quảng Bình còn phát động phong trào thi đua, ký giao ước tại đơn vị.
Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Công tác tham mưu, phát triển nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả

Với sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể, thời gian qua Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB) đã làm tốt công tác tham mưu giúp Bộ Công Thương tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ; đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức, lao động và phát triển nguồn nhân lực.
Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Hoàn thiện cơ chế, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả trong phát triển khoa khọc công nghệ

Giai đoạn 2016-2020, Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) – Bộ Công Thương tập trung vào công tác tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực được phân công; đồng thời đẩy mạnh việc hướng dẫn, thống nhất trong tổ chức triển khai, lấy mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN) làm trọng tâm, từ đó đóng góp vào mục tiêu và yêu cầu phát triển ngành Công Thương.
Thi đua yêu nước tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế

Thi đua yêu nước tạo động lực quan trọng phát triển kinh tế

Các ý kiến phát biểu trước và trong Đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ III (2020-2025) đều khẳng định, thi đua yêu nước đã tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, đặc biệt thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và ổn định thị trường.
Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch

Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương, hàng năm, Cục Điều tiết điện lực (ĐTĐL) đã xây dựng, tổ chức triển khai nhiều phong trào thi đua thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ được giao, trong đó có xây dựng thị trường điện cạnh tranh minh bạch.
Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương

Phong trào thi đua yêu nước đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Công Thương

Các phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương đã mang lại những hiệu quả thiết thực, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động