Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, từng bước hiện đại hoá ngành than, khoáng sản

Ngày 25/10, phát biểu tại hội nghị định hướng hoạt động khoa học, công nghệ (KH-CN) phục vụ đổi mới, hiện đại hoá công nghệ (ĐM-HĐHCN) khai thác và chế biến than, khoáng sản đến năm 2025, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đánh giá cao công tác ĐM-HĐHCN của các doanh nghiệp, điển hình là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng, TKV và các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở Chương trình ĐM-HĐHCN phù hợp với định hướng của Chính phủ.

TKV đi đầu trong đổi mới, hiện đại hoá công nghệ

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, thực hiện Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 4/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ĐM-HĐHCN trong ngành khai thác khoáng sản, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện “Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản” và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Theo đó, các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, điển hình là Tập đoàn TKV đã nghiêm túc thực hiện các nội dung ĐM-HĐHCN tại các doanh nghiệp.

day manh ung dung cong nghe tien tien tung buoc hien dai hoa nganh than khoang san
Tập đoàn TKV đi đầu trong đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Ông Đỗ Hồng Nguyên – Trưởng Ban khoa học công nghệ, thông tin và chiến lược phát triển của TKV thông tin, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, Tập đoàn TKV đã xác định rõ chủ trương đổi mới công nghệ trong Chiến lược phát triển bền vững của TKV đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 là “Không ngừng ĐM-HĐHCN theo hướng nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá và sản xuất sạch hơn ở các mỏ, xí nghiệp, nhà máy đang hoạt động và áp dụng công nghệ hiện đại ngay từ đầu đối với các dự án đầu tư mới”.

“TKV đã tích cực, chủ động thực hiện “3 hoá” - Cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá - ở tất cả các khâu sản xuất” – ông Nguyên nói và cho biết, trong lĩnh vực khai thác than lộ thiện, hiện TKV đã cơ bản cơ giới hoá (CGH) ở tất cả các khâu sản xuất và áp dụng đồng bộ thiết bị cơ giới công suất lớn để giảm chi phí sản xuất và tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc hợp nhất và liên thông kỹ thuật một số mỏ có cùng khoáng sản. Trong khi đó, trong khai thác hầm lò và sàng tuyển, chế biến than, TKV cũng đã thiết kế, xây dựng các mỏ và dây chuyền sàng tuyển có mức độ CGH cao với các thiết bị hiện đại, công suất lớn và đồng bộ.

Trong lĩnh vực sản xuất cơ khí – một trong những lĩnh vực ưu tiến của ngành than – TKV đã từng bước đầu tư phát triển theo hướng hiện đại hoá công tác sử chữa và chế tạo thiết bị. Hiện nay, khối sản xuất cơ khí của TKV đã nghiên cứu, làm chủ công nghệ chế tạo và sản xuất được nhiều sản phẩm cơ khí chủ lực, như: các loại vì chống thuỷ lực, giàn chống, giá chống, giàn mềm; các loại băng tải sử dụng trong ngành mỏ; tời cáp treo chở người; thiết bị sàng tuyển… Đặc biệt, các đơn vị trong TKV đã thực hiện thành công các gói thầu thiết kế, chế tạo, thi công xây dựng, lắp đặt các nhà máy tuyển than và khoáng sản.

Nhờ thực hiện tốt công tác đổi mới công nghệ, TKV không chỉ cải thiện điều kiện làm việc, giảm nhân lực (giảm tới 97 nghìn người từ năm 2015 đến nay), nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm…

“Công tác áp dụng các giải pháp đổi mới công nghệ, tự động hoá, cơ giới hoá và tin học hoá đã làm lợi cho TKV khoảng 450 tỷ đồng mỗi năm” – ông Nguyên cho biết.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, từng bước hiện đại hoá ngành than, khoáng sản

Trong thời gian tới, ông Đỗ Hồng Nguyên cho biết, TKV sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và lựa chọn công nghệ phù hợp để triển khai rộng rãi CGH đồng bộ hoặc bán CGH hợp lý trong tất cả các lĩnh vực khai thác than, khoáng sản, sản xuất điện, hóa chất mỏ, cơ khí chế tạo.

day manh ung dung cong nghe tien tien tung buoc hien dai hoa nganh than khoang san
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng: TKV và các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trên cơ sở Chương trình ĐM-HĐHCN phù hợp với định hướng của Chính phủ

Cụ thể về CGH, TKV sẽ tiếp tục nâng cao năng lực các đơn vị cơ khí chế tạo máy tại TKV để chế tạo mới các phụ tùng thiết bị, nội địa hóa một phần thiết bị nhập khẩu, trong đó chú trọng các vật tư, thiết bị phục vụ sửa chữa, thay thế các thiết bị lò chợ CGH nhằm chủ động về vật tư, thiết bị, giảm chi phí đầu tư… và hướng đến mục tiêu nội địa hóa đạt 50%. Đồng thời, tiếp tục triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài Phát triển áp dụng CGH đào lò và khai thác tại các mỏ hầm lò vùng than Quảng Ninh. TKV cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2020, sản lượng khai thác than CGH chiếm khoáng 17,5% cơ cấu sản phẩm khai thác hầm lò. Phấn đấu đến năm 2025, ứng dụng rộng rãi CGH đồng bộ và bán CGH vào tất cả các công đoạn sản xuất chính từ khai thác, chế biến than, khoáng sản với mục tiêu sản lượng khai thác than CGH đồng bộ và mét lò chống neo toàn Tập đoàn chiếm khoảng 30% cơ cấu sản lượng khai thác than hầm lò và số mét lò đào mới của Tập đoàn.

Về tự động hoá (TĐH), TKV sẽ tiếp tục triển khai các hệ thống TĐH giám sát, điều khiển cục bộ tại hầu hết các đơn vị sản xuất. Đồng thời thí điểm xây dựng một số hệ thống giám sát điều khiển tập trung trung toàn bộ, tích hợp tại các đơn vị và đến năm 2025 sẽ có một số mỏ có thể điều khiển, giám sát từ xa tại phòng điều khiển tập trung và giám sát quá trình vận hành một số dây chuyền sản xuất chính mọi lúc, mọi nơi qua internet.

Về tin học hoá (THH), TKV phấn đấu đến năm 2020, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng CNTT toàn tập đoàn TKV (mạng viễn thông công nghệ, hạ tầng công nghệ thông tin tích hợp) có khả năng kết nối với trụ sở các đơn vị thành viên và trung tâm dữ liệu chung của TKV. Ngoài ra, TKV cũng sẽ triển khai các phân hệ cơ bản của hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems) – hệ thống quản lý đa chức năng, đa phòng ban để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ hoạt động kinh doanh, bao gồm lập kế hoạch về sản phẩm, chi phí, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, tiếp thị và bán hàng, giao hàng và thanh toán... tiến tới xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu quản lý khai thác mỏ từ tập đoàn đến các đơn vị thành viên.

Đánh giá cao kết quả đã đạt được trong công tác đầu tư ĐM-HĐHCN và cơ bản đồng tình với những định hướng lớn trong đổi mới công nghệ của TKV, tuy nhiên, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng lưu ý, do nguồn lực tài chính hạn hẹp nên kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ ĐM-HĐHCN của ngành công nghiệp khai khoáng. Tỉ lệ các doanh nghiệp công nghệ hiện đại gắn với cơ giới hóa, tự động hóa trong giám sát, điều khiển, quản lý còn hạn chế; nhiều giải pháp KH&CN được nghiên cứu còn chưa có điều kiện áp dụng thử, thử nghiệm hoặc ứng dụng vào thực tiễn… Trong khi đó, yêu cầu tăng sản lượng khai thác, nâng cao chất lượng và mức độ chế biến sâu trong điều kiện tài nguyên ngày càng nghèo và phức tạp, điều kiện khai thác không thuận lợi… sẽ là những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành than, khoáng sản.

“Để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản xác định và thực hiện thành công các phương án đổi mới công nghệ phù hợp, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Khung chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia phục vụ ĐM-HĐHCN khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025 theo quy định” – Thứ trưởng Hưng nói và đề nghị, TKV và các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành than, khoáng sản xây dựng và thực hiện chương trình, lộ trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ đến năm 2025 phù hợp nội dung của Đề án ĐM-HĐHCN trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 259/QĐ-TTg.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để xác định, đề xuất các nhiệm vụ KH&CN phù hợp để tham gia Chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia phục vụ ĐM-HĐHCN khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025. Cân đối, bố trí nguồn kinh phí đối ứng phù hợp từ nguồn Quỹ KH&CN của doanh nghiệp để phối hợp thực hiện, ứng dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu trong các dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học phối hợp chặt chẽ với TKV và các doanh nghiệp có nhu cầu ĐM-HĐHCN để xác định, đề xuất các nhiệm vụ KH&CN phù hợp để tham gia Chương trình KH&CN, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình KH&CN và Đề án ĐM-HĐHCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.
Hoàng Châu - Đức Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành than khoáng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) cơ bản đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Thời hạn giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước kéo dài trong 3 tháng, được bắt đầu từ ngày 1/9-30/11.

Tin cùng chuyên mục

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn, xuất siêu cao nhưng do chủ yếu tham gia ở khâu sản xuất hữu hình nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp điện tử không cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chiều 22/8/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969-19/8/2024).
TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Với những thành tựu nổi bật, Tập đoàn Công nghiệp – Than Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định là một trong 3 trụ cột của đất nước trong đảm bảo an ninh năng lượng.
Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Việc tính đúng, tính đủ để có giá bán điện hợp lý là yêu cầu tất yếu, khách quan phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành điện và của nền kinh tế nói chung.
Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Bài toán đặt ra trong thu hút đầu tư vào ngành điện là gì, nhất là những nội dung về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc

Chiều 19/8, Đoàn Công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.
Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Thông qua đánh giá trữ lượng mỏ than Đồng Rì (Bắc Giang)

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bắc Giang.
5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

5 vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, có 5 vấn đề vướng mắc liên quan đến quy hoạch khoáng sản bô xít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.
Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

7 tháng năm 2024, sản xuất thép thô và thép thành phẩm tăng nhưng ngành thép vẫn lo trước áp lực của thép nhập khẩu.
Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực

Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đóng tàu Dung Quất giai đoạn 2019 – 2023 đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn 2016 – 2018.
Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Việt Nam hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của châu Á

Mỗi quốc gia trong khu vực châu Á có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt, nhưng Việt Nam có những đặc điểm nổi bật để hướng đến vị thế trung tâm công nghiệp tiếp theo của khu vực.
Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Bắc Giang: Vốn đầu tư Khu công nghiệp Yên Lư giai đoạn 1 là 1.543 tỷ đồng

Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 được xây dựng tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với vốn đầu tư hơn 1.543 tỷ đồng.
Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Nghiên cứu thí điểm việc bán điện dư lên lưới điện không quá 10% tổng công suất

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các Bộ, ngành liên quan về việc xây dựng Nghị định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

Dự báo sản xuất thép năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023. Tuy nhiên,sự phục hồi này không chắc chắn do các DN thép còn gặp nhiều khó khăn.
Bộ Công Thương: Đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong năm 2024

Bộ Công Thương: Đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong năm 2024

Bộ Công Thương cho biết, đến 18/6, tiêu thụ điện khoảng 141,8 tỷ kWh điện tương đương 45,65% so với kế hoạch. Dù vậy, việc cung cấp điện vẫn được đảm bảo.
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản phẩm chủ lực tiêu thụ thuận lợi

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản phẩm chủ lực tiêu thụ thuận lợi

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Lào Cai dù còn khó khăn nhưng vẫn trên đà tăng trưởng…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp bán dẫn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp bán dẫn

Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tại phiên chất vấn sáng 6/6, đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến cơ hội của Việt Nam đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
HanoiPlas 2024: Hơn 200 doanh nghiệp giới thiệu máy móc, thiết bị công nghiệp nhựa và cao su

HanoiPlas 2024: Hơn 200 doanh nghiệp giới thiệu máy móc, thiết bị công nghiệp nhựa và cao su

Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về máy móc, thiết bị công nghiệp ngành nhựa, cao su (HanoiPlas 2024) quy tụ hơn 200 doanh nghiệp diễn ra từ 5-8/6.
Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tỉnh Lâm Đồng kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý, phát triển, thành lập cụm công nghiệp.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động