Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đang đặt ra lộ trình đến năm 2025, dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2 so với phát thải cơ sở năm 2010.
Petrovietnam thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động Petrovietnam có nhiều lợi thế lớn trong quá trình chuyển dịch năng lượng

Với vai trò là cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thông qua hàng loạt các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong hoạt động của mình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã và đang nỗ lực vận dụng tất cả năng lực, kinh nghiệm, tiềm năng sẵn có để chung tay cùng Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính của Petrovietnam

Tại Việt Nam, phát thải khí nhà kính (KNK) đang vào khoảng 400 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng chiếm khoảng 2/3, còn lại là các lĩnh vực khác. Với những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26, thị trường tín chỉ carbon trong nước được dự báo sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường, cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon và sẽ chính thức vận hành từ năm 2028.

Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2

Theo đánh giá, lượng phát thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng phát thải ngành năng lượng. Điều này đạt được là do các hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất của Petrovietnam hiện đại so với mặt bằng chung của ngành năng lượng Việt Nam.

Theo số liệu năm 2020, tỷ trọng phát thải của Petrovietnam chỉ chiếm khoảng 7% phát thải khí nhà kính của lĩnh vực năng lượng (19,5/273 triệu tấn CO2 tương đương). Mặc dù vậy, trong giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, nếu không có các biện pháp giảm phát thải, tỷ trọng phát thải của Petrovietnam sẽ tăng nhanh, chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp điện. Hiện nay, Petrovietnam đang cập nhật kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính theo các cam kết mới của Việt Nam. Theo đó, đến năm 2025, tập đoàn dự kiến sẽ cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2 so với phát thải cơ sở năm 2010. Giai đoạn 2031-2050, kế hoạch của Petrovietnam sẽ triển khai các giải pháp “xanh hóa" các nhà máy điện than, các dự án công nghệ thu hồi, sử dụng, lưu trữ carbon (CCS/CCUS); tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất năng lượng sạch như hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” có tính khả thi; phát triển chuỗi giá trị thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” trong nước và hướng tới tham gia thị trường khu vực, thế giới; triển khai chuyển đổi nhiên liệu sạch cho các phương tiện vận tải biển.

Chung tay thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh

Với đặc điểm của các nhà máy điện là sử dụng lượng nhiên liệu rất lớn và lượng phát thải khí nhà kính cũng rất lớn, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đặc biệt tập trung tìm giải pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả. Từ nay đến năm 2030, PV Power đặt mục tiêu có 12 giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thực hiện tại các nhà máy điện và theo tính toán của Petrovietnam, dự kiến sẽ giảm thiểu được 160.884 tấn CO2e trong giai đoạn 2018-2025 và 72.150 tấn CO2e trong giai đoạn 2026-2030. Các giải pháp đăng ký đa phần thuộc giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu năng lượng sử dụng trong sản xuất và sử dụng năng lượng mặt trời.

Để phát triển bền vững, PV Power định hướng ưu tiên và khuyến khích sử dụng các công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng phát triển năng lượng tái tạo và tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các loại nhiên liệu sạch, nhiên liệu thay thế và các công nghệ giảm thiểu phát thải tiên tiến khác để kịp thời đáp ứng chuyển dịch năng lượng, hướng tới mục tiêu giảm thiểu phát thải ròng của Chính phủ.

Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2
Hoạt động Nhập khẩu LNG tại Kho cảng LNG Thị Vải

Doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp khí là Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cũng đã xây dựng, triển khai lộ trình chuyển dịch năng lượng với những định hướng chính bao gồm nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tiết giảm, tối ưu sử dụng năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải KNK trong các cơ sở sản xuất; phát triển các dự án nhập khẩu LNG theo hình thức các "Hub nhập khẩu" kết nối với các tổ hợp nhà máy điện khí và phân phối LNG cho các thị trường hiện hữu, mở rộng thị trường mới, thay thế các loại nhiên liệu than, dầu có mức phát thải cao hơn khí; nghiên cứu tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh hydrogen “xanh”, NH3 “xanh” trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng hiện hữu và đầu tư các hạ tầng mới…

Còn Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đặt ra lộ trình giảm phát thải ròng đến năm 2030 giảm 20%, năm 2040 giảm 50% và Net Zero vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu đó, PVEP đã đề ra các giải pháp bao gồm nỗ lực giảm thiểu phát thải trực tiếp từ các công trình hiện hữu, phát triển các dự án CCS/CCUS, mở rộng năng lượng tái tạo và các giải pháp carbon thấp, tối ưu hóa việc sử dụng bù đắp carbon trên cơ sở trồng rừng… Trong đó, giải pháp được PVEP quan tâm trong kế hoạch dài hạn là CCS - thu hồi CO2 từ các nguồn phát thải, sau đó vận chuyển đến các điểm lưu giữ lâu dài.

Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2
Dự án áp dụng công nghệ nâng cao thu hồi dầu mới lần đầu tiên được áp dụng và mang lại hiệu quả cao tại mỏ Rạng Đông

CCS (công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon) được xem là một trong các biện pháp quan trọng để giảm phát thải KNK của các doanh nghiệp dầu khí. Hiện tổng cộng có 34 mỏ dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam đã được đánh giá tiềm năng lưu trữ CO2. Nếu chỉ xét đến các mỏ có tiềm năng lưu trữ lớn hơn 10 triệu tấn CO2, khả năng lưu trữ hiệu quả của các mỏ dầu khí ở 4 bể trầm tích đang có mỏ khai thác của Việt Nam là 1,15 Gt CO2, với mỏ lớn nhất là hơn 300 triệu tấn CO2. Các mỏ dầu khí sắp cạn kiệt có thể tận dụng làm nơi lưu trữ, chôn lấp CO2, đồng thời có thể tận dụng các hạ tầng đường ống thu gom hiện tại để vận chuyển CO2. Ngoài ra, công nghệ bơm ép CO2 vào tầng chứa, vận chuyển CO2 bằng tàu thủy là thế mạnh của Petrovietnam. Các kỹ thuật, công nghệ tìm kiếm các đối tượng địa chất để lưu trữ CO2 (tầng chứa khoáng hóa, than…) tương tự như công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí. Petrovietnam còn có thế mạnh sử dụng, tái chế CO2 như: sử dụng CO2 cho nâng cao hệ số thu hồi dầu, sản xuất đạm, nhiên liệu tổng hợp, hóa chất, vật liệu…

Một lợi thế quan trọng khác đó là tiềm lực tài chính lớn và ổn định sẽ giúp Petrovietnam hoàn toàn có khả năng đầu tư vào các dự án CCS với quy mô lớn và hiệu quả cao. Đây cũng là cơ hội để Petrovietnam mở ra hướng kinh doanh mới, tạo ra tín chỉ carbon đến từ việc thu hồi và lưu trữ CO2 tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, tiên phong trong triển khai CCS, tạo ra lợi ích kinh tế và đem lại lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon hoặc tham gia vào thị trường carbon, cũng như tăng cường vị thế của Petrovietnam, góp phần tăng uy tín tuân thủ các quy định về chống biến đổi khí hậu và giảm KNK của ngành Dầu khí Việt Nam.

Nỗ lực trồng rừng đóng góp cho tiềm năng tín chỉ carbon

Bên cạnh việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ để giảm các loại phát thải khí nhà kính, trồng cây gây rừng là giải pháp chính yếu thứ hai giúp các doanh nghiệp tích lũy tín chỉ carbon để được quy đổi tỷ lệ phát thải.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định: “Đối với doanh nghiệp việc trồng cây, gây rừng không chỉ là trách nhiệm với xã hội mà còn đưa lại những lợi ích cho doanh nghiệp khi được công nhận, cấp tín chỉ carbon bù đắp phần phát thải”. Các hoạt động trồng rừng, phục hồi rừng trong những năm vừa qua cũng đã thể hiện hành động mạnh mẽ của Petrovietnam và các đơn vị thành viên nhằm khẳng định ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu, góp phần cùng cả nước đạt được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2
Petrovietnam phát động trồng cây phục hồi rừng tại Cà Mau

Năm 2022, Petrovietnam đã phát động toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động dầu khí trồng 3 triệu cây xanh trên các công trình, địa phương có hoạt động dầu khí giai đoạn 2022-2025. Trong 2 năm qua, các đơn vị thành viên, trực thuộc Petrovietnam đã trồng mới và chăm sóc 615.135 cây xanh, tiêu biểu như: PVEP phối hợp với địa phương/đơn vị trồng hơn 260.000 cây xanh trên 76 ha rừng tại Cà Mau, Thái Bình, Nghệ An; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đánh giá tác động của các loại cây trồng đối với môi trường và đã hỗ trợ 100.000 cây phi lao giống cùng các vật tư đi kèm để chuyển tới các đảo Trường Sa trong chương trình “Xanh hóa Trường Sa”; Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cam kết cùng tỉnh Quảng Ngãi trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh... Nhiều đơn vị đã tổ chức đánh giá/tính toán tác động tích cực đối với môi trường từ hoạt động trồng cây, từ những loại cây cụ thể để lựa chọn trồng cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, địa bàn nhằm thực hiện có hiệu quả việc trồng cây xanh như PVFCCo, PVCFC, PVEP…

Vào tháng 4/2024 vừa qua, PVEP và PVCFC (Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau) đã ký Biên bản ghi nhớ cùng Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau trồng mới 40 ha rừng và 250.000 cây xanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Biên bản ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác giữa các đơn vị của Petrovietnam với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, nhằm mục đích khai thác lợi thế của mỗi bên trong các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, hướng tới các mục tiêu chính như bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu, trung hòa carbon và phát triển các cơ chế quy đổi tín chỉ carbon. Năm 2024 được xác định là năm quan trọng then chốt để Petrovietnam tăng tốc hoàn thành mục tiêu trồng 3 triệu cây xanh đến năm 2025 và lượng hóa việc giảm thải CO2 vào môi trường, làm cơ sở đón đầu xu hướng miễn, giảm thuế/phí môi trường, chống phát thải, biến đổi khí hậu.

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VSMCamp & CSMOSummit 2024: Định hướng xây dựng chiến lược sales và marketing bền vững

VSMCamp & CSMOSummit 2024: Định hướng xây dựng chiến lược sales và marketing bền vững

VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8 sẽ diễn ra vào hai ngày 22 - 23/11 với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược Sales và Marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”.
Cô gái đốt báo câu like, câu view lên tiếng xin lỗi ngay trong đêm

Cô gái đốt báo câu like, câu view lên tiếng xin lỗi ngay trong đêm

Sau khi có hành vi đốt báo để câu like bị lên án, một cô gái trẻ đã lên tiếng xin lỗi trong đêm 18/9 và mong được tha thứ bởi những hành vi bồng bột, non dại.
Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ứng phó bão số 4

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện khẩn gửi đến 16 tỉnh thành để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên trước thông tin về bão số 4.
Khai mạc Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Khai mạc Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững

Bộ Công Thương tổ chức 2 Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 diễn ra tại Đà Nẵng sáng 19/9.
Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết làm 2 người tử vong

Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết làm 2 người tử vong

Vụ tai nạn giữa xe Phương Trang và xe Hồng Sơn trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), khiến 2 người tử vong tại chỗ và nhiều người bị thương.

Tin cùng chuyên mục

Công ty Sunrise nhận sai, xin lỗi người dân Làng Nủ

Công ty Sunrise nhận sai, xin lỗi người dân Làng Nủ

Công ty Cổ phần truyền thông Sunrise vừa đăng tải thông tin xin lỗi, thừa nhận sai sót liên quan đến việc đăng tải thông tin về thôn Làng Nủ, tỉnh Lào Cai.
Thuốc lá thế hệ mới: Mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe thanh thiếu niên

Thuốc lá thế hệ mới: Mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe thanh thiếu niên

Tình trạng lạm dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Việt Nam, đặc biệt ở nhóm người trẻ tuổi.
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Do ảnh hưởng của Cơn bão số 4, khu vực miền Trung mưa lớn, có nơi trên 500mm; đề phòng nguy cơ ngập úng, sạt lở đất.
Nhân sự 18/9: Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ; Sở Nội vụ Ninh Bình có tân Giám đốc

Nhân sự 18/9: Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ; Sở Nội vụ Ninh Bình có tân Giám đốc

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Chính phủ; ông Nguyễn Xuân Tuyển giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ Ninh Bình.
Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 19/9/2024, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh. Sóng cao 3-5m.
Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (4h-19/9) vị trí tâm bão số 4 khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km phía Đông Bắc.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9/2024: Hà Nội nắng; Tin khẩn cấp Cơn bão số 4 cách TP.Đà Nẵng 217km

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/9/2024: Hà Nội nắng; Tin khẩn cấp Cơn bão số 4 cách TP.Đà Nẵng 217km

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 19/9/2024, Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều và đêm có lúc mưa rào và dông.
Hà Nội khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn trong quá trình phát triển

Hà Nội khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư nông thôn trong quá trình phát triển

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng, Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cung ứng 18 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng bão lũ

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ cung ứng cho vùng lũ khoảng 18 triệu bản sách giáo khoa. Trong đó, in bổ sung 10 triệu bản, và lượng sách còn trong kho.
Tin bão khẩn cấp 18/9: Áp thấp thành bão trong 24h tới, các tỉnh miền Trung cảnh báo lũ quét, sạt lở

Tin bão khẩn cấp 18/9: Áp thấp thành bão trong 24h tới, các tỉnh miền Trung cảnh báo lũ quét, sạt lở

Dự báo, đến 10h ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão với cường độ cấp 8, giật cấp 10, tâm bão cách Quảng Trị khoảng 110km về phía Đông Đông Nam.
Nhiều ‘chuyên gia bão tự phong’ dự đoán thiếu căn cứ về bão số 4

Nhiều ‘chuyên gia bão tự phong’ dự đoán thiếu căn cứ về bão số 4

Hiện, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin áp thấp nhiệt đới/bão số 4 đã đổ bộ vào miền Trung, cơ quan khí tượng cảnh báo, đó là tin giả.
Bộ Y tế được cấp thêm hơn 400 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế được cấp thêm hơn 400 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Chính phủ bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn sự cố sạt lở núi liên quan đến công trình quốc phòng

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn sự cố sạt lở núi liên quan đến công trình quốc phòng

Chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký ban hành Quyết định số 1491/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn sự cố sạt lở núi Y Sơn đang có công trình quân sự.
Xôn xao ảnh viện Suri bị ‘check var’ ủng hộ đồng bào lũ lụt

Xôn xao ảnh viện Suri bị ‘check var’ ủng hộ đồng bào lũ lụt

Sau khi bị ‘check var’ ủng hộ đồng bào lũ lụt, ảnh viện Suri lên tiếng giải thích; nhưng cộng đồng mạng nhanh chóng tìm ra điểm bất thường…
Quảng Bình: Người dân hối hả neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

Quảng Bình: Người dân hối hả neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

Ngư dân tại xã biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã đưa tàu thuyền vào khu vực an toàn tránh trú trước nguy cơ áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão.
Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 18/9 qua Vuasanca

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 18/9 qua Vuasanca

Danh sách các cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ thông qua Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt' của Vuasanca cập nhật ngày 18/9.
Đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp FDI: Tìm giải pháp tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

Đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp FDI: Tìm giải pháp tạo động lực cho tăng trưởng bền vững

Chính quyền các tỉnh thành mong muốn doanh nghiệp FDI có sự cam kết đầu tư dài hạn, chiến lược tại TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa cấp trái phép thường đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của người dân

Đa cấp trái phép thường đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của người dân

Đa cấp trái phép thường đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết để lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
NSND Xuân Bắc và Tự Long: Nụ cười rạng rỡ, trái tim ấm áp giữa bão lũ

NSND Xuân Bắc và Tự Long: Nụ cười rạng rỡ, trái tim ấm áp giữa bão lũ

NSND Xuân Bắc và NSND Tự Long tham gia đêm diễn không nhận cát xê để kêu gọi ủng hộ người dân đang gặp khó khăn vì bão số 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động