Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dệt may cần trợ sức cho tái khởi động sản xuất

Là một trong những ngành hàng chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19, đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm giúp sức cho doanh nghiệp tái khởi động và nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất sau dịch bệnh.    

Doanh nghiệp được trợ sức kịp thời

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” diễn ra sáng nay (9/5), ông Lê Tiến Trường- Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhấn mạnh: Dịch Covid-19 là khủng hoảng chưa từng có, bất ngờ không dự đoán trước được với dệt may Việt Nam và chưa có tín hiệu nào cho sự trở lại trạng thái bình thường.

Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 4 của ngành giảm 20% so với tháng 3 nhưng so với dự báo giảm 40-50% trong tháng 4 và sau 4 tháng giảm trên 10% thì con số này vẫn khả quan. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu 4 tháng giảm trên 7,6% cũng cho thấy nỗ lực sử dụng nguyên liệu trong nước, nhất là cho mặt hàng khẩu trang, quần áo y tế đã có kết quả. Mức độ suy giảm của dệt may Việt Nam so với các quốc gia cạnh tranh như Trung quốc, Ấn độ, Bangladesh chỉ bằng khoảng 50% cho thấy ngành đã giảm đáng kể được ảnh hưởng tiêu cực chung của thị trường.

det may can tro suc cho tai khoi dong san xuat
Ông Lê Tiến Trường- Tổng Giám đốc tập đoàn Dệt may Việt Nam: Dệt may cần trợ sức cho tái khởi động sản xuất

Lý giải về những điểm sáng của dệt may Việt Nam trong bão dịch, ông Lê Tiến Trường khẳng định: Chính phủ và các Bộ, ngành đã kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh, cùng đó là nỗ lực và sáng tạo của doanh nghiệp (DN) tìm “đường sáng” trong bão dịch. Bản thân Vinatex cũng đã tập trung làm việc với các nhà cung cấp, như: Uniqlo, H&M, Zara để chuyển nguồn cung ứng nguyên liệu vào Việt Nam đáp ứng điều kiện về nguồn gốc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Làm các đơn hàng thử nghiệm, nhỏ, yêu cầu cao; sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế nhằm duy trì trạng thái sẵn sàng hoạt động bình thường ngay khi thị trường ấm trở lại.

Đặc biệt, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành đã kịp thời ban hành những chính sách thiết thực trợ sức cho DN. “Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (Quy định về việc tổ chức tín dụng, hci nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mở cửa cho các ngân hàng thương mại được làm việc trực tiếp với DN để hỗ trợ, với nhiều chính sách tốt. Trong đó, hệ thống của Vietcombank đồng hành với chúng tôi giảm lãi suất trực tiếp đối với tất cả các khoản đang vay nợ. Đi theo vị trí của DN trong chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi để hỗ trợ DN”, ông Trường nói.

Thực tế, không chỉ Vietcombank mà nhiều ngân hàng khác như Vietinbank đã có hành động rất kịp thời đồng hành cùng DN ở những thời điểm “nước sôi lửa bỏng”. Theo ông Lê Đức Thọ- Chủ tịch HĐQT Vietinbank, VietinBank đã phối hợp chặt chẽ và đưa ra các giải pháp phù hợp với từng khách hàng, nhóm khách hàng để cơ cấu lại hoạt động, khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động và phát triển tiếp. Từ ngày 23/1 đến nay, VietinBank đã giảm hơn 800 tỷ đồng tiền lãi để hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Năm 2020, VietinBank dự kiến dành khoảng 3-4 ngàn tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm phí, chia sẻ khó khăn với các khách hàng.

det may can tro suc cho tai khoi dong san xuat
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất

Sự vào cuộc nhanh chóng của các ngân hàng thương mại là kết quả phản ứng chính sách nhanh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với việc điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát lạm phát không để tỷ giá biến động, đảm bảo thanh khoản nền kinh tế, giảm lãi suất, giữ nền tảng vĩ mô và môi trường kinh doanh ổn định, tạo điều kiện giảm thiểu tác động của dịch. Chủ động đề xuất với Chính phủ cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%, số tiền16.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho DN và người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc…

Sẵn sàng tái khởi động sản xuất

Mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh của dệt may Việt Nam không quá “bi đát” so với dự báo nhưng tình hình còn rất khó khăn. Năm 2020 hiệu quả của ngành được dự báo sẽ giảm khoảng 50%, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 25%.

Để DN có điều kiện thuận lợi, sẵn sàng khởi động lại sản xuất sau dịch bệnh, theo ông Lê Tiến Trường: Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cần triển khai nhanh, cách tiếp cận qua ít bước xét duyệt thủ công mà dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy đang có. Cho miễn bảo hiểm xã hội và công đoàn phí năm 2020 từ tháng 5 đến hết tháng 12. Phương pháp đánh giá của ngân hàng với DN cũng cần hết sức linh hoạt. Cho giãn các khoản nợ đầu tư đến hạn trả gốc là rất cấp thiết. Các dự án dở dang, các tham số của dự án có thay đổi xấu đi do dịch bệnh nhưng cần duy trì giải ngân đúng tiến độ. Với Hiệp định EVFTA, đề nghị các Bộ, Ngành chuẩn bị hướng dẫn và thông tư nhanh nhất để khi được phê duyệt của Quốc hội thì triển khai ngay, DN mới thu được lợi ích vàng.

Đại diện Hiệp hội Dệt may cũng đề xuất: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng không yêu cầu DN chứng minh trên báo cáo kế toán các ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm suy giảm khả năng trả nợ. Đối với DN gặp khó khăn từ trước, chậm thanh toán các khoản vay nên bị ngân hàng cho vào nhóm nợ 2 và không được áp dụng chính sách cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay, đề nghị cho phép các DN này cũng được hưởng chính sách ưu đãi. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho cả các khoản vay của DN bằng USD và cho phép DN áp dụng cơ chế vay hoán đổi.

Trước đề xuất của Vinatex và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Lê Minh Hưng- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định: Chính sách hỗ trợ DN được thực hiện trên phương châm chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng với khách hàng vay vốn. Toàn hệ thống ngân hàng cam kết tiếp tục đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ.

det may can tro suc cho tai khoi dong san xuat
Ông Lê Đức Thọ- Chủ tịch HĐQT Vietinbank khuyến cáo: Doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tham gia chuỗi liên kết trong sản xuất

Để đảm bảo hiệu quả vốn vay cũng như tiếp cận hiệu quả chính sách hỗ trợ tài chính của DN, ông Lê Đức Thọ khuyến cáo: Thực hiện có kết quả, cân đối được nguồn trả nợ; minh bạch tài chính, chứng minh khó khăn, thiệt hại để đúng đối tượng hỗ trợ. Đây là cơ sở để DN phục hồi và phát triển, bảo đảm chất lượng, hiệu quả tín dụng.

Các DN tận dụng cơ hội tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tham gia chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ và minh bạch dòng tiền, tạo cơ sở xem xét thay thế các hình thức thế chấp tài sản khi vay vốn, chủ động phát triển, đủ khả năng thích ứng với biến động thị trường…

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn hàng đến hết quý III/2024, nhưng đơn hàng quý IV/2024 chưa chắc chắn, đặc biệt đơn giá chưa cải thiện.
Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Kết hợp chặt chẽ cùng đối tác để nắm rõ thông tin là một trong những khuyến cáo quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may ứng phó với quy định mới tại EU.
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP

Nhằm tăng tận dụng ưu đãi từ CPTPP, doanh nghiệp dệt may kiến nghị Bộ Công Thương hỗ trợ “mềm hóa” quy tắc xuất xứ của hiệp định này.
Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

Doanh nghiệp da giày khó tiếp cận thông tin về các luật mới

EU, Mỹ sẽ đưa vào thực thi một số đạo luật quan trọng liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng doanh nghiệp da giày trong nước đang thiếu thông tin về các luật này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động