Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 14:37

Dệt may quý II/2017: Tự tin với mức tăng trưởng 10%

Đơn hàng khởi sắc đã giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) dệt may quý I/2017 tấp nập hơn so với cùng kỳ năm 2016. Từ kết quả này, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - đã đưa ra dự báo khả quan cho ngành trong quý II.
Dệt may Việt Nam đã tăng trưởng lớn hơn mong đợi - Ảnh: Internet

Quý I, dệt may Việt Nam (DMVN) đã tăng trưởng lớn hơn mong đợi, theo ông, ngành có tiếp tục duy trì được hiện trạng này trong quý II/2017?

Trong quý I, DMVN đã đạt 6,75 tỷ USD giá trị xuất khẩu, tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Mức độ tăng trưởng ở các thị trường truyền thống như Mỹ và EU không cao, chỉ khoảng 6,3 - 6,4%. Tuy nhiên, tại nhiều thị trường mới đã tăng trưởng rất tốt, như: Nga 115%, Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36%, Braxin và Ấn Độ tăng trưởng 34%, Hàn Quốc tăng 14%.

Những mặt hàng truyền thống như: Áo thun, quần tiếp tục duy trì tăng trưởng với tốc độ 13 - 17%, veston tăng 15%, áo sơ mi, jacket chỉ tăng khoảng 1%. Một số mặt hàng mới như: Đồ bơi, quần áo mưa, khăn tăng từ 29-41%, quần áo gió tăng tới 18 lần. Việc có nhiều sản phẩm mới và nhiều cách tiếp cận thị trường đã và đang từng bước đem lại cho ngành tốc độ tăng trưởng cao, ổn định hơn và ít phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Trong quý II, dự báo tăng trưởng 10% của DMVN là khả thi. 6 tháng cuối năm có duy trì được hay không sẽ phải đợi hết quý II, khi việc thương lượng các đơn hàng đã hoàn thành thì mới có lời giải rõ ràng. Tuy nhiên, với kết quả đã đạt được trong quý I; sự phục hồi của thị trường nhập khẩu chính như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và nếu tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới không có biến động lớn, năm 2017, DMVN đặt mục tiêu phấn đấu đạt 31-32 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Trước khả năng Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), DMVN đã có những chiến lược điều chuyển thị trường như thế nào, thưa ông?

Trước hết cần phải nhấn mạnh, Việt Nam chưa có TPP, tăng trưởng của ngành hoàn toàn dựa trên năng lực cạnh tranh và nhu cầu của thị trường. Trước đây khi đưa ra kịch bản nếu có TPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU thì ngành sẽ tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, khi không còn hoặc chưa rõ thời điểm các hiệp định có hiệu lực thì DN điều chỉnh chiến lược dựa trên cơ sở năng lực cạnh tranh thực. Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng cho năm 2017 của DMVN là 8 - 10%, chứ không phải 15 - 17% như kịch bản có TPP.

Để đạt được mục tiêu trên, các DN cần khai thác cao nhất hiệu suất của tài sản cố định, tập trung đầu tư mới để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh với trình độ công nghệ cao hơn, nhất là trong bối cảnh xuất hiện làn sóng công nghiệp lần thứ 4 trong hệ thống dệt may. Đây là áp lực lớn buộc DN tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng để trong 10 năm tới, với hệ thống dệt may đang có, đang đầu tư, tiếp tục mở rộng hoặc thay thế sẽ không trở nên lỗi thời mà vẫn duy trì được năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo ông, DN dệt may trong nước nhận thức như thế nào về xu thế đầu tư công nghệ trong thời gian tới?

Các DN đã nhận thức rất tốt về việc ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động sẽ trở thành yếu tố tiên quyết trong cạnh tranh. Vì vậy, ở khu vực sản xuất nguyên liệu như: Sợi - dệt - nhuộm sẽ hướng tới đầu tư công nghệ tự động, bởi lượng lao động không đòi hỏi nhiều nhưng sản xuất phải ở trình độ công nghệ tốt.

Khu vực may sử dụng nhiều lao động nên trong kế hoạch đầu tư nâng cấp, tự động hóa cần cân đối hài hòa giữa tạo việc làm và cập nhật trình độ công nghệ. Theo dự báo của Vinatex và Hiệp hội Dệt may Việt Nam, không thể có sự thay đổi đột ngột từ hệ thống công nghệ này sang hệ thống công nghệ khác mà sẽ có một thời gian chuyển tiếp. Vì vậy, khi đầu tư mới, DN phải hướng tới đầu tư công nghệ tự động trong khi vẫn cần duy trì sản xuất, khai thác hiệu quả hệ thống công nghệ hiện tại. Từng bước chuẩn bị cho 5 năm tới, khi bước vào chu kỳ thay đổi mạnh mẽ hơn về trình độ công nghệ tại các DN dệt may.

Xin cảm ơn ông!

Việt Nga ghi
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ