Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 14:50

Dệt may ưu tiên đầu tư cho công nghệ

Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị và nguyên phụ liệu Việt Nam 2016 (Hanoitex 2016) đã được khai mạc tại Hà Nội. Số lượng doanh nghiệp tham gia tăng mạnh so với kỳ triển lãm trước chứng tỏ thị trường dệt may của Việt Nam đang rất hấp dẫn.

This browser does not support the video element.

171 doanh nghiệp tham gia Hanoitex 2016

Hanoitex là sự kiện thường niên được tổ chức 2 năm một lần tại Hà Nội. Năm 2016, triển lãm diễn ra từ 2 - 4/11 thu hút 171 doanh nghiệp đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, như: Trung Quốc, Indonesia, Hong Kong, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ... Số lượng doanh nghiệp tham gia Hanoitex 2016 đã tăng mạnh so với kỳ triển lãm năm 2014. Tiêu biểu, doanh nghiệp đến từ Trung Quốc tăng từ 59 lên 114 doanh nghiệp; đến từ Việt Nam cũng tăng từ 23 lên 33 doanh nghiệp...

Chia sẻ với báo giới tại triển lãm, ông Nguyễn Văn Tiếp - Phó Giám đốc Công ty TNHH Phồn Thịnh – TAE GWANG cho hay: Sau nhiều năm tổ chức, Hanoitex ngày càng hấp dẫn và có chuyển biến về chất. Lượng máy móc, thiết bị phục vụ ngành dệt may qua mỗi triển lãm ngày một hiện đại, tiết kiệm năng lượng và giá thành hợp lý hơn. Sự đa dạng phong phú này cũng giúp doanh nghiệp sản xuất dễ dàng chọn lựa được công nghệ phù hợp với khả năng.

Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia sản xuất, xuất khẩu mặt hàng dệt may. Ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực giữ vị trí xuất khẩu của mình bằng nhiều giải pháp, trong đó giải pháp về kỹ thuật công nghệ và tìm kiếm nguồn cung ứng phù hợp là trọng tâm.

Hanoitex 2016 cũng sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tìm hiểu, đầu tư vào công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất lao động, thân thiện với môi trường và sẵn sàng đón nhận cơ hội từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương mang lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần khắc phục được nhược điểm về vận chuyển, thanh toán để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, bền vững.

Ông Hoàng Vệ Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng nhấn mạnh: Năm 2017 tiếp tục là năm cạnh tranh gay gắt và khó khăn, ngành dệt may Việt Nam đã đặt ra định hướng tập trung cho các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư cho công nghệ nhằm tìm kiếm thêm thị trường, nâng cao năng lực sản xuất. Cùng đó, đẩy mạnh năng lực dịch vụ từ chào hàng đến giao hàng nhằm đáp ứng yêu cầu cùa nhà nhập khẩu và tăng sức cạnh tranh.

Việt Nga – Kim Liên
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP