Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 21/11/2024 04:40

Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam: Cần kế hoạch tổng thể

Với 7 quần thể di sản thiên nhiên thế giới, du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội để thau hút du khách. Tuy nhiên, quá trình phát triển sẽ tạo ra thách thức đối với bảo tồn, nếu không quy hoạch và quản lý hiệu quả các điểm đến này.

Di sản Vịnh Hạ Long cần có chiến lược quản lý vững chắc

 - Thiếu quy hoạch

7 di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam gồm: Cố đô Huế, vịnh Hạ Long, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Phong Nha Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ. Đây là những khu vực chứng kiến nhiều thay đổi rõ rệt nhất từ sự phát triển du lịch. Bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam - cho rằng, một thách thức đang ngày càng hiện hữu, bởi phát triển du lịch nhanh chóng có thể đưa đến những ảnh hưởng tiêu cực cho di sản nếu không được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận.

Phát triển du lịch hiện nay của các di sản thế giới Việt Nam được UNESCO đánh giá là thiếu quy hoạch chiến lược một cách toàn diện ở cấp quốc gia và địa phương.

Phần lớn đều chưa cung cấp tài liệu thông tin cho du khách hoặc có một lượng thông tin rất lớn nhưng không được thiết kế hấp dẫn, nên nguồn thông tin quá nghèo nàn. Ngoài ra, tài liệu thông tin chưa được cập nhật, làm mới, tái bản theo phương pháp bền vững. Cụ thể, ban quản lý thánh địa Mỹ Sơn không cung cấp sách hướng dẫn du lịch từ năm 2003 do thiếu kinh phí. Các sản phẩm thủ công bán tại các khu di sản phần lớn có chất lượng tương đối thấp, hoặc được sản xuất hàng loạt tại các vùng, miền, thậm chí các quốc gia khác.

Du lịch thúc đẩy bảo tồn

Bà Katherine Muller Marin khẳng định: “Nếu phát triển một cách có trách nhiệm, du lịch có thể trở thành đầu tàu thúc đẩy công tác bảo tồn, bảo vệ di sản, qua đó phát triển bền vững”.

Hiện UNESCO đang triển khai các dự án hỗ trợ Việt Nam bảo vệ các di sản, đồng thời đảm bảo các giá trị vẫn được sử dụng bền vững thông qua du lịch văn hóa. Đặc biệt là hỗ trợ các nhà lập chính sách, quản lý di sản và cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ di sản, như: Cải tạo trung tâm thông tin tại các khu di sản thế giới, nhằm khuyến khích du khách lưu lại lâu hơn, chi trả nhiều hơn, trải nghiệm nhiều điểm du lịch và sẽ quay trở lại; đào tạo cấp chứng nhận cho các hướng dẫn viên chuyên nghiệp về di sản; củng cố các bảo tàng di sản thế giới tại Thăng Long, thành nhà Hồ, Mỹ Sơn; thiết lập hệ thống bảng thông tin và biển chỉ dẫn tại các khu di sản thế giới ở miền Trung; đa dạng hóa và đẩy mạnh các sản phẩm thủ công có dấu ấn để gia tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu cho địa phương; xây dựng kế hoạch quản lý di sản cho địa phương...

Theo bà Katherine Muller Marin, các dự án của UNESCO hướng tới mục tiêu khai thác tối đa các địa điểm di sản văn hóa vì lợi ích cho ngành du lịch, nhưng đầu tư bảo tồn thỏa đáng để nhiều năm sau các thế hệ nối tiếp vẫn tiếp tục khai thác những lợi ích của chúng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh:

Bên cạnh việc tăng lượng khách, công tác quản lý môi trường, xã hội cần được tăng cường, điều đầu tiên và cốt lõi là hướng tới lợi ích cộng đồng - đối tượng được hưởng lợi từ di sản và có trách nhiệm bảo vệ di sản.

Hoa Quỳnh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững

Làm sao để tour du lịch kiến trúc Đà Lạt không còn dừng lại ở tiềm năng?

Hơn 14,1 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng 2024

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách